1.3. Kiểm soát chất lượng tín dụng
1.3.2. Nội dung của kiểm soát chất lượng tín dụng ngân hàng
Công tác kiểm soát chất lượng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong sự nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng vì vậy ngân hàng cần phải kiểm tra, kiểm soát một cách kịp thời để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp. Hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm:
+ Kiểm tra chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến khoản vay.Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có thể nắm bắt được các rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản vay liên quan đến sự an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cụ thể là ngân hàng cần kiểm soát được các qui định về tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của ngân hàng và trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cán bộ tín dụng trong mỗi khoản vay.
+ Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện những vi phạm, kiểm tra những hoạt động có liên quan đến tín dụng.
Tổ chức tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.Và kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và đặc điểm kinh doanh, sử dụng vốn của từng khách hàng.
HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 23
Để công tác kiểm tra, đánh giá đúng kết quả đòi hỏi cán bộ kiểm tra, giám sát phải có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức, phải trung thực khách quan.
1.3.2.1. Kiểm soát các yếu tố định tính
- Uy tín của ngân hàng: Kiểm soát uy tín của ngân hàng thông qua các hoạt động giao dịch của ngân hàng với khách hàng và thông qua các kênh thông tin đại chúng sẽ giúp cho ngân hàng có thể khẳng định được uy tín của mình, trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục, nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính khi đó sẽ thu hút nhiều khách hàng.
- Uy tín của khách hàng: Nhằm đánh giá ý chí trả nợ của khách hàng. Uy tín của khách hàng liên quan đến quan hệ tín dụng không chỉ có ý nghĩa là sẵn lòng trả nợ mà còn phản ánh ý muốn kiên quyết thực hiện tất cả giao ước trong hợp đồng. Vì vậy ngân hàng cần nắm bắt được nguồn thông tin đánh giá khách hàng, nó đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích khách hàng cũng như khẳng định một khoản tín dụng được coi là có chất lượng hay không đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải thu thập đầy đủ các thông tin chính xác, đầy đủ và lựa chọn thông tin nào là cần thiết, có chi phí thấp nhất để đánh giá, phân tích khách hàng. - Tuân thủ triệt để các nguyên tắc, các điều kiện cho vay: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích; Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn trong hợp đồng đã kí kết; Khách hàng phải có đủ năng lực tư cách pháp lí; Khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trả tiền vay theo quy định; Khách hàng có phương án, dự án khả thi, hiệu quả.
- Kiểm soát chất lượng tín dụng dựa trên cơ sở các phương tiện truyền thông, thông tin thực tế, để có thể xác định được sự phát triển của hoạt động tín có góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế hay không, từ đó sẽ có những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng.
1.3.2.2. Kiểm soát các yếu tố định lượng
Từ đó xác định khả năng trả nợ của khách hàng có đúng thời hạn được cam kết trong hợp đồng không. Nếu khách hàng sử dụng đúng mục đích vốn vay và có doanh thu, lợi nhuận mà không muốn trả nợ thì cần phải lập biên bản thu hồi vốn và chuyển sang nợ quá hạn, còn nếu khách hàng sử dụng đúng mục đích vốn vay
HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 24
nhưng doanh thu, lợi nhuận thấp không có khả năng trả nợ đúng thời hạn khi đó xếp vào nợ quá hạn, khi đó các cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng tìm hiểu phương thức kinh doanh xem có gặp phải những vấn đề gì từ đó có những biện pháp tham gia để có thể giúp cho khách hàng sử dụng khoản vay có hiệu quả nhất
- Chỉ tiêu nợ xấu:
Việc kiểm soát chỉ tiêu nợ xấu dựa trên các nhóm nợ 3,4,5 cần được xác định một cách rõ ràng theo các quy định về phân loại nợ theo thời hạn. Các hệ số (nợ xấu/tổng dư nợ) cao cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng là thấp, và gặp nhiều rủi ro.
- Chỉ tiêu nợ có khả năng mất vốn:
Bằng các biện pháp để có thể làm cho chỉ tiêu này giảm tới mức thấp nhất thì các cán bộ tín dụng cần phải xem xét kĩ lưỡng vốn vay của ngân hàng đã được khách hàng sử dụng như thế nào, có khả thi hay không để có thể ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng, tác động xấu đến khoản vay nói riêng và kinh doanh của khách hàng nói chung. Bằng những mối liên hệ chặt chẽ giữa khách cán bộ tín dụng và khách hàng trong việc sử dụng vốn vay, các khoản vốn vay này thường khách hàng sử dụng không đúng mục đích hoặc kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ. Vì vậy cán bộ tín dụng cần kịp thời triển khai kịp thời các nguyên tắc, điều kiện trong hợp đồng vay vốn để có thể thu hồi được vốn vay trong điều kiện tốt nhất.
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng:
Thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng giúp ngân hàng tồn tại và phát triển. Công việc kiểm soát thu nhập từ hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng giúp cho ngân hàng có thể xác định được lợi nhuận kinh doanh từ các khoản cho vay theo chiều hướng tăng hay giảm từ đó có những chính sách để khắc phục, cải thiện trong phương thức cho vay làm giảm thiểu các rủi ro tăng khả năng thu hồi lãi từ các khoản vay và tăng chất lượng tín dụng
- Chỉ tiêu về nợ quá hạn thu hồi từ xử lý:
Từ các khoản nợ quá hạn cán bộ tín dụng có trách nhiệm xử lý thu hồi các tài sản đảm bảo để có thể thu được vốn vay và thông qua việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc phát mại, định giá tài sản sao cho tỷ lệ về nợ quá hạn thu hồi từ xử lý tài
HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 25
sản cố định trên nợ quá hạn là cao nhất và điều cho thấy chất lượng tín dụng là cao, việc thu hồi nợ là tốt
- Tỷ lệ đo lường mức độ tập trung tín dụng:
Để có thể nâng cao được chất lượng tín dụng thì cần phải kiểm soát được tỷ lệ này sẽ giúp ngân hàng tập trung đầu tư vào những lĩnh vực nghành nghề cụ thể từ đó sẽ giảm thiểu được rủi ro, tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đây là công việc phải tìm hiểu vào từng lĩnh vực, phân tích cụ thể từ đó có những phương án đề ra mang tính khả thi, thuận lợi trong việc kiểm soát đối tượng mà ngân hàng cần tập trung vào khai thác.
HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:
Chương 1 luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng và kiểm soát chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, với những nội dung cụ thể như: Khái niệm về tín dụng ngân hàng, đặc điểm của tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng, khái quát về chất lượng tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng.
Những lý luận cơ bản về kiểm soát chất lượng tín dụng rong chương 1 t của luận văn là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tuyên Quang ở chương 2.
HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 27