CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
2.2. Phân tích các căn cứ để hoạch định chiến lƣợc cho Công ty Vận chuyển và Kho vận Bưu Điện
2.2.2. Phân tích môi trường vi mô
Đối với các hàng hoá khác, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành thường diễn ra vô cùng khốc liệt do họ cùng sản xuất và kinh doanh một hay nhiều hàng hoá dịch vụ giống nhau. Đối với Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam ngày nay đã không còn ở thế độc quyền trong kinh doanh bởi sự hội nhập kinh tế quốc tế nên có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh về cung cấp dịch vụ logistics như:
Công ty Viễn Thông Quân Đội (Viettel); Công ty Viễn Thông Điện lực; Các doanh nghiệp tư nhân….Đây là những đối thủ cạnh tranh luôn gây áp lực, tạo nhiều thách thức cho Công ty. Các doanh này mới ra đời nên có ưu thế hơn về công nghệ, nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, mạnh dạn tiếp thu công nghệ mới, đội ngũ nguồn nhân lực trẻ, năng động. Bộ máy tinh gọn, làm việc hiệu quả: Chọn lựa ngay thị trường sinh nhiều lợi nhuận để đi vào khai thác; Có nhiều chiến lược quảng cáo, tiếp thị gây ấn tượng với khách hàng.
Tuy nhiên, mạng lưới chưa rộng khắp như Bưu Điện, tập trung ở các khu vực đông dân cư đông đúc. Thời gian cung cấp chưa tiện lợi. Hiện nay Công ty Vận chuyển và Kho vận Bưu Điện vẫn là doanh nghiệp chủ lực trong kinh doanh dịch
vụ logistics, đang nắm giữ thị phần, mạng lưới rộng khắp trên khu vực Bắc – Trung – Nam, tạo được uy tín cho khách hàng. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan, bởi chính những khách hàng lớn sẽ làm tăng doanh thu cho Công ty. Cho nên cần có ngay những chính sách, định hướng kinh doanh phù hợp và hiệu quả để khai tất cả khách hàng giữ vững vị thế kinh doanh.
2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
Trong xu thế tự do hóa kinh doanh như hiện nay, thì việc các doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics nói riêng có đối thủ tiềm năng là điều không thể tránh khỏi. Đối với lĩnh vực dịch vụ logistics, đang là lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế không chỉ doanh nghiệp tiềm ẩn trong nước mà kể cả doanh nghiệp tiềm ẩn nước ngoài cũng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics.
Đầu tiên, các doanh nghiệp này sẽ thâm nhập thị trường ở các tỉnh, thành phố lớn để khai thác các dịch vụ: chuyển phát nhanh, dịch vụ vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, dịch vụ logistics. Từ đó, các doanh nghiệp này sẽ mở rộng thị trường thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các đại lý để kinh doanh dịch vụ logistics.
Hơn thế nữa, VNPOST LOGISTICS còn chịu sự cạnh tranh mạnh từ các doanh nghiệp vận tải trong việc vận chuyển hàng hóa, bưu kiện. Các doanh nghiệp vận tải coi việc vận chuyển hàng hóa là dịch vụ cộng thêm nên tính giá cước dịch vụ rẻ hơn so với VNPOST LOGISTICS. Đây là điểm mà VNPOST LOGISTICS cần chú ý và tìm cách khắc phục. Bởi giá dịch vụ không phải là yếu tố duy nhất cạnh tranh, mà VNPOST LOGISTICS cần chú trọng vào cả chất lượng.
Các đối thủ tiềm năng có các điểm mạnh: Nghiên cứu và tham gia thị trường có tiềm năng; lựa chọn kinh doanh những dịch vụ mang tính lợi nhuận cao; các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân kinh doanh có thể linh động trong việc điều chỉnh giá cước, giá dịch vụ; cách quản lý năng động, linh hoạt khi cần thiết; thực hiện công tác tiếp thị, quảng cáo thường xuyên và đạt hiệu quả. Điểm yếu: Không có nhiều kinh nghiệm; mạng lưới phục vụ không rộng khắp; nguồn lực còn thiếu.
2.2.2.3. Thị trường, khách hàng.
Khách hàng là yếu tố quyết định đầu ra của doanh nghiệp. Trong xu thế kinh tế mở của như hiện nay thì vai trò của khách hàng ngày càng trở lên rất quan trọng, khách hàng là người quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp, khách hàng là thượng đế là người trả lương cho chúng ta.
Khách hàng hiện tại: Là những khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam trong đó có khách hàng đặc biệt, khách hàng trung thành, khách hàng vừa và nhỏ. Loại khách hàng này đã quen với hình ảnh Bưu Điện. Khi có nhu cầu là sẽ nghĩ đến Bưu Điện. Đây là nhóm khách hàng đem lại doanh thu cao cho Công ty. Khuynh hướng tiêu dùng của nhóm khách hàng này:
+ Khách hàng lớn: là các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước là khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ngành Bưu Điện. Quy mô hoạt động rộng, sử dụng dịch vụ tập trung và ổn định. Cần dịch vụ đạt chất lượng như mong muốn của họ, cần các chính sách quan tâm về mặt tinh thần rất lớn, cần sự tôn vinh và khuyếch trương thương hiệu.
Đây là những khách hàng mà các doanh nghiệp khác cũng đang hướng đến.
+ Khách hàng trung thành: là các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân kinh doanh, họ sử dụng dịch vụ rải rác hoặc theo mùa trong năm. Nhu cầu giá cước rẻ, vận chuyển nhanh chóng. Họ quan tâm các chính sách chăm sóc khuyến mãi khi sử dụng dịch vụ của ngành Bưu Điện.
Khách hàng tiềm năng: là những khách hàng chưa tham gia thị trường của ngành Bưu chính nhưng có khả năng tham gia và những khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Đó là những tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trong và ngoài nước mới hình thành và sắp hình thành trong tương lai.
Khi nghiên cứu, phân tích được rõ các đối tượng khách hàng sẽ giúp cho Công ty Vận chuyển và Kho vận Bưu Điện hiểu rõ nhu cầu của họ để đáp ứng, để lôi kéo và giữ họ đến với mình. Nhu cầu thì đa dạng, thị trường thì luôn trong thế cạnh tranh mạnh mẽ. Vì thế, dịch vụ logistics cần cung cấp hết sức đa dạng, để hướng đến những đối tượng khách hàng này làm tăng doanh thu dịch vụ logistics cho Công ty.
2.2.2.4. Nhà cung cấp.
Nếu trong cơ chế quản lý kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp trước đây, ngành dịch vụ bưu chính và dịch vụ logistics hoạt động như một ngành dịch vụ thương mại thì ngày nay, trong cơ chế thị trường, ngành dịch vụ bưu chính và dịch vụ ogistics là hoạt động thương mại l mang tính chất liên ngành do dịch vụ logistics bao gồm nhiều hoạt động. Tuy nhiên, tính chất phục vụ vẫn là một điểm quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh bởi vì với tính chất là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trước hết vẫn phải hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được giao trong đó có việc phục vụ tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế cũng như các hoạt động chính trị xã hội của đất nước cũng như của địa phương. Vì vậy, có thể nói đặc điểm nổi bật của ngành logistics hiện nay không phải chỉ là một hoạt động đơn lẻ, mà bao gồm một chuỗi các hoạt động bao trùm quá trình sản phẩm được sản xuất ra và chuyển tới khách hàng.
Dịch vụ logistics một ngành kinh doanh hàng hoá gắn liền với các khâu của quá trình sản xuất và là dạng hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nên hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics có những đặc thù:
- Thứ nhất việc quản lý kinh doanh các dịch vụ logistics sao cho đạt hiệu quả cao nhất, vừa không ngừng nâng cao số lượng, chất lượng các dịch vụ bán ra, lại vừa giảm thiểu chi phí hướng tới kết quả cuối cùng là hiệu quả kinh doanh.
- Thứ hai là phải kinh doanh có lãi trong điều kiện giá cước phí hợp lý phù hợp với thị trường. Như vậy việc vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường trong kinh doanh phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận kinh tế với các lợi ích cộng đồng, các mục tiêu chính trị xã hội.
- Thứ ba là việc tổ chức kinh doanh có hiệu quả trên một mạng lưới rộng lớn dựa trên những kênh phân phối đặc biệt là hệ thống vận chuyển và kho bãi cùng với các thiết bị vận chuyển được kết hợp theo những tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt.
Số lượng khách hàng lại đa dạng và phức tạp về nhu cầu cũng là một thách thức mà ngành dịch vụ logistics phải giải quyết.
- Một đặc điểm quan trọng khác đó là ngành dịch vụ logistics là ngành có
tích chất phục vụ. Việc phục vụ, cung ứng tốt dịch vụ cho khách hàng vừa là nhiệm vụ chính trị xã hội vừa là cơ sở đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả.
Công ty Vận chuyển và Kho vận Bưu Điện không phải lo lắng nhiều đến nhà cung cấp vì sản phẩm của Công ty là dịch vụ. Có khách hàng thì sản phẩm sẽ được tạo ra từ nguồn cung cấp là lực lượng lao động, trang thiết bị (máy tính, các loại xe vận chuyển…):
- Lao động hiện này là lực lượng có sẵn đã qua đào tạo từ khâu tuyển chọn và ký hợp đồng dài hạn đủ để phục vụ cho Công ty.
- Trang thiết bị đã được trang cấp từ Tổng Công ty hay được chi phí mua sắm và đầu tư khấu hao dài hạn nên không biến động và khan hiếm trên thị trường hiện nay.
2.2.2.5. Sản phẩm thay thế.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), dịch vụ ogistics tại Việt Nam l đang có những bước phát triển mạnh mẽ thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong và người nước. Với lợi thế về mạng lưới bưu chính rộng khắp, kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ chuyển phát bưu chính, Bưu ĐiệnViệt Nam có nhiều tiềm năng để kinh doanh dịch vụ logistics.
Một đặc điểm của ịch vụ d logistics không phải chỉ là một hoạt động đơn lẻ, mà bao gồm một chuỗi các hoạt động bao trùm quá trình sản phẩm được sản xuất ra và chuyển tới khách hàng và là hoạt động thương mại mang tính chất liên ngành do dịch vụ ogistics bao gồm nhiều hoạt động và các hoạt động chịu sự quản lý của l nhiều bộ ngành có liên quan.
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiểu, giao hàng hoặc các dịch vụ có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận của khách hàng để hưởng thù lao.
Đối với Công ty sản phẩm kinh doanh dịch vụ logistic nhưng trong quá trình là
phát triển, mạng vận chuyển và dịch vụ logistics Công ty Vận chuyển và Kho vận Bưu Điện không ngừng được củng cố và hoàn thiện, đảm bảo vận chuyển kịp thời bưu gửi đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng chuyển phát bưu gửi và cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng, hiện nay Công ty Vận chuyển và Kho vận Bưu Điện đã có sản phẩm thay thế và đã sử dụng tổng hợp các phương tiện vận chuyển từ thô sơ đến hiện đại gồm phương tiện vận chuyển xã hội và phương tiện vận chuyển chuyên ngành. Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển căn cứ vào cự ly vận chuyển, khối lượng vận chuyển, điều kiện vận chuyển và thời gian vận chuyển cho phép như:
- Vận chuyển bằng đường hàng không:
Vận chuyển bằng đường hàng không có những đặc điểm sau: Tốc độ vận chuyển nhanh, khối lượng lớn, cự ly xa, độ ổn định tương đối cao, nhưng giá cước vận chuyển cao hơn so với các phương tiện vận chuyển khác. Ở các nước phát triển vận chuyển hàng không được sử dụng rộng rãi trong vận chuyển bưu chính, ngoài ra bưu chính một số nước còn có máy bay chuyên dùng trong vận chuyển bưu chính.
Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam đã ký hợp đồng với các hãng hàng không để vận chuyển bưu gửi trong nước đáp ứng nhu cầu chuyển phát bưu chính của khách hàng.
- Vận chuyển bằng đường sắt:
Vận chuyển đường sắt có một số đặc điểm chủ yếu sau: Khối lượng vận chuyển lớn, cự ly xa, đảm bảo độ an toàn và ổn định, tốc độ vận chuyển tương đối nhanh, giá cước vận chuyển thấp. Vận chuyển đường sắt là loại hình vận chuyển ưu việt nhất trong các phương tiện thủy bộ. Chính vì vậy mà nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng đường sắt làm phương tiện vận chuyển trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh vực bưu chính.
Để vận chuyển bưu gửi Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam đã ký hợp đồng vận chuyển với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thuê toa tàu trên tuyến Bắc – Nam và ngược lại để chở các lô hàng kích thước và khối lượng lớn không đòi hỏi gấp rút về thời gian.
- Vận chuyển bằng đường biển:
Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam dùng phương tiện vận chuyển đường biển để chuyên chở các lô hàng kích thước và khối lượng lớn đi các nước trên thế giới, với phương tiện vận chuyển này giá cước khá rẻ.
- Vận chuyển bằng ô tô chuyên ngành:
Trong loại hình vận chuyển này Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam đã đầu tư các loại ôtô với tải trọng khác nhau phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển và phát bưu gửi. Đối với loại hình vận chuyển bằng ôtô chuyên ngành Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam tổ chức mạng liên tỉnh, mạng nội tỉnh và một số tuyến đường thư để trao đổi bưu gửi với một số nước.