Phương pháp giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, GV là người trực tiếp truyền tải kiến thức, nội dung của từng môn học đến SV, GV có thể chủ động lựa chọn phương pháp và hình thức giảng dạy.
Phương pháp giảng dạy của GV theo cách hiểu thông thường là tổng hợp các cách thức làm việc có chủ đích và có thể có của GV lên người học nhằm phối hợp thống nhất quá trình dạy học của GV với quá trình học của người học, trong đó GV đóng vai trò chủ đạo, người học đóng vai trò tích cực chủ động nhằm thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu của việc dạy học. Phương cách hay, có hiệu quả sẽ đạt được kết quả như mong muốn, phương cách kém, không khoa học thì sẽ khó có thể có được một kết quả tốt.
Tùy theo điều kiện cụ thể như trình độ, kinh nghiệm giảng dạy của GV, đặc điểm, quy mô người học, khung chương trình đào tạo, lượng kiến thức truyền đạt, đặc thù môn học, các điều kiện về phương tiện giảng dạy và học tập thì việc giảng dạy có thể sử dụng các phương pháp và hình thức sau:
* Về phương pháp có hai phương pháp cơ bản:
- Phương pháp độc thoại thầy đọc trò ghi–
- Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm sinh viên đóng vai – trò chủ động.
* Về hình thức giảng dạy có thể sử dụng:
- Hình thức thuyết trình hình thức độc thoại gồm: –
+ Thuyết trình không chú ý đến việc người học có ghi chép được hay không + Thuyết trình có chú ý đến việc người học ghi chép
- Hình thức hướng dẫn: là hình thức GV hướng dẫn SV vào những vấn đề có tính định hướng, để sinh viên tự nghiên cứu thông qua giáo trình, tài liệu tham khảo
- Hình thức đối thoại: là hình thức đối thoại trên lớp giữa GV và SV về những vấn đề cốt lõi, trọng tâm của bài giảng mà giáo viên cần truyền đạt cho HS.
- Hình thức trò chơi: là hình thức giảng dạy thông qua việc đóng vai diễn theo một kịch bản có liên quan tới bài học, SV phải vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với sự hiểu biết về tình hình kinh tế, xã hội, luật pháp,.. để đưa ra cách thức giải quyết. Cùng với sự hướng dẫn của GV, SV sẽ nắm được nội dung bài giảng và có kỹ năng xử lý thực tế.
- Hình thức giảng dạy dựa trên vấn đề: là hình thức nâng cao của hình thức trò chơi. GV phải xây dựng các tình huống, thông báo nội dung tình huống đó cho SV để họ có thời gian chuẩn bị trước thông qua việc nghiên cứu lại bài học, tìm kiếm tài liệu, sau đó chia lớp học thành các nhóm để tham gia giải quyết tình huống, tìm ra giải pháp mà nhóm SV coi như hợp lý để GV và cả lớp phân tích và lựa chọn giải pháp tối ưu.
Theo PGS.TS Bùi Huy Thảo trong đề tài nghiên cứu cấp bộ, Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐH Kinh tế quốc dân (2003), công việc cần thảo luận theo nhóm có thể được miêu tả trong chu trình dưới đây:
Sơ đồ 1. Chu trình công việc thảo luận2
Như vậy chu trình dạy học dựa theo vấn đề gồm 4 giai đoạn. Sau khi kết thúc giai đoạn 1 (Giới thiệu chủ đề, chuẩn bị các hoạt động và nguồn lực cần thiết), SV bắt đầu nhóm ọp theo các nhóm nhỏ giai đoạn 2 (có hoặc không sự trợ giúp của h - trợ giảng) nhằm phân tích chủ đề, đưa ra các câu hỏi và giả thiết đầu tiên, phân chia nhiệm vụ cho các thành viên nhóm. Tiếp theo, các thành viên làm việc độc lập theo nhiệm vụ đ được phân chia (giai đoạn 3). Kết thúc giai đoạn 3, từng thành viên sẽ ã giới thiệu thành qu àm viả l ệc trong nhóm. Cuối cùng mỗi cá nhân tự viết một bản báo cáo (giai đoạn 4). Kèm theo các giai đoạn này nên có các buổi hội thảo trong một nhóm lớn, hoặc các hoạt động ực tế hay tiến h th ành thí nghiệm.
Việc thảo luận trong nhóm là bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, nó không những giúp SV phát triển được khả năng giao tiếp và các kỹ năng xã hội mà còn phát triển được quá trình nhận thức (đọc hiểu, phân tích, đánh giá,…)
- Hình thức giảng dạy bằng việc yêu cầu viết tiểu luận, chuyên đề: là hình thức mà GV yêu cầu SV lựa chọn một vấn đề nhỏ, gọn liên quan tới môn học. Để giải quyết vấn đề đó, SV phải đọc lại những lý luận chung đã được tiếp cận để lựa chọn, phân tích đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các kiến nghị và giải pháp có tính khả thi để giải quyết vấn đề đó.
- Hình thức giảng dạy thông qua thâm nhập thực tế: là hình thức giảng dạy mà SV được trực tiếp xuống các cơ sở, doanh nghiệp để tham quan, đi thực tập tốt nghiệp cuối khóa, tham gia các cuộc điều tra chuyên môn.
Thảo luận trong nhóm
Thảo luận trong nhóm
Làm việc độc lập Làm việc
độc lập
1
4 3
2
- Hình thức giảng dạy thông qua kiểm tra, thi,... để đánh giá kết quả học tập, kỹ năng, kiến thức của SV.
Các phương pháp và hình thức giảng dạy trên tương ứng với các khâu cơ bản của quá trình giảng dạy, vì vậy GV có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức giảng dạy đó nhằm truyền đạt kiến thức cho SV một cách hiệu quả.
Do vậy phương pháp giảng dạy đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Chất lượng dạy và học gần như là một vì cả hai đều dẫn đến một kết quả chung đó là sản phẩm của một SV được đào tạo. Sự tiến bộ của SV là do người thầy tác động đến thông qua đổi mới kiểm tra, đánh giá và phương pháp giảng dạy.
Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khiến mối quan hệ thầy – trò trong nhà trường bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy giáo không còn nguyên thủy và bắt đầu dịch chuyển sang SV. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi SV có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó người thầy đóng vai trò là người hướng dẫn.
Công nghệ đào tạo hay công nghệ dạy học có thể được hiểu theo hai cách:
Theo nghĩa hẹp, công nghệ đào tạo đồng nhất sử dụng vào giáo dục các phát minh, các sản phẩm công nghệ hiện đại và các phương tiện kỹ thuật dạy học
Theo nghĩa rộng, công nghệ đào tạo là khoa học về giáo dục. Nó xác lập các nguyên tắc hợp lý của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành đào tạo cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có hiệu quả để đạt được mục tiêu đã đề ra, đồng thời tiết kiệm được sức lực của thầy và trò.
Nâng cao CLĐT nói chung và chất lượng giảng dạy nói riêng thực chất là liên tục đổi mới công nghệ dạy học phù hợp với từng thời kỳ của xã hội. –
Theo PGS.TS Bùi Huy Thảo trong đề tài nghiên cứu cấp bộ, Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐH Kinh tế quốc dân (2003) công nghệ dạy học, công nghệ học được thể hiện sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3. Công nghệ dạy
Sơ đồ 1.4. Công nghệ học Tài nguyên
thông tin Người cung
ứng thông tin ban đầu
Người học Dịch vụ
thông tin Công nghệ
thông tin
Cách giải quyết vấn đề
Cách hội nhập vào cộng đồng
Cách tư duy sáng tạo
Tập quán học tập suốt đời
Các kho dữ liệu
Thư viện
Nhà khoa học
Nhà xuất bản
Internet
Thu thập chọn lọc thông tin để soạn bài
Thư viện, khoa, trường
Soạn bài, phương pháp giảng dạy, bài tập
Cách tra cứu, tìm thông tin từ các tư liệu
Lên lớp, thảo luận, học tổ, học nhóm, kiểm soát và thi
Cho mượn sách, cung ứng thông tin, truy cập internet, mua thông tin các nơi khác
Công tác xã hội, Hội, Đoàn, sinh hoạt học thuật Công
nghệ/ quá trình, phân tích, xử lý thu nhận
Tiểu luận, kiểm tra, thi, chuyên đề.
Cách giải quyết vấn đề Sự hội nhập Sự sáng tạo Ng i ườ
cung ng ứ
Điểm, mức đánh gia
Giảng viên, Thư viện, Internet, Các tổ chức và xã hội