Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển á dịh vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại ổ phần ngoại thương việt nam hi nhánh nam định (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH

2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh

2.3.1. Các yếu tố bên ngoài

Hiện nay, trong nền kinh tế có nhiều biến động thì sự ra đời của các nghị định, các bộ luật của chính phủ là rất cần thiết. Tuy nhiên hệ thống pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng vẫn còn nhiều thiếu sót, không đồng bộ và nhất quán. Nhiều quyết định, hay các điều luật ra đời chưa được triển khai kịp thời nghiêm túc, và còn có sự chồng chéo lên nhau. Trong khi nguyện vọng chung của các ngân hàng và các nhà đầu tư mong đợi có một hệ thống pháp lý rõ ràng, đầy đủ và bình đẳng cho tất cả các bên tham gia.

Trong những năm gần đây, một số chính sách l i suã ất của NHNN mang tính linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp hơn với những biến động của nền kinh tế như chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với một số đối tượng, lĩnh vực ưu tiên (các lĩnh vực: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao), đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bán lẻ của chi nhánh.

Bên cạnh các quy định về lãi suất, các quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Thông tư 35/2012/TT NHNN ngày 28/12/2012 của NHNN), phí cho vay của - TCTD đối với khách hàng (Thông tư 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 của NHNN) cũng ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động bán lẻ của chi nhánh.

2.3.1.2. Môi trường cạnh tranh

Cạnh tranh là một đặc tính vốn có của cơ chế thị trường, là một quy luật khắc nghiệt, nó đào thải dần những đơn vị yếu kém và chỉ có những đơn vị làm ăn có kết quả cao là tồn tại. Qua cạnh tranh, các đơn vị kinh tế tự khẳng định mình và từng bước hoàn thiện hơn. Hiện tại trên địa bàn Nam Định có khoảng 19 Ngân hàng hoạt động, trong đó mạng lưới lớn nhất thuộc về Agribank, Vietinbank và VCB, do đó đây là các đối thủ cạnh tranh chính của VCB. Các đối thủ này sở hữu mạng lưới bán hàng rộng rãi khắp các huyện, đội ngũ nhân viên bán hàng năng động, thiện chiến và có kinh nghiệm lâu năm, am hiểu địa bàn. Tuy nhiên, khối NHTM ngoài quốc

doanh như Maritimebank, MBank, Techcombank, VPBank... cũng là những đối thủ lớn với VCB, đặc biệt là về mảng huy động vốn và dịch vụ bán lẻ với chính sách giá phí rất thấp, các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân đặc biệt đa dạng về cả huy động vốn và tín dụng. Mặt khác, nhìn chung hệ thống công nghệ của VCB đang dần bị các đối thủ cạnh tranh đuổi kịp, do đó yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới được hệ thống công nghệ, góp phần cung cấp đến khách hàng dịch vụ vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh, có tính bảo mật cao hơn.

Hiện tại, Agribank là Ngân hàng lâu năm nhất, có thị phần tín dụng cũng như huy động vốn lớn nhất tỉnh, trong đó hầu hết đến từ các khách hàng bán lẻ. Do đó, các chính sách bán hàng, đặc biệt là tín dụng bán lẻ của Agribank phần nào mang tính chất định hướng thị trường. Theo dõi hoạt động của Ngân hàng này, VCB Nam Định phần nào sẽ có sự nắm bắt tình hình thị trường tốt hơn, hạn chế rủi ro.

2.3.1.3. Môi trường kinh tế xã hội

Năm 2017, tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng tích cực, kinh tế Việt Nam phục hồi vững chắc, tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 6,81% vượt mục tiêu 6,7%

quốc hội đề ra. Lam phát được kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu năm, CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% dưới mức mục tiêu 4%, tạo tiền đề ổn định kinh tế vĩ mô.

Thu hút vốn FDI nhận kỷ lục mới, năm 2017 đạt 35,88 tỷ USD tăng 44,4% so với năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 424,8 tỷ USD, tăng 21,14%

so với 2016; cán cân thương mại chuyển biến tích cực từ nhập siêu đầu năm thành xuất siêu vào cuối năm với giá trị đạt 2,7 tỷ USD.

Chính sách tiền tệ được NHNN điều hành chủ động linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng. Cung tiền tăng hợp lý, thanh khoản hệ thống dồi dào, mặt bằng lãi suất giảm nhẹ, tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại hối tăng nhanh. Huy động vốn tăng 15,01%; tín dụng tăng 18,17%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 2,51%.

Về địa bàn hoạt động của chi nhánh, tổng sản phẩm GRDP năm 2017 trên địa bàn tỉnh tăng 7% so với năm 2016, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

+ Dân số 2016: 1.85 triệu người

+ GDP năm 201 69 triệu đồng/người.6:

Trình độ dân trí trên địa bàn Nam Định cao, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng theo tốc độ phát triển về kinh tế.

Tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội của địa bàn Nam Định luôn được đánh giá tốt, tạo môi trường ổn định cho các doanh nghiệp cá nhân phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư FDI ngày càng cao trong các năm qua. Sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là một số doanh nghiệp châu Âu đã phần nào thể hiện tính an toàn trong môi trường xã hội của địa bàn.

2.3.1.4. Nhu cầu của kh ch há àng

- Tâm lý lo sợ trượt giá của đng tiền: Giá trị đồng Việt Nam trong 3 năm qua đã ổn định hơn song vẫn có sự trượt giá nhất định. Điều đó biểu hiện qua sự tăng lên của giá cả hàng hoá hay sự gia tăng của tỷ giá VNĐ/USD, song lãi suất tiền gửi USD hiện tại là 0%, chênh lệch quá lớn so với lãi suất tiền gửi VNĐ. Chính điều này làm cho người dân dè dặt trong việc chuyển đổi nội tệ ra USD. Mà họ dần chuyển sang việc tích trữ tài sản của mình bằng việc tích trữ vàng, bất động s n hay ả đầu tư chứng kho ná …. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong thời gian qua đã thu hút một lượng lớn tiền trong nền kinh tế, làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng. Thị trường chứng khoán phục hồi sau thời gian khủng hoảng đang có những diễn biến rất sôi động. Chính vì vậy, một phần lớn người đầu tư ám chấp nhận rủi ro để có thể tìm kiếm lợi nhuận cao hơn là gửi tiền vào ngân d hàng, nó ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn bán lẻ của ngân hàng trong thời gian qua.

- Người dân chưa có thói quen sử dụng các tiện ích của ngân hàng: Đây cũng là nhược điểm lớn của địa bàn Nam Định khi trình độ công nghệ thông tin của người dân còn kém phát triển so với các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,... Điều này không những ngăn cản hoạt động của ngân hàng mà còn làm chậm đi quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đại đa số dân chúng đều cho rằng ngân hàng chỉ đơn thuần là một tổ chức nhận tiền gửi và cho vay, họ chưa thấy được các chức năng khác của ngân hàng. iện còn có một mảng lớn những tiện ích H của ngân hàng dành cho các cá nhân bị bỏ ống. Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại rủi ro tr khi thực hiện các giao dịch trên internet, điện thoại đã hạn chế không ít cơ hội bán sản phẩm bán lẻ của các ngân hàng.

- Thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch hàng ngày: Thói quen này của người dân xuất phát từ nền sản xuất kém phát triển, kinh tế nông nghiệp lạc hậu đã

hạn chế giao lưu sản phẩm hàng hoá, giao lưu thương mại….Họ muốn bất cứ cái gì cũng có s n trong nhà, khi cần là sử dụng được ngay. Chính vì thế, việc rút gửi tiền ở ngân hàng có vẻ là phức tạp, tốn thời gian. hi để tiền tại nhà họ có nhiều thuận K lợi cho tiêu dùng hàng ngày, lại có thể nhanh chóng chuyền tiền mặt thành các tài sản khác nếu đồng tiền có nguy cơ mất giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển á dịh vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại ổ phần ngoại thương việt nam hi nhánh nam định (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)