Để giải quyết vấn đề bức bách trong giai đoạn hiện nay là đào tạo theo nhu cầu xã hội, trường CĐ KTCN HN đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo đổi mới trong công tác tuyển sinh, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu giúp HS, SV ra trường có việc làm, đáp ứng được yêu cầu công việc, tạo động lực lâu dài, nâng cao hiệu quả của giáo dục. Nhà trường đã thực hiện đào tạo với cơ cấu ngành nghề phong phú, đa dạng, chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác nhau.
Thường xuyên rà soát, đổi mới phương pháp giảng dạy, đề cương chương trình để
đáp ứng sự phát triển của khoa học công nghệ, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Công tác xây dựng chuẩn đào tạo với các ngành nghề đào tạo đang từng bước được triển khai.
Để đánh giá chất lượng đào tạo, nếu chỉ đánh giá dựa trên ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý, mức độ hài lòng của người học trong trường thì chỉ mang tính chủ quan, thiếu thuyết phục và có thể thiếu chính xác. V ậy, để đánh giá mang tính ì v khách quan, phản ánh đúng thực trạng kết quả đào tạo tại trường CĐ KTCN HN, tác gi còn khả ảo sát ý kiến đánh giá từ phía các doanh nghiệp hướng dẫn HS, SV thực tập, các doanh nghiệp có sử dụng lao động đã qua đào tạo tại trường, đặc biệt có nhiều chủ doanh nghiệp là cựu HS, SV của nhà trường.
Đợt điều tra khảo sát này, tác giả gửi phiếu điều tra tới 100 doanh nghiệp sử dụng lao động là người có trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp chuyên ngành kinh tế. Phiếu điều tra gồm các nội dung chính sau:
- Nhu cầu, cách thức tuyển dụng: Nội dung nhằm tìm hiểu nhu cầu, cách thức tuyển dụng lao động phổ biến nhất hiện nay của các doanh nghiệp, qua đó Nhà trường sẽ định hướng giúp học sinh trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.
- Mức độ quan tâm của doanh nghiệp theo các tiêu chí khi tuyển dụng lao động. Các tiêu chí này được đánh giá theo hai mức độ: quan trọng và kém quan trọng.
- Đánh giá kỹ năng làm việc theo các tiêu chí (phần chủ yếu của phiếu điều tra).
- Nội dung cuối cùng là câu hỏi mở: lấy ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.
Kết quả đánh giá qua phiếu điều tra khảo sát từ phía người sử dụng lao động được tổng hợp như bảng 2.11
Bảng 2.11. Mức độ quan tâm của doanh nghiệp theo các tiêu chí khi tuyển dụng lao động
TT Tiêu chí đánh giá
Tỷ lệ đánh giá (%) Quan
trọng
Kém quan trọng
1. Trình độ chuyên môn 92 8
2. Kỹ năng thực hành 100 0
3. Mức độ tư duy sáng tạo 100 0
4. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin 96 4
5. Năng lực hợp tác, phối kết hợp trong công việc 96 4
6. Khả năng giao tiếp 96 4
7. Phẩm chất đạo đức 100 0
8. Kỹ năng khác 88 12
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến, theo phụ lục số4) Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến các tiêu chí được đánh giá là quan trọng và kém quan trọng khi tuyển dụng lao động, cụ thể:
+ Kỹ năng thực hành, mức độ tư duy sáng tạo, và phẩm c ất đạo đứch được 100% các doanh nghiệp đánh giá là quan trọng khi tuyển dụng.
+ Năng lực hợp tác, phối kết hợp trong công việc, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin và khả năng giao tiếp của người lao động có 96% ý kiến được hỏi cho là quan trọng và 4% cho là kém quan trọng.
+ Trình độ chuyên môn của người lao động có 92% cho là quan trọng, 8%
cho là kém quan trọng.
+ Kỹ năng khác (khả năng cập nhật và xử lý nhanh thông tin, khả năng tham gia các hoạt động xã hội, khả năng lãnh đạo, quản lý, thương lượng…) được 88% ý kiến cho là quan trọng và 12% cho là kém quan trọng.
Một thực trạng đáng buồn là phần lớn HS, SV tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng vì thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm nhận các vị trí công việc mà họ dự tuyển. Theo các chuyên gia tuyển dụng tại các
doanh nghiệp, phần lớn HS, SV thiếu hoặc yếu các kiến thức, kỹ năng thực hành (có thể áp dụng vào thực tế công việc) mặc dù họ đ được đã ào tạo bài bản suốt mấy năm học, đặc biệt là rất yếu về các kỹ năng mềm.
Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng nhà trường cần cải cách chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp với thực tế, khi xây dựng chương trình cần có ý kiến tham khảo của doanh nghiệp để sát với các nhu cầu sử dụng lao động thực tế hiện nay. Cụ thể bổ sung vào giảng dạy những nội dung thực tế cần như sử dụng các phần mền kế toán, các cách để cập nhật các thông tin mới nhất về chính sách thuế, mức lương tối thiểu, mức lương đóng bảo hiểm xã hội, ...
- Đánh giá các kỹ năng của người lao động được tuyển dụng qua đào tạo tại trường, được các doanh nghiệp đánh giá như bảng 2.12
Bảng 2.12. Tổng hợp phiếu điều tra đánh giá các kỹ năng của người lao động từ phía người sử dụng.
TT Kỹ năng làm vi ệc
Tỷ lệ đánh giá (%) Kém Trung
bình Khá T ốt Rất t ốt 1 Kiến thức lý thuyết về chuyên môn - 12 68 20 -
2 Kỹ năng thực hành 16 60 24 - -
3 Chủ động sáng tạo trong công việc 4 16 40 32 8 4 Biết sử dụng vi tính, ngoại ngữ 12 60 16 12 - 5 Biết lắng nghe, học hỏi người khác - 16 16 60 8
6 Kỹ năng giao tiếp - 12 44 28 16
7 Kỹ năng tổ chức và quản lý nhóm
công vi ệc 16 32 32 16 4
8 Biết phối hợp với đồng nghiệp trong
công vi ệc - 8 28 48 16
9 Có tính trung th ực và tinh th ần
trách nhiệm trong công việc - - 8 60 32
10 Chấp hành kỷ luật lao động - - - 72 28
11 Kỹ năng khác - 68 20 12 -
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thăm dò ý kiến, theo phụ lục số 4)
+ Kiến thức lý thuyết về chuyên môn của người lao động được đánh giá chung ở mức độ khá: có tới 68% ý kiến đánh giá mức khá, 20% đánh giá mức độ tốt và 12% đánh giá mức độ trung bình.
+ Kỹ năng thực hành được đánh giá chung ở mức độ trung bình: có 60%
đánh giá mức độ trung bình, 24% đánh giá mức độ khá và 16% đánh giá mức độ kém.
+ Chủ động sáng tạo trong công việc của người lao động được đánh giá là khá: có 40% đánh giá mức khá, 32% đánh giá mức tốt, 8% đánh giá mức rất tốt và 16% đánh giá mức trung bình.
+ Khả năng sử dụng vi tính, ngoại ngữ và kỹ năng khác được đánh giá chung ở mức trung bình: trên 60% đánh giá trung bình, khoảng 20% đánh giá khá.
+ Biết lắng nghe, học hỏi người khác được đánh giá tốt: trên 60% đánh giá tốt, trên 32% đánh giá rất tốt, còn lại là khá
+ Tính trung thực, tinh thần trách nhiệm trong công việc và ý thức kỷ luật lao động được đánh giá tốt: trên 60% đánh giá tốt, trên 8% đánh giá rất tốt, 10% còn lại là khá.
+ Kỹ năng giao tiếp được đánh giá chung ở mức khá: 44% đánh giá mức khá, 28% đánh giá mức tốt, 16% đánh giá mức rất tốt và 12% đánh giá mức trung bình.
+ Kỹ năng tổ chức và quản lý nhóm công việc được đánh giá ở mức trung bình, khá đạt 32%.
+ Kỹ năng phối hợp với đồng nghiệp trong công việc được đánh giá ở mức độ khá, tốt: có 48% ý kiến đánh giá mức độ tốt, 28% đánh giá mức khá và 16%
đánh giá mức rất tốt.
Một bộ phận không nhỏ HS, SV khi ra trường tiếp cận công việc còn chậm, các em còn cần phải mất thêm thời gian để học thêm một số kiến thức, thực hành thêm một số kĩ năng nữa để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi thực tế của xã hội, tránh tụt hậu, lạc hậu so với khu vực, với thế giới. Nguyên nhân là do một số nội dung
kiến thức trong thực tập thực tế chưa được đề cập đến trong các tiết giảng dạy ở trên lớp của các giảng viên và đề nghị nhà trường xem xét bổ sung.
Chẳng hạn một sinh viên của một trường đào tạo về kinh tế mới ra trường nếu muốn đi làm kế toán thì phải đọc thêm tài liệu về luật kế toán ặc phải có sự ho hướng dẫn thêm của kế toán trưởng hay kế toán viên đi trước. Vì vậy, giảng viên cố gắng giảng dạy cho HS, SV nguồn kiến thức sát thực tế, phù hợp với thời đại nhất để khi ra trường các em không mất hoặc mất ít thời gian, công sức nhất để thích ứng với thực tế. Hay nói cách khác là chúng ta dạy nghề cho con người sao cho khi ra trường người đó làm được việc đúng chuyên ngành mà mình học.
Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp chưa cao cũng thể hiện ở chỗ HS, SV mới ra trường chưa có khả năng tốt khi xử lý tình huống trong công việc, chưa biết cách điều tiết công việc phù hợp với tiến độ và môi trường xung quanh để tạo nên hiệu quả tốt nhất, tác phong làm việc chưa nhanh nhạy, khoa học kết hợp với việc nắm vững về kiến thức chuyên môn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp còn cần ở nguồn nhân lực này khả năng điều tiết các ối quan hệ: mối quan hệ với đối tác (khi ký m kết hợp đồng); mối quan hệ với công nhân (khi chỉ đạo công trình) và mối quan hệ với đồng nghiệp (khi học hỏi kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp).