CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊN : H CHIẾN LƢỢC KINH DOAN H
1.2. Phân loại chiến lƣợc kinh doanh
1.2.3 Các loại chiến lược chức năng
Chiến lược chức năng được xây dựng và phát triển nhằm phát huy năng lực, phối hợp các hoạt động khác nhau ở từng bộ phận chức năng, tối đa hoá hiệu suất nguồn lực, cải thiện và nâng cao kết quả hoạt động ở từng bộ phận chức năng để đạt tới những mục tiêu của chiến lược cấp kinh doanh cũng như cả tổng thể Công ty.
1.2.3.1 Chiến lược Marketing.
Trước hết, với chiến lược phát triển sản phẩm, doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu cho các thị trường hiện tại hoặc các thị trường mới.
Hoặc với những sản phẩm hiện có, Công ty có thể dùng chiến lược phát triển thị trường nhằm chiếm được thị phần lớn hơn ở những thị trường hiện tại, hoặc phát triển các thị trường mới. Khi sản phẩm ở cuối của chu kỳ sống, doanh nghiệp cố gắng kéo dài đời sống sản phẩm bằng cách tung ra các hình thức mới và hoàn thiện hơn về sản phẩm hoặc bao bì nhằm hấp dẫn khách hàng. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể thực hiện chiến lược phát triển “thị trường thứ hai”, nghĩa là tiếp cận thị trường bằng một sản phẩm đã rất thành công ở một thị trường khác.
Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược marketing khác về thị trường, phân phối, giá cả hoặc quảng cáo, khuyến mại.
1.2.3.2 Chiến lược tài chính.
Mục tiêu của chiến lược tài chính là xây dựng quỹ và thiết lập một cấu trúc tài chính phù hợp giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Nó sẽ xem xét các quyết định chiến lược của doanh nghiệp ở góc độ tài chính và chọn ra quyết định tốt nhất.
Một vấn đề quan trọng của chiến lược tài chính là hoạch định về dòng tiền và xem xét tương quan giữa nợ và vốn, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh nhiều biến động, khó có thể dự đoán được. Chính sách về cổ tức cũng là một phần quan trọng trong chiến lược tài chính. Các doanh nghiệp ở những ngành tăng trưởng nhanh như máy tính điện tử và công nghệ phần mềm thường giữ lại phần lớn lợi nhuận, lẽ ra đã chia cổ tức, để thoả mãn nhu cầu vốn cho tái đầu tư. Sự tăng trưởng nhanh và lợi nhuận sẽ thể hiện ở giá trị cao của cổ phiếu. Những doanh nghiệp không ở mức tăng trưởng nhanh có thể dùng mức chia cổ tức cao và ổn định để làm giá trị cổ phiếu của mình được thêm phần hấp dẫn.
1.2.3.3 Chiến lược sản xuất.
Chiến lược sản xuất sẽ xác định xem sản phẩm sẽ được sản xuất như thế nào và ở đâu, quyết định về mức độ hội nhập dọc cần thiết, sự sắp xếp các nguồn lực và mối quan hệ với người cung cấp. Chiến lược cạnh tranh của Công ty là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất và ngược lại chiến lược sản xuất phải được thiết kế nhằm đạt tới các mục tiêu của chiến lược cạnh tranh.
1.2.3.4 Chiến lược công nghệ.
Công nghệ là phương tiện để dẫn đến thành công cho bất cứ một doanh nghiệp nào. Trong điều kiện yếu tố công nghệ đã trở nên quan trọng, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc xây dựng chiến lược công nghệ. Theo Micheal E.Porter, các doanh nghiệp có thể chọn là người tiên phong hoặc theo sau về công
Đi đầu về công nghệ Theo sau về công nghệ Lợi thế về chi
phí thấp
Đi đầu trong thiết kế sản phẩm với chi phí thấp.
Là doanh nghiệp đầu tiên đạt được hiệu ứng đường cong kinh nghiệm.
Tạo ra phương cách hoạt động với chi phí thấp.
Hạ thấp chi phí sản xuất sản phẩm bằng cách học tập kinh nghiệm của người đi trước.
Cố gắng bắt trước để tránh chi phí nghiên cứu và phát triển.
Lợi thế về khác biệt hoá
Đi đầu trong việc tạo ra sản phẩm duy nhất, độc đáo.
Sáng tạo, phát minh trong các hoạt động làm tăng giá trị sản phẩm
Học tập kinh nghiệm của người đi trước nhằm làm cho sản phẩm hoặc hệ thống phân phối gần gũi, thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Hình 1.1. Các phối hợp công nghệ với các lợi thế của doanh nghiệp (Michel E.Porter,1990)
1.2.3.5 Chiến lược về nguồn nhân lực.
Tất cả các mục tiêu đã đặt ra đều được thực hiện bởi con người, do đó chiến lược nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định. Sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào năng lực và sự nhiệt tình của đội ngũ những người lao động trong Công ty.
Trong những năm gần đây, chiến lược nhân lực đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của tất cả các tổ chức. Các doanh nghiệp theo đuổi việc có được một nguồn nhân lực tốt nhất, và làm tất cả để những người lao động đạt tới điều tốt nhất mà họ có thể đạt tới.
Liên quan đến năng lực, các chiến lược về nguồn nhân lực quan tâm đến việc tuyển những người tốt nhất, đào tạo và phát triển họ liên tục, suốt đời để người lao động có thể đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển chiến lược. Năng lực của người lao động không chỉ được quan tâm ở năng lực chuyên môn sâu mà còn chú trọng ở năng lực sáng tạo, làm việc theo nhóm, hợp tác, thông tin và thích ứng
nhanh với sự thay đổi… Sự tích cực nhiệt tình tham gia và trở thành người chủ thực sự của Công ty nhận được sự quan tâm đặc biệt. Chiến lược nguồn nhân lực phải đặt sự chú trọng cao và động cơ làm việc, ý nghĩa của công việc, sự hấp dẫn của công việc và văn hoá tổ chức… qua đó đảm bảo có được một đội ngũ nhân viên được động viên cao độ trong việc đạt tới các mục tiêu chiến lược đã đề ra.