Tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển á dịh vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại ổ phần ngoại thương việt nam hi nhánh nam định (Trang 56 - 65)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hà ng

2.2.2. Tín dụng bán lẻ

Các dòng sản phẩm tín dụng bán lẻ có điều kiện tín dụng linh hoạt phù hợp, và có tính cạnh tranh cao: mức cho vay tối đa cao; thời gian cho vay tối đa dài; đáp ứng cả mục đích tiêu dùng và kinh doanh; phương thức giải ngân, kỳ hạn trả nợ linh hoạt và thủ tục chứng minh nguồn trả nợ linh hoạt, chính sách lãi suất và phí cạnh tranh so với thị trường…

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn tuân thủ theo nguyên tắc tăng trưởng đi kèm với kiểm soát, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.

2.2.2.1. Quy mô tín dụng bán lẻ

Bảng 2.8. Quy mô tín dụng bán lẻ tại VCB Nam Định

Đơn vị: Tỷ đng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tuyệt đối (tỷ

Tỷ trọng so với

tổng dư nợ (%)

Số tuyệt đối (tỷ

Tỷ trọng so với tổng

dư nợ (%)

% tăng giảm so với năm trước

Số tuyệt đối (tỷ

Tỷ trọng so với tổng

dư nợ (%)

% tăng giảm so với năm trước

Dư nợ bán buôn

480.57 47.44% 804.7 50.67% 67.45% 980.87 47.73% 21.89%

Dư nợ

bán lẻ 532.33 52.56% 783.3 49.33% 47.15% 1,074.03 52.27% 37.12%

Tổng

dư nợ 1,012.90 100.00% 1,588.0 100.00% 56.78% 2,054.90 100.00% 29.40%

(Ngun: Phng Kế toán VCB Nam Định)-

Tại địa bàn Nam Định, hoạt động tín dụng bán lẻ là rất tiềm năng do tập trung nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, mô hình kinh doanh hộ cá thể phát triển mạnh. Dư nợ bán lẻ chiếm tỷ trọng bình quân 51.39% tổng dư nợ của toàn chi nhánh, hầu như không biến động trong 3 năm qua. Dư nợ bán lẻ năm 2016 tăng 47.15% so với 2015, năm 2017 tăng 37.12% so với năm 2016.

Đơn vị: Tỷ đng

Hình 2.7: Quy mô tín dụng bán lẻ giai đoạn 2015 – 2017 (Ngun: Phng Kế toán VCB Nam Định)-

2.2.2.2. Cơ cấu tín dụng bán lẻ

Cơ cấu phân theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.9. Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo đối tượng tại VCB Chi nhánh Nam Định giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị: Tỷ đng

Chỉ tiêu Số tuyệt đối

Tỷ trọng

(%) Số tuyệt đối

Tỷ trọng (%)

% tăng giảm so

với năm trước

Số tuyệt đối

Tỷ trọng (%)

% tăng giảm so với năm

trước Dư nợ

SMEs 348.33 65.43% 325.9 41.61% -6.44% 417.36 38.86% 28.06%

Dư nợ thể

nhân 184.00 34.57% 457.4 58.39% 148.59% 656.67 61.14% 43.56%

Dư nợ thẻ tín dụng (Trong dư nợ thể nhân)

4.39 3.75 4.86

Tổng dư nợ

bán lẻ 532.33 100.00% 783.30 100.00% 47.15% 1,074.03 100.00% 37.12%

(Ngun: Phng Kế toán VCB Nam Định)-

Hoạt động tín dụng thể nhân có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm đánh giá, kể cả về quy mô và tỷ trọng. Từ con số khiêm tốn 184 tỷ năm 2015, chiếm 34.57% dư nợ bán lẻ đã tăng lên 457.4 tỷ đồng năm 2016, tương đương tăng 148.59%, chiếm tỷ trọng 58.39%. Năm 2017, dư nợ thể nhân là 656.67 tỷ đồng, tăng 43.56% so với 2016 và chiếm 61.14% dư nợ bán lẻ Dư nợ thẻ tín dụng hầu . như không có biến động lớn trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, tín dụng SMEs cũng được Chi nhánh quan tâm phát triển song chưa có sự tăng trưởng đột phá như thể nhân. Cụ thể, dư nợ SMEs 2015 là 348.33 tỷ đồng, năm 2016 giảm nhẹ còn 325.9 tỷ đồng do dư nợ của một số khách hàng chuyển sang bán buôn theo tiêu chí định danh khách hàng mới áp dụng từ cuối năm 2016 của VCB. Năm 2017, dư nợ SMEs lấy lại đà tăng trưởng, đạt 417.36 tỷ đồng, tăng 28.6% so với 2016.

2015 – 2017 cũng là giai đoạn Chi nhánh chú trọng phát triển điểm bán, mà cụ

thể là phòng giao dịch tại các huyện Hải Hậu, Ý Yên. Hoạt động bán lẻ phát triển đã chứng minh được những lợi ích khi ngân hàng đưa vào sử dụng các phòng này. Đến hết năm 2017, dư nợ của các Phòng giao dịch là 439.54 tỷ đồng, chiếm 21.39% tổng dư nợ và 41% dư nợ bán lẻ của cả Chi nhánh. Dư nợ của các PGD 100% là bán lẻ.

Cơ cấu phân theo kỳ hạn

Bảng 2.10. Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo kỳ hạn tại VCB Nam Định giai đoạn 2015 2017

Đơn vị: Tỷ đng Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tín dụng bán lẻ

ngắn hạn (< 12 tháng)

332.28 62.42% 517.53 66.07% 725.61 67.56%

Tín dụng bán lẻ trung dài hạn (>12 tháng)

200.05 37.58% 265.77 33.93% 348.41 32.44%

Tổng tín dụng

bán lẻ 532.33 100.00% 783.30 100.00% 1,074.03 100.00%

(Ngun: Phng Kế toán VCB Nam Định)-

Cơ cấu tín dụng có sự dịch chuyển chậm từ trung dài hạn sang ngắn hạn, tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng bình quân 65.35% trong tín dụng bán lẻ và ngày càng cao. Với đối tượng SMEs, dư nợ cho vay chủ yếu là ngắn hạn bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp SMEs hầu như ít sử dụng vốn vay trung dài hạn do quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu hoạt động theo mô hình công ty gia đình, cơ sở vật chất được chủ doanh nghiệp đầu tư bằng nguồn vốn tự tích lũy, chi phí sử dụng vốn trung dài hạn cao hơn ngắn hạn cũng là một nguyên nhân khiến đối tượng này quan tâm hơn đến nguồn vốn với các kỳ hạn ngắn.

Đối với khách hàng thể nhân, dư nợ tập trung vào một số mục đích vay vốn sau: bất động sản, ô tô, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, cầm cố giấy tờ có giá. Trong đó các sản phẩm được triển khai nhiều nhất tại VCB Nam Định là sản xuất kinh doanh (chiếm 48% dư nợ thể nhân) và bất động sản (chiếm 24.6% dư nợ thể nhân).

Nguyên nhân là do tại Nam Định hầu như không có các dự án bất động sản, chung

cư lớn, giao dịch bất động sản chủ yếu phát sinh giữa các cá nhân, hoạt động liên kết với các hãng, đại lý ô tô để cho vay mua ô tô của VCB cũng rất hạn chế, dư nợ thể nhân tập trung vào mảng sản xuất kinh doanh.

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ cơ cấu tín dụng bán lẻ theo kỳ hạn tại VCB Nam Định 2017

giai đoạn 2015 –

Cơ cấu phân theo loại tiền tệ: Dư nợ ngoại tệ (USD) chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong dư nợ bán lẻ do chỉ có đối tượng SMEs được vay ngoại tệ. Tuy nhiên tỷ trọng này đang giảm dần do chính sách dần siết chặt cho vay ngoại tệ của NHNN.

2.2.1.3. Cht lưng tín d ng bán l

Hoạt động tín dụng bán lẻ phát triển nhanh chóng, mang lại nhiều lợi nhuận cho VCB Nam Định trong thời gian qua song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, 100% nợ xấu, nợ nhóm 2 của Chi nhánh đến từ mảng bán lẻ.

Bảng 2.11. Chất lượng tín dụng bán lẻ tại VCB Nam Định giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị: Tỷ đng Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dư nợ Tỷ lệ nợ

xấu Dư nợ Tỷ lệ nợ

xấu Dư nợ Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu SMEs 0.1 0.0% 2.2 0.7% 2.9 0.7%

Dư nợ SMEs 348.3 325.9 417.4

Nợ xấu thể nhân 7.0 3.8% 2.7 0.6% 4.5 0.7%

Dư nợ thể nhân 184.0 457.4 656.7

(Ngun: Phng Kế toán VCB Nam Định)-

Tỷ lệ nợ xấu SMEs cũng như thể nhân được khống chế từ 0.6 – 0.7% trong 2 năm gần đây cho thấy nỗ lực của chi nhánh trong việc kiểm soát rủi ro khi cho vay.

Tuy phát sinh nợ xấu trong quá trình cho vay, song dư nợ bán lẻ lại hầu hết được bảo đảm bằng tài sản (kể cả với SMEs) do đó khả năng thu hồi nợ là khá tốt. Tài sản bảo đảm của khách hàng bán lẻ lại chủ yếu là tài sản cá nhân (bất động sản, phương tiện vận tải…), giá trị nhỏ nên có tính thanh khoản cao.

2.2.3. D ch v b ụ án lkhác

Chi nhánh đã tích cực triển khai các hoạt động ngân hàng bán lẻ một các mạnh mẽ, sâu rộng. Giai đoạn 2015 – 2017, hoạt dộng ngân hàng bán lẻ có sự tăng trưởng vượt bậc.

Bảng 2.12: Các chỉ tiêu về doanh số sản phẩm Ngân hàng Bán lẻ

Sản phẩm

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Doanh số Doanh số

+/-%

so với năm trước

Doanh số

+/-%

so với năm trước Số lượng KH cá nhân mới

(KH) 7,236 9,756 34.8% 13,940 42.9%

Thẻ

Doanh số thanh toán

(tích lũy, tỉ đồng) 18.6 40.7 118.6% 53.0 30.2%

Doanh số sử dụng

(tích lũy, tỉ đồng) 81.2 131.1 61.4% 198.8 51.7%

Số lượng phát hành

thẻ TD (tích lũy, thẻ) 352 397 12.8% 408 2.8%

Số lượng phát hành

thẻ GN (tích lũy, thẻ) 6,878 12,486 81.5% 19,472 56.0%

Số lượng và đơn vị

chấp nhận thẻ (tích lũy) 34 37 8.8% 38 2.7%

Ebank

Online Banking (Internet Banking +

Mobile Banking) 4,821 5,629 16.8% 6,753 20.0%

SMS chủ động 9,502 11,846 24.7% 13,130 10.8%

Nhận tiền kiều hối (USD) 2,649,220 4,204,766 58.7% 6,869,942 63.4%

Thu phí dịch vụ Bancassurance

(tỉ đồng) 0.14 0.20 42.9% 0.47 135.0

% (Ngun: Báo cáo bán lẻ khu vực miền Bắc – Phng Quản lý bán Sản phẩm bán lẻ VCB)

Tuy quy mô Chi nhánh còn hạn chế, song nhìn chung tất cả các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của VCB Nam Định đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 năm qua, thực hiện đúng định hướng chi nhánh bán lẻ của VCB Trung ương.

2.2.3.1. Sn phm th

Sản phẩm thẻ được coi là thế mạnh của VCB. VCB luôn giữ vị thế dẫn đầu thị trường thẻ. Cụ thể, thị phần thẻ quốc tế chiếm khoảng 45%, thẻ nội địa chiếm 30,3%, thị phần phát hành thẻ ghi nợ nội địa, ghi nợ quốc tế, tín dụng quốc tế lần lượt 16%, 29,3% và 21,4%; doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế và ghi nợ quốc tế chiếm 19% và 22,5%; mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ chiếm 32% thị phần…

Các sản phẩm thẻ của VCB ngày càng đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, hạn mức giao dịch cao, chính sách giá phí phù hợp với chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, các sản phẩm thẻ của VCB luôn có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn, liên kết với các thương hiệu lớn như VietnamAirlines, Big C, Coopmart, AeonMall, Mediamart… Hiện tại, VCB độc quyền sở hữu thương hiệu thẻ American Express (Amex).

Tại địa bàn Nam Định, loại thẻ được phát hành chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa VCB Connect24 do phù hợp với nhu cầu sử dụng của đa số người dân, số lượng thẻ phát hành cho các đơn vị trả lương qua tài khoản góp phần không nhỏ vào doanh số của cả Chi nhánh. Chi nhánh hiện cung cấp dịch vụ trả lương qua tài khoản cho khoảng 32 cơ quan, doanh nghiệp trong địa bàn. Ngoài ra, doanh số thanh toán, doanh số sử dụng cũng như số lượng thẻ tín dụng, đơn vị chấp nhận thẻ cũng tăng trưởng đều qua các năm. Thị phần thẻ của VCB tại Nam Định chiếm khoảng 31%.

VCB Nam Định hiện có hệ thống 17 máy ATM trải đều trên địa bàn thành phố, các KCN lớn và các huyện, hoạt động 24/24.

2.2.3.2. Dịch vụ EBank

Đi kèm với số lượng khách hàng mới, số lượng thẻ phát hành mới là số lượng đăng ký dịch vụ Internetbanking, Mobilebanking, SMSbanking cũng có mức tăng trưởng rất tốt trong 3 năm qua. Dịch vụ Ebanking của VCB được cải tiến không ngừng, mở rộng các tiện ích giao dịch như thanh toán hóa đơn (tiền điện, nước, điện thoại…), đóng/mở thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, tiết kiệm trực tuyến, tính toán lãi suất tiết kiệm, lịch trả nợ, lên kế hoạch tiết kiệm, theo dõi số dư sổ tiết kiệm, quản lý đầu tư tài chính…

Dịch vụ SMS banking (SMS chủ động) được khách hàng ưu tiên sử dụng hơn cả với số lượng khách hàng đăng ký năm 2015 là 9,502 khách hàng tăng lên 13,130 khách hàng năm 2017. Dịch vụ Internetbanking, Mobilebanking tuy số lượng đăng ký ít hơn song vẫn tăng trưởng đều khoảng 18% mỗi năm. Dịch vụ Ebank đóng góp khoảng 0.7% tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của VCB Nam Định hàng năm.

2.2.3.3. Dịch vụ kiều hối

VCB Nam Định hiện là một trong hai ngân h ng tà ại địa b n tà ỉnh Nam Định thực hi n chi tr ệ ả tiền ki u h i Money Gram cung cề ố ấp cho dân cư trên địa b n h nh à ì thức nhận ki u h m i bên c nh dề ối ớ ạ ịch vụkhác như Swift, TNMonex, UniTeller…

Doanh số kiều hối năm 2015 là 2,649,220USD, năm 2016 là 4,204,766USD và năm 2017 là 6,869,942USD, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước cho thấy thương hiệu VCB đã được khách hàng tin tưởng khi có nhu cầu nhận tiền kiều hối. Nhờ có hệ thống Ngân hàng đại lý rộng lớn, dịch vụ chuyển nhận tiền của VCB luôn được đánh giá cao về tốc độ thực hiện, chất lượng dịch vụ, giá phí cạnh tranh.

Ngoài ra, doanh số kiều hối còn mang lại cho Chi nhánh lợi nhuận từ mua bán ngoại tệ, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn…

2.2.3.4. Sản phẩm bảo hiểm Bancassurance

Bancassurance là sản phẩm liên kết giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) hợp tác cùng Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ VCB Cardif (VCLI).

Sản phẩm Bancassurance bao gồm Bảo an tín dụng dành cho các khách hàng vay vốn tại VCB, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như Bảo an tài trí, Bảo an gia, Bảo an toàn gia… Các sản phẩm Bancassurance được triển khai ngày càng rộng rãi trong hệ thống VCB. Tỷ lệ bán kèm, bán chéo ngày càng tăng. Năm 2017, tỷ lệ dư nợ có Bảo an tín dụng tại VCB Nam Định là khoảng 30%, trong đó 100% dư nợ trung dài hạn dưới 500 triệu đồng được mua bảo hiểm. Chỉ tiêu phí bảo hiểm Bancassurance đã trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng của Chi nhánh.

Cán bộ nhân viên của VCB được đào tạo, cấp chứng chỉ bán bảo hiểm Bancassurance và thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức bởi các lãnh đạo của VCLI. Hàng năm, VCLI tổ chức ngày hội bán hàng tại Chi nhánh, các phòng giao dịch của VCB Nam Định và từ đầu năm 2018 có 1 quầy tư vấn VCLI do cán bộ của VCLI trực tiếp phụ trách tại Chi nhánh.

2.2.4. Thu nhập từ hoạt động Ngân hàng Bán lẻ

Hoạt động dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ tại Chi nhánh trong thời gian vừa qua đã từng bước ổn định và có những kết quả tăng trưởng nhất định. Thu nhập ròng từ hoạt động Ngân hàng Bán lẻ bao gồm thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ.

Bảng 2. : 13 Cơ cấu thu nhập từ hoạt động NHBL

Đơn vị tính: tỷđng

STT Chtiêu Năm

2015

T trng

Năm 2016

T trng

Năm 2017

Tỷ trọng

TNR từ HĐ NHBL (1+2+3)

5.6 100.0% 8.5 100.0% 18.6 100.0%

1

Thu nhập từ nguồn huy động vốn dân cư

1.5 26.8% 2.1 24.7% 4.1 22.0%

2

Thu nhập từ tín dụng bán lẻ

2.8 50.0% 4.6 54.1% 10.3 55.4%

3 Thu nhập từ

dịch vụ 1.3 23.2% 1.8 21.2% 4.2 22.6%

(Ngun: Báo cáo bán lẻ khu vực miền Bắc – Phng Quản lý bán Sản phẩm bán lẻ VCB) Từ bảng trên ta có thể thấy, cơ cấu thu nhập ròng từ HĐ NHBL về cơ bản biến động không nhiều trong giai đoạn 2015 - 2017. Nguồn thu chủ yếu vẫn là thu từ tín dụng bán lẻ, chiếm trên 50% tổng thu nhập ròng từ HĐ NHBL của chi nhánh. Mảng dịch vụ bán lẻ được chi nhánh chú trọng phát triển, doanh số các sản phẩm đều tăng song tỷ trọng thu nhập hầu như không đổi, nguyên nhân là do chi phí triển khai các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cao (chi phí mua, lắp đặt và vận hành ATM…), cạnh tranh giữa các ngân hàng khiến chi nhánh phải áp dụng các biện pháp miễn giảm phí. Về cơ bản, hoạt động bán lẻ của chi nhánh có sự phát triển về cả quy mô và tài chính.

Đây là một tín hiệu đáng mừng trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt, các dịch vụ và

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển á dịh vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại ổ phần ngoại thương việt nam hi nhánh nam định (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)