PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây
3.2.1 Hợp lý hóa việc đặt hàng để tiết kiệm chi phí
Do đặc thù là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc phục vụ cho đông đảo nhân dân nên công ty phải nghiên cứu một cơ cấu nguyên vật liệu tồn kho phục vụ cho sản xuất và dự trữ một cách hợp lý. Dựa vào sức tiêu thụ trên thị trường, cũng như mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn để từ đó hình thành nên một cơ cấu hàng tồn kho tối ưu nhất giúp công ty giảm thiểu các chi phí tổn thất và phát sinh như chi phí bảo quản, chi phí lưu kho…
Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho của công ty. Chính vì vậy việc quản lý, kiểm soát tốt dự trữ nguyên vật liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó góp phần đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
Bản thân vấn đề quản lý dự trữ nguyên vật liệu có hai mặt trái ngược nhau là:
để đảm bảo sản xuất liên tục, tránh gián đoạn trên dây truyền sản xuất, đảm bảo đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng bất cứ lúc nào, doanh nghiệp phải tăng dự trữ nguyên vật liệu; ngược lại dự trữ nguyên vật liệu tăng lên thì doanh nghiệp lại phải tốn thêm các chi phí khác có liên quan.
Do đó doanh nghiệp phải tìm cách xác định điểm cân bằng giữa mức độ đầu tư cho dự trữ nguyên vật liệu và lợi ích thu được để thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và nhu cầu người tiêu dùng với chi phí thấp nhất.
Luận văn tốt nghiệp
Dựa vào bảng 2.10: Bảng phân tích hàng tồn kho của công ty, ta thấy nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong hàng tồn kho (năm 2012 là 46.25%). Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất dược phẩm nên có rất nhiều nguyên vật liệu đầu vào. Em chọn 1 loại hóa chất chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu của công ty và được sử dụng nhiều để sản xuất các loại thuốc giảm đau, hạ sốt đó là hóa chất Paracetamon. Và biện pháp này tập trung vào loại nguyên vật liệu kể trên.
Hóa chất Paracetamon là hóa chất chính để sản xuất ra thuốc giảm đau và hạ sốt. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, thời tiết thay đổi bất thường dễ gây ra mệt mỏi, ốm sốt, đặc biệt là đau đầu nên thuốc được sử dụng rất nhiều. Vì vậy:
• Nhu cầu về nguyên liệu Paracetamon ổn định và đều đặn qua các năm..
• Khoảng thời gian kể từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng không đổi.
• Nhà cung cấp luôn cung cấp hàng đúng hẹn và đầy đủ.
• Chỉ tính cho hai loại chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng.
Chính vì những lý do trên mà em áp dụng mô hình Wilson cho biện pháp hợp lý hóa việc đặt hàng để tiết kiệm chi phí.
3.2.1.2 Nội dung biện pháp
Để giảm bớt chi phí chuẩn bị nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cần tối ưu hóa quản lý dự trữ. Nếu gọi TC là tổng chi phí hàng tồn kho thì nó là tổng chi phí đặt hàng và bảo quản dự trữ và được xác định theo công thức:
Q D
2 Q
=
TC x I + x L
Trong đó:
I: Chi phí bảo quản 1 đơn vị dự trữ trong 1 kỳ (năm).
L: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng.
Q: Số lượng đặt hàng mỗi đợt
D: Nhu cầu về hàng cần dùng trong một năm.
Luận văn tốt nghiệp
Vì tại thời điểm bắt đầu 1 chu kỳ, lượng hàng tồn kho là Q và ở mỗi thời điểm cuối kỳ là 0 nên lượng tồn kho trung bình là Q/2 đơn vị số lượng trung bình này được duy trì trong suốt năm với chi phí I trên mỗi đơn vị, do đó:
Q
2 x I : Chi phí bảo quản hàng tồn kho/1 năm D
Q x L : Chi phí đặt hàng/1 năm
• Các chi phí cho việc đặt hàng và bảo quản của công ty năm 2011 như sau:
• Giá mua nguyên vật liệu (không bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ…) tính theo giá bình quân: P = 22.500 đồng/kg
• Chi phí đặt hàng gồm: Chi phí giao dịch, chi phí ký kết hợp đồng, chi phí thực hiện vận chuyển hàng nhập kho. L = 6.500.000 đồng/ lần.
• Chi phí liên quan đến việc dự trữ bảo quản được công ty xác định bằng 25% giá mua. I = 5.625 đồng/kg/năm.
Tình hình thực tế năm 2012:
• Lượng hóa chất Paracetamon cần nhập trong năm là: D = 550.000 kg
• Số lần nhập trong năm: N = 5 lần
• Số lượt đặt hàng mỗi đợt: Q = D/N = 110.000 kg
• Số ngày làm việc trong năm: 360 ngày
• Khoảng cách giữa hai lần nhập: t = 360/N = 72 ngày
• Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng: t’ = 7 ngày
Tổng chi phí đặt hàng, dự trữ, bảo quản trước khi thực hiện biện pháp:
Q D
2 Q
=
TC1 x I + x L
110.000
550.000
2 110.000
TC1 = +
TC1 = 341.875.000 đồng
+ x 6.500.000
309.375.000
32.500.000 x 5.625
TC1 =
Khi thực hiện biện pháp: (Theo mô hình Wilson)
Luận văn tốt nghiệp
Ta có TC là một hàm mà biến số là Q, còn I, L và D là các thông số đã biết.
Phải xác định Q sao cho hàm chi phí này đạt cực tiểu. Chính là giá trị Q làm triệt tiêu đạo hàm cấp 1 của hàm số TC:
dTC I -D x L
dQ = 2 + Q2 = 0
2 x D x L
= I Q Vậy ta có công thức:
Lượng đặt hàng tối ưu cho một lần là: (Q*)
2 x D x L 2 x 550.000 x 6.500.000 I
35.653
=
Q* = =
5.625
Q* = 35.653 kg
Số lần đặt hàng tối ưu: (N*) D 550.000
Q* = 35.653 = 15 lần
= N*
Tổng chi phí đặt hàng, dự trữ sau khi áp dụng biện pháp là:
35.653
550.000
2 35.653
TC2 = +
TC2 = đồng
TC2 = x 5.625 + x
100.274.063
100.272.067 200.546.129
6.500.000
Khoảng cách tối ưu giữa hai lần đặt hàng:
360
t = Số ngày làm việc trong năm = 15 = 24 ngày Số lần đặt hàng tối ưu
Trên thực tế, nếu mức dự trữ trong kho hết mới đặt hàng thì rủi ro rất lớn nên công ty phải xác định được lượng nguyên liệu còn trong kho bao nhiêu thì lại tiếp tục đặt hàng hay chính là việc xác định điểm đặt hàng lại.
Điểm đặt hàng lại: ROP = d x t’
Trong đó:
d: là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày về hàng dự trữ.
Luận văn tốt nghiệp
t’: thời gian từ khi đạt hàng đến khi nhận được hàng (t’= 7 ngày) 550.000
d = D 360
= = 1.528 kg/ ngày
Số ngày làm việc trong năm Điểm đặt hàng:
ROP = 1.528 x 7 = 10.696 kg
Như vậy, sau khi trong kho còn 10.696 kg thì công ty cần tiếp tục đặt hàng.
3.2.1.3 Đánh giá hiệu quả của biện pháp
• Tổng chi phí dự trữ bảo quản tiết kiệm được là:
TC1 – TC2 = 341.875.000 – 200.546.129 = 141.328.871 đồng
• Giá trị nguyên vật liệu dự trữ trung bình:
Trước biện pháp:
110.000 x 22.500
2 = 1.237.500.000 đồng
Sau biện pháp:
35.635 x 22.500
= 401.096.250 đồng 2
Giá trị nguyên vật liệu tồn kho trung bình giảm:
1.237.500.000 – 401.096.250 = 836.403.750 đồng
Dự kiến số tiền giảm từ việc tiết kiệm tổng chi phí đặt hàng, dự trữ và giảm nguyên vật liệu tồn kho trung bình do tăng số lần đặt hàng công ty sẽ không phải đi vay ngắn hạn, do đó:
• Nợ ngắn hạn giảm là: 836.403.750 đồng
• Chi phí lãi vay (chi phí tài chính) trong 1 năm giảm là:
836.403.750 x 14% = 117.096.525 đồng.
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 3.2: Hiệu quả của biện pháp hợp lý hóa việc đặt hàng để tiết kiệm chi phí
STT Chỉ tiêu Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện Tăng (Giảm)
1 Số lần nhập trong năm (lần) 5 15 10 2 Số lượng đặt hàng mỗi đợt (kg) 110.000 35.653 (74.347) 3 Khoảng cách giữa 2 lần nhập (ngày) 72 24 (48) 4 Nguyên vật liệu tồn kho (đồng) 60.227.717.465 59.391.313.715 (836.403.750) 5 Hàng tồn kho (đồng) 130.211.034.535 129.374.630.785 (836.403.750) 6 Nợ ngắn hạn (đồng) 112.924.958.109 112.088.554.359 (836.403.750) 7 Chi phí lãi vay (đồng) 20.046.710.744 19.929.614.219 (117.096.525) 8 Hệ số vòng quay HTK (vòng) 5,007 5,022 0,015 9 Thời gian HTK bình quân (ngày) 71,906 71,687 (0,219)
Khi xây dựng mô hình dự trữ này công ty có thể biết được lượng nguyên vật liệu cần để sản xuất, lượng nguyên vật liệu tối ưu để đặt hàng lại, thời gian giữa hai đơn đặt hàng, số lần đặt hàng tối ưu trong năm. Thực tế do mặt hàng công ty kinh doanh khá đa dạng gồm các loại sản phẩm như: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm dạng men, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc đường tiêu hóa, hô hấp, gan mật, cơ xương khớp, phụ khoa, thuốc nhỏ mắt – mũi – tai và thực phẩm chức năng nên nguyên vật liệu đầu vào cũng rất nhiều. Việc lựa chọn hóa chất Paracetamon là hóa chất điển hình minh họa cho việc sử dụng mô hình Wilson để hợp lý hóa việc đặt hàng tiết kiệm chi phí. Đối với các nguyên vật liệu khác công ty cũng có thể áp dụng mô hình này. Đây là cơ sở để có thể giảm được chi phí tồn kho nhằm giảm vốn lưu động và tăng lợi nhuận cho công ty. Để xây dựng mô hình tồn kho nguyên vật liệu công ty cần dựa vào kế hoạch sản xuất cụ thể để từ đó đưa ra kế hoạch mua nguyên vật liệu và dự trữ sao cho thích hợp và có hiệu quả nhất để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo.