Phân tích hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần dược phẩm hà tây (Trang 53 - 72)

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY

2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây

2.2.1 Phân tích hiệu quả tài chính

2.2.3.3 Phân tích tổng quát hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Để đưa ra được những nhận định tổng quát về tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan ta đi vào phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty qua việc tính toán tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu:

Lãi ròng Vốn chủ sở hữu BQ

Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu =

Lun văn tt nghip

Bng 2.4: Bảng tính chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Tuyệt đối Tương đối

1 2 3 4 5=4-3 6=5/3

1 Lợi nhuận sau thuế 16.780.150.732 14.716.328.679 (2.063.822.053) -12,30%

2 Nguồn vốn chủ sở hữu BQ 110.341.930.019 125.995.169.292 15.653.239.273 14,19%

3 ROE = (1)/(2) 15,21% 11,68% -3,53% -23,19%

4 ROE trung bình ngành 16,97% 18,00% 1,03% 6,07%

5 Chênh lệch (5=4-3) 1,76% 6,32%

ĐVT: đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

(Nguồn: www.vndirect.com và BCTC của công ty CP dược phẩm Hà Tây) Qua bảng tính toán trên ta thấy tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu qua các năm giảm. Năm 2011 là 15.21% năm 2012 là 11.68% giảm so với năm 2011 với mức giảm tuyệt đối là 3.53% (tương ứng giảm 23.19%). Tức là 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2011 thu được 15.21 đồng lợi nhuận sau thuế còn năm 2012 thu được 11.58 đồng. Trong khi nguồn vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 tăng cao hơn năm 2011 là 14.19% nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 12.30% khiến cho sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2012 thấp hơn năm 2011. Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu vào hoạt động kinh doanh năm 2012 kém hiệu quả hơn so với năm 2011.

So sánh với trung bình ngành năm 2011, 2012 ta thấy tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây cả 2 năm đều thấp hơn, không những thế năm 2012 khi ROE của ngành dược đã được cải thiện thì công ty lại thấp hơn hẳn. Cụ thể năm 2011 ROE của công ty thấp hơn so với trung bình ngành là 1.76%, đến năm 2012 thấp hơn 6.32%.

Biu đồ 1: T sut sinh li trên vn ch s hu ROE

0 5 10 15 20

Năm 2011 Năm 2012

Trung bình ngành Công ty CP dược phẩm Hà Tây

Lun văn tt nghip

Qua phân tích chỉ tiêu tổng quát ROE cho thấy tình hình tài chính của công ty năm 2012 không hiệu quả bằng năm 2011, điều này do những nguyên nhân nào. Ta đi phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành phần đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

2.2.3.3 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu thành phần đến chỉ tiêu hiệu quả tổng quát

Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát ROE được xác định như sau:

Lãi ròng Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ

Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ Vốn CSH BQ

ROE = x x

ROE = K1 x K2 x K3 Như vậy ROE chịu tác động của 3 chỉ tiêu thành phần:

ROE = ROS x Năng suất tổng tài sản x Nghịch đảo hệ số tài trợ Hoặc:

ROE = ROA x Nghịch đảo hệ số tự tài trợ

Để biết được ROE năm 2012 giảm so với năm 2011 là do chỉ tiêu thành phần nào, ta có bảng phân tích sau:

Bng 2.5: Bảng tính các chỉ tiêu thành phần của ROE

Tuyệt đối Tương đối

1 2 3 4 5=4-3 6=5/3

1 Lợi nhuận sau thuế 16.780.150.732 14.716.328.679 (2.063.822.053) -12,30%

2 Doanh thu thuần 638.873.111.240 687.252.039.168 48.378.927.928 7,57%

3 Tổng tài sản BQ 284.978.646.154 298.562.089.154 13.583.443.001 4,77%

4 Nguồn vốn chủ sở hữu BQ 110.341.930.019 125.995.169.292 15.653.239.273 14,19%

ĐVT: đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

5 Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu 2,63 2,14 (0,49) -18,47%

(0,21)

-8,25%

6 Năng suất tổng tài sản

= (2)/(3) 2,24 2,30 0,06 2,68%

8 Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu ROE = (5)x(6)x(7) 7 Nghịch đảo hệ số tài trợ

= (3)/(4) 2,58 2,37 15,21

11,68 (3,53) -23,19%

(Nguồn: BCTC của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây) Bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như sau:

Lun văn tt nghip

™ Nhân tố K1:

UROE (K1) = (K1 2012 - K1 2011) x K2 2011 x K3 2011

= 2,24 x 2,58

= (2,83) (0,49)

™ Nhân tố K2:

UROE (K2) = K1 2012 x (K2 2012 - K2 2011) x K3 2011

= 2.14 x x 2.58

= 0.33

0.06

™ Nhân tố K3:

UROE (K3) = K1 2012 x K2 2012 x (K3 2012 - K3 2011)

= 2.14 x 2.30 x

= (1.03)

(0.21)

™ Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:

UROE = UROE (K1) + UROE (K2) + UROE (K3)

= (2.83) + 0.33 + (1.03)

= (3.53)

Qua phân tích ta thấy ROE giảm là do nhân tố lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần và nghịch đảo hệ số tài trợ giảm mạnh. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2012 không hiệu quả bằng năm 2011. Mặc dù năng suất tổng tài sản năm 2012 tăng hơn năm 2011 nhưng do mức độ giảm 2 chỉ số còn lại lớn hơn khiến cho ROE năm 2012 thấp hơn năm 2011. Do đó, muốn tăng ROE phải tìm cách tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Muốn tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phải tìm cách tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách tiết kiệm chi phí sản xuất hoặc chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Như vậy, ROE giảm giữa các kỳ là do ROS và nghịch đảo hệ số tài trợ giảm.

Để thấy rõ được sự tăng giảm này, ta đi phân tích chi tiết hơn xem nhân tố nào đã tác động làm cho ROS và nghịch đảo hệ số tài trợ giảm giữa các kỳ.

2.2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thành phần a) Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu sức sinh lợi doanh thu (ROS):

ROS được xác định theo công thức sau:

Lun văn tt nghip

Lãi ròng Doanh thu Tỷ suất sinh lợi doanh thu =

Tài liệu phân tích: BCKQKD

Bng 2.6: Bảng tính chỉ tiêu phân tích ROS

ĐVT: đồng

Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %

1 2 3 4 5 6 7=5-3 8=7/3

1 Tổng doanh thu 638.873.111.240 100% 687.252.039.168 100% 48.378.927.928 7,57%

1.1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 630.085.820.132 98,62% 677.031.426.120 98,51% 46.945.605.988 7,45%

1.2 Doanh thu hoạt động tài chính 8.786.791.108 1,38% 9.866.067.593 1,44% 1.079.276.485 12,28%

1.3 Thu nhập khác 500.000 0,00% 354.545.455 0,05% 354.045.455 70809,09%

2 Tổng chi phí 616.480.544.862 100% 667.838.748.961 100% 51.358.204.099 8,33%

2.1 Giá vốn hàng bán 540.419.464.845 87,66% 582.898.145.151 87,28% 42.478.680.306 7,86%

2.2 Chi phí tài chính 24.195.994.671 3,92% 20.046.710.744 3,00% (4.149.283.927) -17,15%

2.3 Chi phí bán hàng 30.280.633.053 4,91% 35.949.995.199 5,38% 5.669.362.146 18,72%

2.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 21.584.452.293 3,50% 28.943.897.867 4,33% 7.359.445.574 34,10%

3 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 22.392.566.378 100% 19.413.290.207 100% (2.979.276.171) -13,30%

3.1 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 22.392.066.378 100,00% 19.058.744.752 98,17% (3.333.321.626) -14,89%

3.2 Lợi nhuận khác 500.000 0,00% 354.545.455 1,83% 354.045.455 70809,09%

4 Lợi nhuận sau thuế TNDN 16.780.150.732 14.716.328.679 (2.063.822.053) -12,30%

6 ROS trung bình ngành 6,82 6,76 (0,06) -0,88%

7 Chênh lệch (7=6-5) 4,19 4,62

Chênh lệch

5 2,63 2,14 (0,49) -18,47%

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS = (4)/(1) %

(Nguồn: www.vndirect.com và BCTC của công ty CP dược phẩm Hà Tây)

Từ bảng tính toán trên ta thấy:

Năm 2011 hệ số ROS đạt 2.63%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 2.63 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2012 tỷ lệ này đạt 2.14% tức là cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 2.14 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 hệ số này giảm so với năm 2011 với mức giảm tuyệt đối là 0.49 tương ứng với mức giảm là 18.47% mặc dù doanh thu thuần năm 2012 tăng 48.378.927.928 đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 7.57%. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 so với năm 2011 giảm 2.063.822.053 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 12.3% cao hơn so với mức tăng doanh thu thuần khiến cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 18.47%.

Lun văn tt nghip

Ta thấy ROS chịu tác động của doanh thu và chi phí, doanh thu và chi phí thay đổi ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế thay đổi. Cụ thể:

Doanh thu từ các hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ, hoạt động tài chính, thu nhập khác năm 2012 đều tăng đáng kể với tỷ lệ tăng so với năm 2011 lần lượt là 7.45%, 12.28%. Điều này khiến cho tổng doanh thu năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011 là 48.378.927.928 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7.57%.

Chi phí cũng ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận sau thuế, năm 2012 các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí đều có mức tăng cao so với năm 2011. Điển hình là khoản mục giá vốn hàng bán (chiếm tỷ trọng 87.28% tổng chi phí) năm 2012 tăng 42.478.680.306 đồng so với năm 2011 với tỷ lệ tăng là 7.86%

nguyên nhân là năm 2012 kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới đang trong thời kỳ khó khăn khủng hoảng, giá cả và chi phí sản xuất đầu vào tăng cao khiến cho giá vốn hàng bán tăng cao. Chi phí bán hàng (chiếm 5.38%) tăng 18.72%, chi phí quản lý doanh nghiệp (chiếm 4.33%) tăng 34.1%. Bên cạnh đó, năm 2012 chi phí tài chính lại giảm so với năm 2011, cụ thể giảm 4.149.283.927 đồng tương ứng giảm 17.15%, nhưng do khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ (3%) trong tổng chi phí nên tổng chi phí năm 2012 vẫn tăng khá cao so với năm 2011 là 51.358.204.099 đồng tương ứng với 8.33%.

Tốc độ tăng chi phí cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu khiến cho lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm đáng kể, cụ thể giảm 2.063.822.053 đồng tương ứng 12.3% so với năm 2011 khiến cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS năm 2012 cũng giảm (18.47%).

Biu đồ 2: T sut sinh li trên doanh thu ROS

0 2 4 6 8

Năm 2011 Năm 2012

Trung bình ngành Công ty CP dược phẩm Hà Tây

Lun văn tt nghip

Nhìn trên bảng so sánh chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ngành Dược và biểu đồ so sánh ta thấy năm 2012 ROS của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây không những thấp hơn năm 2011 mà so với trung bình ngành Dược cả 2 năm 2011 và 2012 đều ở mức thấp. Trong khi mức trung bình ngành Dược năm 2011 và 2012 lần lượt là 6.82% và 6.76% thì công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây chỉ đạt mức 2.63% và 2.14%. Điều này càng cho thấy việc tăng doanh thu năm 2012 chưa thực sự mang lại hiệu quả nếu công ty không có chính sách phù hợp để quản lý tốt chi phí.

b) Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tổng tài sản (khả năng quản lý tài sản):

Ta có các công thức sau:

Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ Doanh thu thuần Tổng tài sản dài hạn BQ

Doanh thu thuần Tổng tài sản ngắn hạn BQ

Doanh thu thuần Các khoản phải thu BQ

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho BQ

Năng suất sử dụng tổng tài sản =

Năng suất tổng tài sản dài hạn =

Năng suất tổng tài sản ngắn hạn =

Vòng quay các khoản phải thu =

Vòng quay hàng tồn kho =

Nhóm chỉ số này cho biết mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản của mình, tức là đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng (mức độ quay vòng) và sức sản xuất của tài sản trong năm. Nói cách khác, các chỉ số này trả lời cho câu hỏi “Một đồng tài sản của doanh nghiệp có thể góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu?”

Tài liệu phân tích: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dựa vào các công thức trên và tài liệu phân tích ta có bảng sau

Lun văn tt nghip

Bng 2.7: Bảng tính các chỉ tiêu hoạt động

ĐVT: đồng Giá trị Tỷ lệ %

1 2 3 4 5=4-3 6=5/3

1 Doanh thu thuần 638.873.111.240 687.252.039.168 48.378.927.928 7,57%

2 Giá vốn hàng bán 540.419.464.845 582.898.145.151 42.478.680.306 7,86%

3 Tổng tài sản BQ 284.978.646.154 298.562.089.154 13.583.443.001 4,77%

3.1 Tài sn ngn hnBQ 235.579.329.298 249.488.115.877 13.908.786.580 5,90%

3.1.1 Tiền và các khoản tương

đương tiền BQ 21.550.046.882 22.069.176.785 519.129.903 2,41%

3.1.2 Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn BQ - - -

3.1.3 Các khoản phải thu BQ 73.012.134.019 83.443.404.457 10.431.270.438 14,29%

3.1.4 Hàng tồn kho BQ 135.551.069.178 137.270.131.920 1.719.062.742 1,27%

3.1.5 Tài sản ngắn hạn khác BQ 5.466.079.219 6.705.402.716 1.239.323.497 22,67%

3.2 Tài sn dài hnBQ 49.399.316.856 49.073.973.277 (325.343.579) -0,66%

4 Năng suất tổng tài sản = (1)/(3) 2,24 2,30 0,06 2,68%

4.1 Năng sut tài sn ngn hn

= (1)/(3.1) 2,71 2,75 0,04 1,58%

4.1.1 Vòng quay tiền và các khoản

tương đương tiền = (1)/(3.1.1) 29,65 31,14 1,49 5,04%

4.1.2 Vòng quay các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn = (1)/(3.1.2) - - - 4.1.3 Vòng quay các khoản phải thu

= (1)/(3.1.3) 8,75 8,24 (0,51) -5,88%

4.1.4 Vòng quay hàng tồn kho

= (1)/(3.1.4) 4,71 5,01 0,29 6,23%

4.1.5 Vòng tài sản ngắn hạn khác

= (1)/(3.1.5) 116,88 102,49 (14,39) -12,31%

4.2 Năng sut tài sn dài hn

= (1)/(3.2) 12,93 14,00 1,07 8,29%

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

(Nguồn: BCTC của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây) Qua bảng tính toán trên ta thấy:

Năng suất tổng tài sản có xu hướng tăng dần. Cụ thể năm 2011 là 2.24 và năm 2012 tăng lên 2.3 tương ứng tăng 2.68%. Nguyên nhân là do năm 2012 doanh thu thuần tăng đáng kể với mức tăng là 7.57% tương ứng với 48.378.927.928 đồng.

Tổng tài sản năm 2012 cũng tăng cao hơn so với năm 2011 là 4.77% khiến cho năng suất tổng tài sản tăng theo. Điều này cho thấy năng suất sử dụng tổng tài sản năm 2012 hiệu quả hơn năm 2011.

Lun văn tt nghip

Bng 2.8: Bảng so sánh các chỉ tiêu hoạt động

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2012

1 2 3 4 5 6=2-4 7=3-5

1 Năng suất tổng tài sản 1,37 1,36 2,24 2,30 (0,87) (0,94) 1,1 Năng sut tài sn ngn hn 2,03 1,99 2,71 2,75 (0,68) (0,76) 1.1.1Vòng quay tiền và các khoản

tương đương tiền 39,72 28,29 29,65 31,14 10,07 (2,85) 1.1.2Vòng quay các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn - - - - - - 1.1.3 Vòng quay các khoản phải thu 5,59 5,72 8,75 8,24 (3,16) (2,52) 1.1.4 Vòng quay hàng tồn kho 5,69 5,53 4,71 5,01 0,98 0,53 1.1.5 Vòng tài sản ngắn hạn khác 315,53 446,24 116,88 102,49 198,65 343,75 1,2 Năng sut tài sn dài hn 6,25 6,40 12,93 14,00 (6,68) (7,60)

ĐVT: vòng

STT Chỉ tiêu Trung bình ngành Công ty CP DP Hà Tây Chênh lệch

(Nguồn:www.vndirect.com và BCTC của công ty CP dược phẩm Hà Tây) Năng suất sử dụng tài sản ngắn hạn tăng không đáng kể, năm 2012 tăng so với năm 2011 với giá trị tuyệt đối là 0.04 tương ứng là 1.58% chủ yếu là do vòng quay tiền và các khoản tương đương tiền và vòng quay hàng tồn kho năm 2012 tăng. Hai khoản mục này chiếm hơn 60% tỷ trọng tài sản ngắn hạn nên tỷ lệ tăng của chúng ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất sử dụng tài sản ngắn hạn. So với trung bình ngành năng suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây cũng cao hơn hẳn, cụ thể năm 2011 cao hơn 0.68, năm 2012 là 0.76 điều này cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và ít bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Tuy nhiên so với trung bình ngành thì vòng quay hàng tồn kho cả 2 năm đều thấp hơn điều này đặt ra câu hỏi vấn đề này là do quản lý vật tư, quản lý sản xuất hay quản lý bán hàng chưa tốt để từ đó có biện pháp thích hợp nhằm cải thiện tình hình.

Vòng quay các khoản phải thu của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây năm 2012 thấp hơn so với 2011 là 0.51 nhưng lại cao hơn so với trung bình ngành cho thấy so với năm 2011, năm 2012 vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều hơn nhưng so với trung bình ngành lại tốt hơn nhiều. Vòng quay các khoản phải thu cao khiến cho kỳ thu nợ bán chịu trong một năm thấp đồng nghĩa với việc so với trung bình ngành Dược công ty đã có chính sách quản lý nợ phải thu tốt hơn. Tuy nhiên, một

Lun văn tt nghip

chính sách bán chịu quá chặt chẽ có thể đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình.

Năng suất sử dụng tài sản dài hạn (mà chủ yếu là tài sản cố định) của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây năm 2012 cũng tốt hơn năm 2011, cụ thể tăng 1.07 với mức tăng tương đối là 8.29% và so với trung bình trong cả 2 năm 2011 và 2012 đều cao hơn đáng kể (năm 2011 cao hơn 6.68, năm 2012 cao hơn 7.6). Năng suất sử dụng tài sản dài hạn của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây cao hơn gấp đôi so với mức trung bình ngành cho thấy 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản dài hạn góp phần tạo ra nhiều đồng doanh thu hơn các doanh nghiệp khác trong ngành.

Năng suất sử dụng tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây tăng khiến cho năng suất sử dụng tổng tài sản vì thế mà tăng qua các năm và cao hơn so với trung bình ngành. Điều này chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi trong quá trình sản xuất.

Biu đồ 3: Năng sut s dng tài sn năm 2012

0 5 10 15

Năng suất tổng tài sản Năng suất tài sản ngắn hạn Năng suất tài sản dài hạn

Công ty CP dược phẩm Hà Tây

Trung bình ngành

Phân tích cơ cấu tài sản:

Phân tích kết cấu của từng loại tài sản cấu thành tài sản ngắn hạn để thấy được sự biến động tăng giảm của các thành phần trong tài sản ngắn hạn.

Lun văn tt nghip

Bng 2.9: Bảng phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn

ĐVT: đồng Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %

1 2 3 4 5 6 7=5-3 8=7/3

1 Tiền và các khoản tương đương tiền BQ 21.550.046.882 9,15% 22.069.176.785 8,85% 519.129.903 2,41%

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn BQ

3 Các khoản phải thu BQ 73.012.134.019 30,99% 83.443.404.457 33,45% 10.431.270.438 14,29%

4 Hàng tồn kho BQ 135.551.069.178 57,54% 137.270.131.920 55,02% 1.719.062.742 1,27%

5 Tài sản ngắn hạn khác BQ 5.466.079.219 2,32% 6.705.402.716 2,69% 1.239.323.497 22,67%

6 Tài sản ngắn hạn BQ 235.579.329.298 100% 249.488.115.877 100% 13.908.786.580 5,90%

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

(Nguồn: BCTC của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây) Năm 2012 tài sản ngắn hạn bình quân tăng 13.908.786.580 đồng mức tăng là 5.9% so với năm 2011 do các khoản mục cấu thành nên tài sản ngắn hạn trong năm 2012 đều gia tăng so với năm 2011. Cụ thể:

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn (57.54%-55.02%) trong tài sản ngắn hạn do đó việc gia tăng hàng tồn kho dù với giá trị không cao cũng có thể ảnh hưởng tới mức tăng của tài sản ngắn hạn. Năm 2012 hàng tồn kho tăng 1.719.062.742 đồng với mức tăng 1.27%, nguyên nhân là trong năm 2012 công ty sản xuất được nhiều sản phẩm hơn do nâng cao năng suất của máy móc.

Bng 2.10: Bảng phân tích các khoản mục hàng tồn kho

Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %

1 2 3 4 5

1 Nguyên nhiên vật liệu 74.464.925.264 58,74% 60.555.674.335 41,96% 60.227.717.465 46,25%

2 Công cụ, dụng cụ 128.657.850 0,10% 434.334.900 0,30% 348.269.541 0,27%

3 Chi phí SXKD dở dang 2.678.348.974 2,11% 0,00% 0,00%

4 Thành phẩm 49.500.976.963 39,05% 83.339.220.070 57,74% 69.635.047.529 53,48%

5 Tổng hàng tồn kho 126.772.909.051 100% 144.329.229.305 100% 130.211.034.535 100%

ĐVT: đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

STT Chỉ tiêu

(Nguồn: BCTC của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây) Nhìn trên bảng phân tích chi tiết các khoản mục hàng tồn kho ta thấy có 2 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn là nguyên vật liệu và thành phẩm. Trong năm 2010 giá trị hàng tồn kho lớn tập trung chủ yếu ở khoản mục nguyên vật liệu tương ứng với 74.464.925.264 đồng tương đương 58.74%, sang năm 2011 và 2012 giá trị

Lun văn tt nghip

nguyên vật liệu giảm xuống và giá trị thành phẩm tăng lên (năm 2011 thành phẩm chiếm 57.75%, năm 2012 chiếm 53.48% tổng giá trị hàng tồn kho). Nguyên nhân giá trị thành phẩm tăng lên là do trong 2 năm 2011 và 2012 giá nguyên vật liệu tăng công ty hạn chế nhập nguyên liệu đầu vào để giảm bớt chi phí mà tập trung vào việc nâng cao năng lực sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm hơn, đồng thời giảm sự ứ đọng vốn trong các khâu sản xuất sản phẩm dở dang. Việc tạo ra nhiều thành phẩm hơn trong năm 2011 và 2012 giúp cho doanh nghiệp luôn có sẵn nguồn hàng để cung cấp cho khách hàng nhưng đồng thời cũng tạo ra áp lực cho doanh nghiệp nếu không có chính sách bán hàng hợp lý để bán được nhiều hàng tạo ra doanh thu và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Các khoản phải thu năm 2012 tăng so với 2011 là 10.431.270.438 đồng tỷ lệ tăng là 14.29% cho thấy năm 2012 công ty bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn nhiều hơn so với năm 2011. Tuy nhiên như phía trên đã phân tích kỳ thu nợ bán chịu của công ty lại thấp hơn so với trung bình ngành, điều này là 1 tín hiệu đáng mừng đó là mặc dù bị chiếm dụng vốn nhưng công ty vẫn có những chính sách thích hợp để thu hồi các khoản nợ của khách hàng để giúp tăng doanh thu.

Tiền và các khoản tương đương tiền bình quân năm 2012 tăng nhẹ so với 2011 là 519.129.903 đồng tỷ lệ tăng là 2.41% và khoản mục tài sản ngắn hạn khác năm 2012 tăng khá cao so với năm 2011 tuy nhiên 2 khoản mục này chiếm tỷ trọng không lớn nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng tài sản ngắn hạn. Để thấy rõ hơn dòng tiền của công ty lưu chuyển như thế nào ta đi phân tích sự lưu chuyển của dòng tiền trong 2 năm 2011, 2012 qua bảng phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần dược phẩm hà tây (Trang 53 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)