Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trong các trường TCCN

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 33 - 39)

* Mục tiêu của các trường TCCN

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

H TCCN nhệ ằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công

nghệ vào công việc.

* Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp

1. Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo.

2. Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc.

* Chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp

1. Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định ngành về chương trình TCCN, quy định chương trình khung về đào tạo TCCN

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ ở thẩm định của hội đồng thẩm s định ngành về chương trình dạy nghề, quy định chương trình khung cho từng trình độ nghề được đào tạo bao gồm cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các môn học bảo đảm mục tiêu cho từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, cơ sở dạy nghề xác định chương trình dạy nghề của cơ sở mình.

2. Giáo trình giáo dục nghề nghiệp cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục nghề nghiệp.

* Chỉ tiêu định lượng

1. Tỷ lệ SV/GV: Tương ứng với tiêu chí này là các chỉ số đánh giá cho phép trả lời các câu hỏi: tỉ lệ bao nhiêu SV/GV là phù hợp, tỷlệ nào sẽ đảm bảo tốt nhất

cho chất lượng đối với từng ngành học. Tỷ lệ quy định chung của Bộ Giáo dục – Đào tạo là 20/GV.

2. Tỷ lệ GV có học vị thạc sỹ, tiến sỹ và có chức danh khoa học phó giáo sư, giáo sư trên tổng số GV của cơ sở đào tạo: Tỷ lệ GV đạt được yêu cầu trên càng cao thì khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của cơ sở càng tốt.

3. Tỷ lệ GV có kinh nghiệm công tác chuyên môn từ 10 12 năm: tỷ lệ này - cũng thể hiện sự tâm huyết nghề nghiệp và khả năng truyền tải những nội dung gắn liền với thực tiễn càng cao.

4. Dựa trên kết quả đánh giá của đồng nghiệp: có thể căn cứ vào phiếu điều tra, thông qua các giờ dự giảng trên lớp, thông qua giáo án, bài giảng.

5. Dựa trên tổng hợp phiếu điều tra ý kiến của SV: có thể tiến hành định kỳ khi kết thúc môn học, cơ sở đào tạo có thể phát phiếu đánh giá GV bộ môn tới từng SV.

6. Dựa trên số lượng SV ra trường có việc làm.

* Chỉ tiêu định tính

1. Có phương pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tượng học, từng chuyên đề, môn học như:

o Thể hiện rõ được động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học o Thể hiện r được vai trõ ò của người học, người dạy, vai trò của các mối tương tác trong quá trình h ọc

o Thể hiện được kết quả mong đợi của người học...

2. Đảm bảo truyền đạt những thông tin chính yếu nhất mà môn học đòi hỏi, thông tin được cung cấp có độ chính xác, logic, khoa học và có tính thực tiễn, có sự kết nối với các môn học có liên quan.

3. Cung cấp đầy đủ tài liệu, hệ thống câu hỏi bài tập và có hướng dẫn cách thức tìm hiểu thông tin, phương pháp giải bài tập.

4. Giúp cho người học nhận thức được khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào việc học các môn khác hoặc vào thực tiễn, các môn ngành có thể thao tác, xử lý được nghiệp vụ ngay khi còn đang học.

5. Phát huy được khả năng sáng tạo của SV, hướng dẫn được cho SV cách thức nghiên cứu và giải quyết vấn đề, tạo sự hứng khởi, chủ động cho người học.

6. Biết sử dụng các phương tiện trợ giảng hợp lý. Chỉ số đánh giá chất lượng giảng dạy được đo lường bởi hệ các chỉ số từ bên ngoài trường, chỉ số bên trong trường và chỉ số nội tại bên trong SV. Có thể nhóm các chỉ số đánh giá chất lượng giảng dạy thành các nhóm nhân tố sau:

+ Giảng viên

Năng lực, trình độ của GV Mối quan hệ của GV với SV Tỷ lệ GV/SV

+ Giảng dạy và học tập Chương trình môn học

Phương pháp giảng dạy của GV

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy...

+ Đội ngũ SV

Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng viết thuyết trình các vấn đề...

+ Điều kiện cơ sở vật chất Diện tích phòng học Không gian ánh sáng

Trang thiết bị phục vụ trong lớp học...

Mục đích của đánh giá học tập

 Phân loại hoặc tuyển chọn người học

Đây có lẽ là mục đích phổ biến nhất của các hoạt động đánh giá học tập. Với mục đích này, thông qua đánh giá người học được phân loại về trình độ nhận thức, năng lực tư duy, hoặc kỹ năng. Sự phân loại này có thể nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau: xét lên lớp, khen thưởng, xét tuyển đối với bậc học cao hơn, xét tuyển dụng lao động…

 Duy trì chuẩn chất lượng

Đánh giá còn nhằm mục đích xem xét một chương trình học hoặc một nhóm đối tượng người học có đạt được yêu cầu tối t ểu về mặt chất lượng đ được xác hi ã định hay không. Đánh giá theo mục đích này thường được tiến hành bởi các nhà quản lý giáo dục hoặc các cơ quan quản lý chất lượng giáo dục.

Động viên học tập

Thực tiễn giáo dục cho thấy một khi hoạt động đánh giá được tổ ức đều ch đặn và thích hợp thì chất lượng học tập không ngừng được nâng cao. Đánh giá được xem như một chất xúc tác giúp cho “phản ứng học tập” được diễn ra thuận lợi hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu quá đề cao hoặc áp dụng thái quá các biện pháp khích l thì có thệ ể dẫn đến kết quả làm cho người được khuyến khích điều chỉnh mục đích hoạt động của họ.

Cung cấp thông tin phản hồi cho người học

Kết quả đánh giá có thể cho phép người học thấy được năng lực của họ trong quá trình học tập. Muốn vậy, thông tin đánh giá cần đa dạng, hoạt động đánh giá cần diễn ra tương đối thường xuyên.

Cung cấp thông tin phản hồi cho người dạy

Thông qua đánh giá, giáo viên có thể biết được năng lực học tập hoặc khả năng tiếp thu về một vấn đề cụ thể của người học, biết được tính ệu quả của một hi phương pháp giảng dạy hoặc một chương trình đào tạo nào đó và từ đó có thể khắc phục những hạn chế.

 Chuẩn bị cho người học vào đời

Đây là mục tiêu ít được quan tâm nhất trong thực tiễn giáo dục mặc dù nó không kém phần quan trọng. Thông qua các phương pháp đánh giá khác nhau, giáo viên có thể giúp người học bổ sung, phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống cũng như nghề nghiệp về sau. Ngoài các kỹ năng có tính đặc thù của nghề nghiệp, các kỹ năng xã hội (như kỹ năng giao ếp, tr ti ình bày; kỹ năng làm việc nhóm;…) cũng rất quan trọng đối với người học về sau bỡi lẽ cho dù với loại công việc gì, con người cũng phải sống và làm việc trong một môi trường tập thể nhất định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy trong chương đề tài đ1 ã h thệ ống hóa được những vấn đề hết sức cơ bản ềv quản trị chất lượng ất lượng ịch vụ, các đặc điểm của dịch vụch d ; đào tạo, quan niệm về chất lượng đào tạo, ản lý chất lượng đqu ào t ; chạo ất lượng đào tạo của nhà trường ừ đó thấy được sự cần thiết của đánh g t iá chất lượng đào tạo; đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung cũng như đào tạo TCCN trong trường CĐ nói riêng. Để đánh giá chất lượng của một sản phẩm ữu hh ình ã là mđ ột điều rất khó nhưng đối với sản phẩm là vô hình (sản p ẩm đào ạoh t ) thì lại càng khó hơn vì chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu thành như chương trình đào tạo, giáo trình giáo án, phương pháp phương tiện giảng dạy, nhân lực, các yếu tố đầu vào.... Chính vì vậy để có sản phẩm tốt, chất lượng cao n ất lh à sản phẩm đào tạo th ần phải có hệ ống ì c th các chỉ tiêu đánh giá đồng bộ với các tiêu chí đánh giá phù hợp; từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng đào tạo ệ TCCN tại h trường CĐ KTCN Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)