Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TUYÊN QUANG

3.2. Giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tuyên Quang

3.2.1. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Quy trình đầu tư tín dụng được coi như kim chỉ nam trong hoạt động cho vay của Agribank, để đả m b o t t chả ố ất lượng trong ho t tín d ng h n ch tạ ụ ạ ế ối đa các rui ro cho h ệ thống đây được coi làgiải pháp thường tr c trong hoự ạt động tín d ng, ụ không th coi nh hay vì lý do c nh tranh, thu hút khách hàng, gi khách hàng mà ể ẹ ạ ữ b qua bỏ ất cứ ộ m t khâu nào.

Quy trình cho vay đang được áp dụng tại Agribank Tuyên Quang là quy trình được Agribank xây dựng khá khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay đôi lúc còn thực hiện chưa đầy đủ theo quy trình của Agribank đã ban hành. Để quy trình này đạt được hiệu quả thì cần phải thực hiện chặt chẽ ở các khâu:

- Giai đoạn kiểm tra hồ sơ, thu thập thông tin khách hàng:

Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và cán bộ Ngân hàng tự thu thập thông tin. Cán bộ tín dụng cần phải khai thác triệt để tất cả các nguồn thông tin để có được nhận định chính xác về khách hàng vay.

Vì nguồn thông tin do chính khách hàng cung cấp có thể tính chính xác không cao, đặc biệt trong trường hợp khách hàng cố ý làm sai nên để tránh gặp phải rủi ro thông tin, ngân hàng cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp (ví dụ: cơ quan thuế, Phòng đăng ký kinh doanh, uỷ ban huyện, xã...) và áp dụng phương pháp phỏng vấn

HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 64

trực tiếp chủ doanh nghiệp, khách hàng vay và một số đối tượng có liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để nắm bắt tính xác thực của thông tin.

- Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng:

Khi thẩm định phương án vay vốn nhân viên làm công tác tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì nếu vốn , tự có tham gia vào dự án càng lớn thì khả năng rủi ro càng thấp, khách hàng sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư, khả năng tìa chính của khách hàng cũng tốt hơn, chi phí tài chính của dự án ở mức hợp lý, khả năng thành công của dự án sẽ cao hợn. Để dự án mang lại hiệu quả và có nguồn trả nợ cho ngân hàng thì:

+ Tỷ lệ vốn tự có/vốn vay nhỏ hơn 1

+ Lãi ròng sau thuế và khấu hao lớn hơn Tổng nợ đến hạn phải trả

Ngoài ra, khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên làm công tác tín dụng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét hiệu quả đầu tư vốn. Quá trình này phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá được các phương diện: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh, rủi ro thị trường... và nên được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu như: khả năng sinh lời, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng thanh toán.

Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể mà bước đầu tín dụng chưa thẩm định được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý. Có thể nói trong bất kỳ trường hợp nào thì nguồn vốn tự có phải được coi là nguồn lý tưởng để trả nợ. Nhân viên tín dụng phải cố gắng tránh quan điểm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản đảm bảo trực tiếp hoặc của bên thứ ba bảo

HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 65

lãnh vì khi xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay thì quá trình này diễn ra lâu dài, mất nhiều thời gian và thiệt thòi luôn nghiêng về phía người cho vay. Đồng thời, ngân hàng nên yêu cầu doanh nghiệp vay phải có số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh với những nguồn vốn vay của ngân hàng trong thời hạn đang vay vốn nhằm phát hiện những thay đổi có chiều hướng xấu của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tăng cường thuê đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp trong những phương án xin vay lớn, mang tính kỹ thuật sâu để có thể phân tích chính xác tính khả thi trước khi quyết định cho vay.

- Thời điểm quyết định cho vay:

Trước khi nhân viên tín dụng đề xuất cho vay và lãnh đạo ngân hàng quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thông tin về thị trường, chính sách kinh tế, ... để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong một bối cảnh cụ thể trước khi ra quyết định. Việc ra quyết định cho vay cần phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng thay vì kiểm tra sơ sài và quyết định theo đề nghị của cán bộ tín dụng thì hiệu quả phòng ngừa rủi ro sẽ cao hơn.

- Quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng:

Từng cán bộ làm công tác tín dụng phải kết hợp với cán bộ làm công tác kiểm tra thực hiện kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay. Đặc biệt với những món vay, ngành nghề kinh doanh có dấu hiệu rủi ro cao từ đó đưa ra những biện pháp kịp thời để xử lý . Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn được thực hiện chưa đầy đủ theo quy định nên hiệu quả chưa được như kỳ vọng. Các vấn đề cần phải xem xét sau khi cho vay:

+ Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không. Nêu rõ nguyên nhân gây ra sai lệch.

+ Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự

HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 66 kiến ban đầu.

+ Ngân hàng phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thoả thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ tại Ngân hàng, qua đó vừa kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.

+ So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp/cầm cố tại thời điểm kiểm tra.

+ Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng doanh nghiệp) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (khách hàng cá nhân). Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.

Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt và cán bộ tín dụng cần phải thực hiện tốt giai đoạn này trong quy trình để có thể cảm nhận được môi trường, hiệu quả công việc của doanh nghiệp. Nếu có các dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.

Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, chi nhánh nên thành lập các đoàn kiểm tra chéo để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra. Đối với các món vay lớn chi nhánh nên thành lập một bộ phận thường xuyên theo rõi, tổ chức kiểm tra, giám sát liên tục bang nhiều biện pháp có thể cảnh báo sớm rủi ro xảy ra.

Đặc thù các khoản vay của chi nhánh chủ yếu là nhỏ lẻ mà số lượng các khoản vay rất lớn nên cán bộ tín dụng khó có thể bao quát từ khâu tiếp thị, cho vay và quản lý tất cả các khoản vay. Do vậy, thành lập một bộ phận chuyên trách quản lý các khoản vay sau khi đã giải ngân sẽ giúp đảm bảo cho ngân hàng có được những khoản tín dụng an toàn và giảm tải công việc cho cán bộ tín dụng.

Ngoài ra, khi có sự thay đổi về nhân sự trong việc chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác thì cần phải quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao và quan trọng nhất là trách nhiệm của cán bộ tín dụng

HỌC VIÊN: PHÙNG THẾ HOÀNG 67

cho vay, trách nhiệm của cán bộ quản lý khoản vay phải được phân định cụ thể.

Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức quán triệt quy trình cho vay tối cán bộ làm nghiệp vụ, đảm bảo mọi công việc được xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền. Tuân thủ Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, ban hành theo Quyết định số 457; Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư 09 ngày 18/03/2014, quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD; và các chỉ thị của NHNN về nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Nếu chi nhánh thực hiện đầy đủ nghiêm ngặt theo đúng quy trình cho vay của Agribank và tuân thủ đúng quy trình, chất lượng tín dụng của chi nhánh sẽ được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ được duy trì ở mức dưới 1,5%.

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)