Vai trò của kiểm soát chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 31 - 34)

1.3. Kiểm soát chất lượng tín dụng

1.3.1. Vai trò của kiểm soát chất lượng tín dụng

Trong điều kiện kinh tế khó khăn có nhiều biến động như hiện nay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước thời gian qua ít nhiều đã bị ảnh hưởng cụ thể một số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, hoạt động cầm chừng, sáp nhập hay giải thể. Vì vậy sự tiếp cận vốn của Ngân hàng đối với các Doanh nghiệp cũng phần nào gặp nhiều khó khăn do không đáp ứng được các điều kiện cần và đủ từ phía ngân hàng. Trên cơ sở đó cũng giải thích lý do vì sao nợ xấu đã tăng nhanh trong một vài năm gần đây, có hai nguyên nhân căn bản khiến nợ xấu có xu hướng gia tăng đó là: thứ nhất, do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, cho nên khi đến hạn, nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, dẫn đến số nợ xấu tăng lên, trong khi khả năng tín dụng mở rộng còn hạn chế do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp; thứ hai, phân loại nợ cũng như quy định trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu theo Thông

HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 20

tư số 09/2014/TT NHNN ngày 18/03/2014 “ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều - của Thông tư số 02/2013/TT NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN quy - định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Mặc dù thông tư này cho phép tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780 ban hành từ năm 2012 đến tháng 4/2015, Thông tư 09 lại có những quy định theo hướng chặt chẽ để đảm bảo quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ không bị lạm dụng.

Việc kiểm soát chất lượng tín dụng là điều kiện ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán. Đồng thời đảm bảo được chất lượng tín dụng từ đó sẽ giúp làm tăng vòng quay vốn trung gian, với một khối lượng tiền như cũ, có thể số vòng quay vốn lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền.

Chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian. tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa sản xuất và tiêu dùng, tín dụng góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế. Tăng cường kiểm soát chất lượng sẽ giúp định hướng được những giải pháp để giải quyết những rủi ro phát sinh và tạo điều kiện cho nâng cao chất lượng tín dụng giải quyết được các mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế.

Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế giảm phát, thực hiện tốt các chính sách tiền tệ. Bằng cách sử dụng linh hoạt các chính sách tiền tệ như thắt chặt tiền tệ trong giai đoạn lạm phát tăng cao và nới lỏng chính sách tiền tệ để có thể thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy thoái kinh tế cụ thể như: kịp thời điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng với mức lãi suất có thể giúp duy trì và mở rộng sản xuất.

Chất lượng tín dụng góp phần lành mạnh hóa quan hệ tín dụng: hoạt động tín dụng được mở rộng với các thủ tục đơn giản, thuận tiện nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc tín dụng sẽ góp phần cho vay đúng đối tượng giúp cho ngân hàng tránh

HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 21

được những rủi ro đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay.

Để có chất lượng tín dụng tốt ngoài sự nỗ lực thanh tra, giám sát các hoạt động tín dụng của các NHTM, đòi hỏi phải có những giải pháp ổn định kinh tế và có một cơ chế phù hợp về chính sách, chế độ, sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tín dụng.

1.3.1.2. Đối với bản thân các ngân hàng thương mại

Cũng như các doanh nghiệp, ngân hàng tham gia vào nền kinh tế với tư cách là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, cũng phải vận động theo chiều hướng của nền kinh tế. Muốn tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì các NHTM phải có những điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cơ cấu tín dụng phù hợp với các chính sách của Đảng, Nhà nước bên cạnh đó là đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng bảo đảm đáp ứng có hiệu quả các nhu cấu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng hợp lý.

Đặc biệt với nghiệp vụ tín dụng, một nghiệp vụ quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại của một ngân hàng. Vì vậy cần nâng cao nghiệp vụ tín dụng giúp cho các hoạt động tín dụng thực hiện tốt các chính sách đã đề ra. Điều này được thể hiện trên các mặt sau:

Làm tăng khả năng cung ứng dịch vụ của các ngân hàng do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quay vốn tín dụng và thu hút được nhiều khách hàng bởi nhiều hình thức, các sản phẩm, các dịch vụ tạo ra hình ảnh tốt về thương hiệu uy tín của ngân hàng và sự hợp tác thiện trí của khách hàng.

Tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do thời gian và thủ tục nhanh gọn đơn giản, giảm chi phí dịch vụ, chi phí quản lý và các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay và yêu cầu kiểm tra tối thiểu.

Cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế và lực cho ngân hàng trong cạnh tranh.

Tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng vì nó cho phép ngân hàng có những khách hàng truyền thống và các khoản lợi nhuận lớn để bổ sung vốn đầu tư.

Củng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng bằng những điều kiện lao động tốt nhất và các chính sách, chương trình phúc lợi xã hội khác.

HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 22

Làm cơ sở để tăng thu nhập, cải thiện đời sống và ổn định việc làm cho cán bộ, công nhân viên chức trong các NHTM.

Nâng cao chất lượng uy tín sẽ góp phần làm giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng của NHTM.

Với ý nghĩa và vai trò đó, việc củng cố và kiểm soát chất lượng tín dụng tại các NHTM trong giai đoạn chống suy thoái hiện nay là sự cần thiết vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng, vì chất lượng hoạt động tín dụng phải luôn được cải thiện.

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội, nó thể hiện sức mạnh và vị thế của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển, đó là kết quả của một quá trình kết hợp hoạt động giữa những con người trong một tổ chức và giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)