Căn cứ của giải pháp:
- Chất lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo của trường.
- Cơ cấu giáo viên của nhà trường chủ yếu là giáo viên trẻ, khối lượng giảng dạy trong một năm học nhiều, kinh nghiệm giảng dạy còn ít, ảnh hưởng tới việc truyền tải kiến thức đến với người học.
Mục tiêu của giải pháp: nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên.
Nội dung của giải pháp:
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đòi hỏi nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, dài hạn từ khâu tuyển dụng, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đến chính sách đãi ngộ trong quá trình sử dụng đội ngũ giáo viên.
Xây dựng quy chế trong tuyển dụng.
Để đáp ứng được quy mô đào tạo ngày càng tăng trong những năm tới, nhà trường cần xây dựng kế hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chuyên môn cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý.
- Trong tuyển dụng, nhà trường cần có quy chế ưu tiên, ưu đãi đối tượng là sinh viên tốt nghiệp bằng khá và giỏi từ các trường ĐH chuyên ngành hoặc những người có trình độ chuyên môn giỏi, có tay nghề cao từ các công ty, doanh nghiệp có nguyện vọng làm công tác giảng dạy. Việc tuyển dụng giáo viên cần đảm bảo yêu cầu:
+ Về số lượng: Xây dựng đội ngũ giáo viên phải đủ về số lượng, đảm bảo tỷ lệ trung bình trên 20 HS/1 giáo viên.
+ Về chất lượng: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên về phẩm chất đạo đức, yêu ngành yêu nghề, có trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, có kiến thức và kinh nghiệm thực tế sản xuất, có trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có kiến thức về văn hoá, xã hội.
+ Về cơ cấu trình độ chuyên môn và ngành nghề: Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo ề cơ cấu về tr v ình độ chuyên môn đào tạo theo các ngành nghề, tránh tình trạng mất cân đối về giáo viên chuyên ngành của mỗi ngành nghề đào tạo.
Chú trọng công tác bồi dưỡng học tập nâng cao trình độ của giáo viên.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được đi thực tế tại các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo ở trong và ngoài nước.
- Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thiết kế bài giảng và kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại, kỹ năng tìm kiếm và cập nhật thông tin trên Internet...
- Tiến tới quy định bắt buộc khả năng sử dụng ngoại ngữ của giáo viên ứng dụng vào việc tìm hiểu, nghiên cứu, biên dịch giáo trình, tài liệu từ nước ngoài.
Bước đầu có thể áp dụng quy định đối với những giáo viên có độ tuổi dưới 35 hiện đang giữ các vị trí tổ trưởng bộ môn, trưởng, phó các khoa chuyên ngành. Trên cơ sở đó tạo điều kiện để giáo viên nòng cốt có thể đi tu nghiệp, thực tập sinh, nghiên cứu sinh ở nước ngoài.
- Tiếp tục liên kết với các trường ĐH có uy tín để mở các lớp học sau ĐH, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 ngay tại trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ.
- Quy định bắt buộc việc giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học ở các cấp.
- Tăng cường công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua hình thức dự g ờ, hội giảng, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và i học sinh về hoạt động dạy học của giáo viên kết hợp với đối chiếu kết quả học tập của HS.
- Phát triển hình thức mời giáo viên thỉnh giảng, qua đó giúp nhà trường có thêm lực lượng giáo viên có kiến thức, kinh nghiệm từ các trường ĐH. Thông qua đó cũng là giải pháp đề đội ngũ giáo viên của trường học tập kinh nghiệm, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp. Đồng thời không làm tăng lượng giáo viên biên chế.
Quá trình sử dụng đội ngũ cán bộ giáo viên
- Khuyến khích và có chế độ thỏa đáng động viên cán bộ, giáo viên trong việc học tập nâng cao trình độ, như: hỗ trợ học phí, tiêu chuẩn xét nâng lương, xét các tiêu chuẩn thi đua hàng năm.
- Xây dựng hệ số giờ giảng, hệ số lương, phụ cấp, thanh toán thừa giờ theo trình độ chuyên môn.
- Việc đề bạt, bố trí sử dụng cán bộ luôn quan tâm đúng mức đến những cán bộ giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với năng lực, yêu cầu công tác và mức độ cống hiến.
Kết quả dự kiến của giải pháp
- Tuyển dụng được những người có trình độ chuyên môn giỏi.
- Tuyển dụng đủ về số lượng để giảm thiểu khối lượng giảng dạy trong một năm nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của giáo viên.
- Nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm của giáo viên.
3.2.2 Giải pháp ăng cường nâng cao chất lượng đầu vào t
Căn cứ của giải pháp:
Bộ giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh công tác phân luồng và đào tạo liên thông đến các cấp đào tạo cho HS có thể lựa chọn hệ TCCN hoặc học nghề, sau khi tốt nghiệp có thể học nâng cao lên hệ CĐ hoặc ĐH (hình thức đào tạo liên thông).
Cùng với chủ trương xã hội hóa giáo dục do vậy việc lựa chọn HS đầu vào đối với các trường có hệ TCCN cũng có phần được đảm bảo về chỉ tiêu cũng như chất lượng đầu vào.
Mục tiêu của giải pháp
- Nâng cao chất lượng đầu vào - Thời gian tuyển sinh hệ TCCN
Nội dung của giải pháp
- Tích cực truyền bá, quảng cáo và xây dựng hình ảnh, “thương hiệu” của nhà trường để thu hút đông HS hơn.
+ Tăng cường truyền tải thông tin về chương trình đào tạo, ngành nghề đào tạo, hình ảnh nhà trường đến các đối tượng quan tâm. Thực hiện bằng hình thức quảng cáo trên Wedsite của nhà trường, in ấn phẩm, in lịch, quảng cáo trên báo chí...
+ Nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên văn phòng trong việc tư vấn tuyển sinh.
+ Lập kế hoạch tuyển sinh có tính dài h n, có chiều sâu trong việc quảng bá ạ thông tin về chương trình.
- Mở rộng hệ liên thông trung cấp lên CĐ, CĐ lên ĐH với nhiều chuyên ngành hơn. Bên cạnh đó, nhà trường tích cực hơn trong việc triển khai liên thông hệ CĐ lên ĐH với trường DDH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thương mại...Đây là một trong
những biện pháp rất hữu hiệu để thu hút HS có chất lượng cao hơn đến với nhà trường.
- Tổ chức tuyển sinh sớm hơn
Với thực tế hiện nay, nhà trường thường tổ chức gọi HS đến nhập học vào đầu tháng 10. Với cùng thời gian này rất nhiều trường có đào tạo hệ TC đã gọi đủ HS và đi vào ổn định. Chính vì lý do gọi nhập học muộn mà các năm gần đây số hồ sơ đăng ký th ớn nhưng khi gọi ì l HS nhập học lại có nhiều khó khăn. Khi nhà trường gọi nhập học muộn hơn các trường khác làm HS dù đã đăng ký nhập học nhưng tâm lý vẫn hoang mang nên họ đã chọn những trường khác để học. Do vậy, công tác tuyển sinh mà cụ thể là gọi HS nhập học sớm hơn sẽ giúp nhà trường tuyển được HS có chất lượng tốt hơn.
- Đa dạng hóa loại hình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động tạo điều kiện thuận lợi cho SV sau khi ra trường có cơ hội xin được việc làm phù hợp với trình độ đào tạo. Điều này sẽ thu hút được nhiều HS theo học.
Kết quả dự kiến của giải pháp:
- Hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh hệ trung cấp.
Sớm ổn định đào tạo cho năm học mới.
3.2.3 Giải pháp về xác định nhu cầu đào tạo
Căn cứ của giải pháp:
Số lượng tuyển sinh thực tế thường nhiều hơn so với số lượng kế hoạch và khác về cơ cấu ngành dẫn đến tình trạng có khoa do quy mô HS lớn, khối lượng giảng dạy của giáo viên nhiều, không đảm bảo được chất lượng giờ giảng.
Mục tiêu của giải pháp:
- Mở rộng quy mô của trường mà không làm giảm chất lượng đào tạo.
- Đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã h ội.
Nội dung của g ải pháp:i
Hiện tại công tác xác định nhu cầu đào tạo của trường đ được thực hiện dựa ã trên việc thu thập thông tin từ những định hướng phát triển giáo dục đào tạo của Chính phủ, bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào nhu cầu lao động trên địa bàn,
phương pháp nội suy thông tin từ quá khứ (việc xác định quy mô tuyển sinh năm sau được tính theo tỷ lệ phần trăm năm sau cao hơn năm trước); tuy nhiên, cách xác định như vậy thường dẫn đến tỷ lệ sai số nhất định trong số lượng tuyển sinh nói chung và kết cấu số lượng tuyển sinh trong từng ngành đào tạo nói riêng. Vì vậy trong thời gian tới, nhà trường nên kết hợp phương pháp truyền thống với phương pháp điều tra khảo sát nhu cầu lao động thực tế tại các doanh nghiệp để có định hướng xác định nhu cầu tuyển sinh và chuyển ịch cơ cấu ng d ành nghề đào tạo. Các hình thức điều tra khảo sát gồm:
- Gửi phiếu khảo sát nhu cầu đến các doanh nghiệp: trong phiếu điều tra phải thể hiện được những nội dung mà một doanh nghiệp quan tâm khi sử dụng lao động.
- Tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp.
- Phỏng vấn trực tiếp người sử dụng lao động.
- Cử cán bộ đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị đào tạo khác.
Thông qua các hình thức điều tra khảo sát trên giúp nhà trường thấy được nhu cầu nguồn nhân lực hiện tại cả về quy mô và trình độ, những kỹ năng, kiến thức mà người sử dụng lao động cần có ở một người lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong nội dung điều tra phải thể hiện được sự khác biệt về nhu cầu sử dụng lao động giữa các ngành khác nhau qua đó nhà trường có định hướng điều chỉnh nội dung, kết cấu chương trình đào tạo cho phù hợp với xu hướng "bán cái gì mà người tiêu dùng cần chứ không phải bán cái gì mình có".
Bên cạnh đó việc tổ chức quảng cáo nâng cao hình ảnh nhà trường cũng cần được chú trọng, nh rường nà t ên có hình thức giới thiệu về hình ảnh, quy mô, ngành nghề đào tạo tới các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, qua đó xác định được số học sinh có nhu cầu học tập tiếp lên bậc cao hơn và nguyện vọng theo đuổi ngành nghề nào, số học sinh sẽ làm cho nguồn tuyển sinh của nhà trường được mở rộng cả về số lượng, đồng thời cũng phần nào nâng cao chất lượng học sinh đầu
vào, góp phần cải thiện chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo. Hình thức tiến hành có thể là:
- Tổ chức các buổi giao lưu với các trường để qua đó giới thiệu về trường.
- Phát tờ rơi tới HS và gia đình h ọ.
- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các trường phổ thông, qua đó các trường tiến hành cung cấp thông tin về hoạt động tuyển sinh tới HS giúp nhà trường.
- Phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra về nhu cầu và nguyện vọng học tập của HS.
Kết quả dự kiến của giải pháp:
- Điều chỉnh nội dung, kết cấu chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu đào tạo.
- Nâng cao chất lượng HS đầu vào.
3.2.4 Giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy
Căn cứ của giải pháp:
- Việc sử dụng tốt phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- Hiện nay phương pháp dạy học được sử dụng chủ yếu trong trường là phương pháp thuyết trình, nhược đ ểm của phương pháp này là i HS, SV tiếp nhận tri thức một cách thụ động, việc dạy học chú trọng nhiều đến kiến thức, năng lực tư duy sáng tạo và tư duy độc lập ít được phát triển. Do đó việc đổi mới về phương pháp giảng dạy là cần thiết.
Mục tiêu của giải pháp: phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và kỹ năng làm việc theo nhóm của HS, SV.
Nội dung của giải pháp:
Quá trình dạy học bao gồm hai quá trình: quá trình dạy và quá trình học. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học cũng bao gồm việc đổi mới phương pháp dạy của giáo viên và đổi mới phương pháp học của HS.
* Việc đổi mới phương pháp dạy cần tập trung vào các nội dung sau:
- Áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề: nghĩa là việc dạy của giáo viên không được thiên về việc truyền thụ lý thuyết một c ều mhi à cần tập trung vào việc hướng dẫn HS tự tìm hiểu và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đang được nghiên cứu.
- Tăng cường tổ chức thảo luận, làm bài tập nhóm để qua đó giúp HS rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu và biết cách trình bày, bảo vệ ý kiến của mình, biết suy luận tư duy logic.
- Khuyến khích HS viết bài tiểu luận tương ứng với các học phần, để giúp các em làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Đảm bảo hài hoà giữa dạy kiến thức, rèn luyện đạo đức, rèn luyện chuyên môn, chú trọng rèn luyện tay nghề (thực hành).
- Nâng cấp dần về CSVC, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
- Động viên giáo viên sử dụng các thiết bị, máy chiếu trong giờ giảng để tăng khối lượng kiến thức, kích thích tinh thần học tập của HS. Các môn thực hành cần tăng cường hệ thống mô hình học cụ (có thể do giáo viên tự chế hoặc do nhà trường trang bị tuỳ vào yêu cầu của bài học).
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi để có cơ hội trau rồi rèn luyện kĩ năng sư phạm. Tổ chức định kỳ họp tổ bộ môn để trao đổi phương pháp dạy có hiệu quả.
- Bố trí lịch dự giờ của giáo viên, ít nhất mỗi giáo viên một lần trong một học k để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. ì
* Việc đổi mới phương pháp học cần tập trung vào các nội dung sau:
- Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng tự học, cụ thể:
+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học
+ Kỹ năng tổ chức kế hoạch tự học: kỹ năng nghe giảng và ghi chép; kỹ năng đọc tài liệu; kỹ năng hệ thống hoá và khái quát hoá trong hoạt động tự học; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá trong hoạt động tự học.
- Rèn luyện khả năng hợp tác trong học tập.
- Giúp HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh tri thức ới, tự hm ình thành và phát triển kỹ năng mới; trong đó có kỹ năng tự đánh giá năng lực của bản thân HS.
Kết quả dự kiến của giải pháp: bài giảng lí thuyết trên lớp không phải dành riêng cho thuyết trình một chiều của GV, mà có sự tham gia tích cực của ngườ ọc.i h 3.2.5 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo
Căn cứ của giải pháp:
- Công tác kiểm tra, đánh giá HS, SV thông qua kết quả học tập giúp nhà trường thấy được thực trạng kết quả đào tạo.
- Hình thức thi sử dụng phổ biến trong trường l ự luận nà t ên việc kiểm tra kiến thức đã tiếp nhận của HS, SV chưa thực sự đầy đủ.
Mục tiêu của giải pháp: đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo một cách chính xác và khách quan nhất.
Nội dung của giải pháp:
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện ngân hàng đề thi cho các môn học: hiện nay nhà trường đã có ngân hàng đề thi cho các môn học, nhưng hiện tại hầu hết các bộ môn đều chỉ làm 10 bộ đề và đáp án không phân biệt thời lượng môn học (quy định hiện tại của trường là số lượng đề thi được tính 03 đề + đáp án cho 01 đơn vị học trình).
- Tăng cường tổ chức thi dưới hình thức thi trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa thi trắc nghiệm v ự luận để đảm bảo kiến thức được bao quát đầy đủ và t à thông qua đó kiểm tra việc thực hiện đầy đủ nội dung chương trình của giáo viên.
- Tiến tới xây dựng hệ thống phần mềm để có thể tổ chức thi và chấm thi trên máy tính để đảm bảo tính chính xác, khách quan và công khai, tạo sự tin tưởng nơi học sinh, đồng thời cắt giảm chi phí in đề thi.