Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 24 - 28)

1.2. Khái quát về chất lượng tín dụng

1.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng

1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

+ Chỉ tiêu về tình hình dư nợ quá hạn:

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%

Tổng dư nợ

Nợ quá hạn thực chất là một khoản tín dụng được cấp ra nhưng không thể thu hồi được đúng theo thoả thuận. Nợ quá hạn là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền ngân hàng chưa thu được sau một thời gian nhất định kể từ ngày khoản cho vay đến hạn thanh toán đến thời điểm đang xét.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng trong NHTM. Tỷ lệ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng tín dụng tại ngân hàng cao. Một NHTM có nhiều khoản nợ quá hạn sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ

HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 13

có nguy cơ mất vốn, khi đó NHTM sẽ được đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp.

Vấn đề đáng lo ngại hiện nay của nhiều ngân hàng là chất lượng tín dụng, tình hình nợ quá hạn trở nên khá phổ biến, tỷ lệ quá hạn cao và có xu hướng tăng. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn là: người vay không có khả năng trả nợ và người vay không muốn trả nợ (nếu thiếu thiện chí trả nợ).

Để phân tích chất lượng tín dụng, xây dựng kế hoạch thu hồi vốn trong từng trường hợp cụ thể người ta thường phân chia nợ quá hạn ra nhiều tiêu chí khác nhau:

+ Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi bao gồm:

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi.

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

+ Nợ quá hạn theo thời gian :phân loại nợ quá hạn theo thời gian tính từ khi chuyển nợ quá hạn. Hiện nay người ta phân thành 5 nhóm nợ khác nhau, trong đó nhóm 3,4,5 được gọi là nợ xấu và tuỳ thuộc theo từng nhóm nợ mà ngân hàng trích lập dự phòng theo quy định.

+ Nợ quá hạn theo nguyên nhân:

Nợ quá hạn theo nguyên nhân chủ quan.

Nợ quá hạn theo nguyên khách quan.

Nợ quá hạn là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, do đó ngân hàng nào kiểm soát được nợ quá hạn thì ngân hàng đó có chất lượng tín dụng tương đối cao.

- Chỉ tiêu về tình hình nợ xấu

Nợ xấu

x 100%

Chỉ tiêu về nợ xấu trên tổng dư nợ =

Tổng dư nợ

Theo Thông tư số 02/2013/TT NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân - loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Thông tư 09/2014/TT NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của - TT số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 thì:

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 quy định tại Điều 10 và Điều 11 thông tư này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 14

+ Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời gian đã cơ cấu lại; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ khác dược phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 và 4 điều này.

+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời gian đã cơ cấu lại; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại điều 3 và 4 điều này.

+ Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý; Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời gian đã cơ cấu lại; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 và 4 điều này.

Đây là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Hệ số này càng lớn thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng càng thấp, ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro trong trường hợp này vì cả vốn và lãi cho vay đều không thu hồi được trong khi vốn và lãi đi huy động vẫn phải trả. Theo quy định thì chất lượng tín dụng được coi là an toàn, hiệu quả và tốt khi tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ nhỏ hơn3%.

Nợ xấu

Chỉ tiêu về nợ xấu trên nợ quá hạn= x 100%

Nợ quá hạn

HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 15

Tỷ lệ này có thể cung cấp một cái nhìn về khoản vay có khả năng bị mất và các khoản vay bị mất thực sự của NHTM, cung cấp một cái nhìn về mối tương quan giữa số vốn cho vay bị mất trong tổng số vốn cho vay ra bình quân. Tỷ lệ này có thể dùng để so sánh các thời kì khác nhau để xem xét như là một phần trăm của chất lượng dư nợ cho vay là tăng hay giảm.

Nợ nhóm 5

- Chỉ tiêu nợ có khả năng mất vốn: x 100%

Tổng dư nợ

Nợ nhóm 5 là những khoản nợ có khả năng mất vốn hoặc không thu hồi được. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cao và ngược lại. Vì vậy để hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng thì ngân hàng cần có biện pháp để giảm thấp tỷ lệ này ở mức thấp nhất.

- Thu nhập từ hoạt động tín dụng:

Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, giúp ngân hàng tồn tại và phát triển. Thu nhập từ hoạt động tín dụng càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả, không những đảm bảo được an toàn của đồng vốn mà còn thu được lãi.

Thu nhập hoạt động tín dụng

x 100%

Tổng thu nhập

Thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu trong tổng thu nhập của các NHTM, vì vậy muốn tăng thu nhập thì điều đầu tiên các NHTM phải quan tâm là làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Muốn vậy các NHTM phải đưa ra các biện pháp thích hợp để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thu lãi từ các khoản cho vay.

- Chỉ tiêu về nợ quá hạn thu hồi từ xử lý:

Nợ quá hạn thu hồi từ xử lý TSCĐ

Nợ quá hạn

HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 16

Tỷ lệ này không phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng nhưng qua đó cho thấy được thực trạng của chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này càng cao hàm ý việc thu nợ bằng xử lý tài sản càng cao và cho thấy chất lượng tín dụng cao, việc thu nợ là rất tốt.

- Tỷ lệ đo lường mức độ tập trung tín dụng:

Tỷ lệ này đo lường mức độ đầu tư tín dụng vào từng lĩnh vực. Nếu phân theo đối tưọng khách hàng gồm: Doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, hộ gia đình... Nếu phân theo ngành nghề có :công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. Nếu phân theo thời hạn có: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Phân theo loại tiền như: nội tệ, ngoại tệ. Tỷ lệ này cho thấy cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cho thấy ngân hàng tập trung cho vay vào đối tượng nào, ngành nghề nào chủ yếu. Qua đó giúp ngân hàng có biện pháp để cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hợp lý, để tập trung vào những ngành có khả năng thu lợi nhuận cao, những khách hàng tốt có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án kinh doanh khả thi, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)