PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây
3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ thành phẩm tồn kho
Thành phẩm tồn kho giá trị lớn là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do công ty chưa tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra dẫn đến ứ đọng vốn và gia tăng chi phí bảo quản. Vì vậy, theo em để có thể giảm lượng thành phẩm tồn kho công ty cần phải lưu ý tới một số vấn đề như: kênh phân phối, công tác nghiên cứu thị trường, sản phẩm và chính sách bán hàng, lượng sản xuất cũng như
Luận văn tốt nghiệp
chính sách chiết khấu. Khi đó giá trị hàng tồn kho giảm dẫn đến số vòng quay hàng tồn kho tăng giúp doanh nghiệp giải phóng được vốn ứ đọng và tiết kiệm được một phần chi phí lưu trữ hàng tồn kho không cần thiết.
Khác với các mặt hàng thông thường khác, thuốc là sản phẩm để điều trị bệnh liên quan đến sức khỏe con người nên chất lượng và hạn sử dụng thuốc được quan tâm hàng đầu. Thông thường các loại thuốc có hạn sử dụng tối đa là 3 năm kể từ ngày sản xuất (với điều kiện thuốc được bảo quản tốt), nếu vì một lý do nào đó người bệnh sử dụng nhầm thuốc đã hết hạn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí đến tính mạng. Do đó đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc việc lưu trữ, bảo quản và lưu thông các sản phẩm thuốc là mối quan tâm lớn. Nếu không tiêu thụ được sản phẩm, hàng tồn kho nhiều gia tăng chi phí bảo quản lưu trữ, đối với các sản phẩm hết hạn sử dụng sẽ buộc phải tiêu hủy gây lãng phí rất lớn cho doanh nghiệp.
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp hàng tồn kho của công ty
Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %
1 2 3 4 5
1 Nguyên nhiên vật liệu 74.464.925.264 58,74% 60.555.674.335 41,96% 60.227.717.465 46,25%
2 Công cụ, dụng cụ 128.657.850 0,10% 434.334.900 0,30% 348.269.541 0,27%
3 Chi phí SXKD dở dang 2.678.348.974 2,11% 0,00% 0,00%
4 Thành phẩm 49.500.976.963 39,05% 83.339.220.070 57,74% 69.635.047.529 53,48%
4.1 Thành phẩm tồn kho có HSD < 1 năm 21.391.886.601 16,43%
4.2 Thành phẩm tồn kho có HSD > 1 năm 48.243.160.928 37,05%
5 Tổng hàng tồn kho 126.772.909.051 100% 144.329.229.305 100% 130.211.034.535 100%
ĐVT: đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
STT Chỉ tiêu
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Hiện nay với giá trị hàng tồn kho cao, đặc biệt là thành phẩm, trong đó có một số dòng thuốc tồn đang trong tình trạng hạn sử dụng còn dưới 1 năm (chiếm 30.72% tổng giá trị thành phẩm và chiếm 16.43% tổng giá trị hàng tồn kho) mà công ty vẫn chưa tiêu thụ được. Do đó để giải phóng bớt lượng hàng tồn kho, tăng doanh thu và hạn chế lãng phí trong trường hợp thuốc hết hạn sử dụng phải tiêu hủy cho các sản phẩm này em xin đề ra biện pháp chiết khấu cho các nhà trung gian là 5% trên tổng doanh thu hàng bán được và thực hiện trong 6 tháng. Khi thực hiện
Luận văn tốt nghiệp
biện pháp này kỳ vọng của em là công ty sẽ tiêu thụ được 95% giá trị tồn kho cho những thành phẩm này.
3.2.2.2 Nội dung của biện pháp
Dự kiến sau khi thực hiện biện pháp công ty sẽ giải phóng được 95% lượng hàng tồn kho cho những sản phẩm hạn sử dụng dưới 1 năm. Giá trị thành phẩm tồn kho đồng thời cũng là giá thành sản xuất sản phẩm, khi đó:
• Giá vốn hàng tồn kho được ghi nhận khi tiêu thụ là:
21.391.886.601 x 95% = 20.322.292.271 đồng
• Tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu năm 2012 là:
582.898.145.151
677.149.728.562
x 100% = 86,08%
• Doanh thu tăng thêm khi bán được 95% lượng hàng tồn kho là:
20.322.292.271
86,08% = 23.608.300.712 đồng
• Tổng chiết khấu cho các hiệu thuốc, đại lý giới thiệu sản phẩm và bác sỹ là:
23.608.300.712 x 5% = 1.180.415.036 đồng
• Doanh thu thuần tăng thêm sau khi áp dụng biện pháp là:
23.608.300.712 – 1.180.415.036 = 22.427.885.676 đồng
• Lượng hàng tồn kho thành phẩm còn lại sau giải pháp là:
69.635.047.529 – 20.322.292.271 = 49.312.755.258 đồng.
3.2.2.3 Đánh giá hiệu quả của biện pháp
• Khi thực hiện biện pháp này thì doanh thu bán hàng của công ty tăng lên là:
677.149.728.562 + 23.608.300.712 = 700.758.029.274 đồng
• Các khoản giảm trừ tăng lên là:
118.302.442 + 1.180.415.036 = 1.298.717.478 đồng
• Doanh thu thuần của công ty còn lại là:
700.758.029.274 - 1.180.415.036 = 699.459.311.796 đồng
• Khoản tiền thu được từ việc bán thêm thành phẩm tồn kho công ty dự kiến sẽ không phải đi vay ngắn hạn, do đó:
Luận văn tốt nghiệp
9 Nợ ngắn hạn giảm là: 20.322.292.271 đồng
9 Công ty tiết kiệm được một khoản chi phí lãi vay (hay chi phí tài chính) trong một năm là:
20.322.292.271 x 14% /2 = 1.422.560.459 đồng
Bảng 3.4: Bảng hiệu quả của biện pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng tồn kho ĐVT: đồng
STT Chỉ tiêu Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện Tăng (Giảm)
1 Hàng tồn kho 130.211.034.535 109.888.742.264 (20.322.292.271)
2 Tổng doanh thu bán hàng 677.149.728.562 700.758.029.274 23.608.300.712 3 Các khoản giảm trừ doanh thu 118.302.442 1.298.717.478 1.180.415.036
4 Doanh thu thuần 677.031.426.120 699.459.311.796 22.427.885.676
5 Giá vốn hàng bán 582.898.145.151 603.220.437.422 20.322.292.271
6 Nợ ngắn hạn 112.924.958.109 92.602.665.838 (20.322.292.271)
7 Chi phí lãi vay 20.046.710.744 18.624.150.285 (1.422.560.459)
8 Hệ số vòng quay HTK (vòng) 5,007 5,503 0,496 9 Thời gian HTK bình quân (ngày) 71,906 65,421 (6,485)
Sau khi thực hiện biện pháp ta thấy lượng hàng tồn kho giảm đi dẫn đến nguồn vốn bị ứ đọng được lưu thông, doanh thu thuần của công ty tăng lên, một số chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả tài chính có chiều hướng khả quan hơn.