CHƯƠNG II NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂ : N NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN HÀM YÊN
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN HÀM YÊN
2.3.3. T ỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn; nguồn vốn huy động/ lao động
Trên thực tế, ngay từ đầu năm các NHTM nói chung và Agribank Việt Nam – chi nhánh huyện Hàm Yên nói riêng đều xây dựng kế hoạch về nguồn vốn trên cơ
64
sở thực tế hoạt động của năm trước và trình ngân hàng cấp trên phê duyệt. Cuối năm, khi tổng kết đánh giá tình hình hoạt động của cả năm, chỉ tiêu đầu tiên là việc hoàn thành kế hoạch đã đặt ra để từ đó có phương pháp đánh giá một cách cụ thể và toàn diện hơn đối với hoạt động của chi nhánh.
Bảng 2.17:Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn giai đoạn 2014 2016 của Agribank Việt Nam – chi nhánh huyện -
Hàm Yên
Năm
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Tổng nguồn vốn (triệu đồng) 329.830 443.799 503.990
Tăng trưởng (%) 17,1% 34,55% 13,56%
Bình quân nguồn vốn/ người (triệu
đồng) 8.914 11.995 13.621
So với kế hoạch (%) 94% 124% 89%
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2014 -2016 của Agribank Việt Nam – chi nhánh huyện Hàm Yên – Phòng kế toán ngân quỹ)
Tuy nhiên, đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn một cách tương đối. Bởi tuy chỉ tiêu huy động vốn có thể đạt kế hoạch song cơ cấu nguồn vốn có phù hợp hay không và chi phí huy động so với những năm không hoàn thành kế hoạch ra sao? Vì vậy, việc đánh giá theo chỉ tiêu này chỉ mang tính chất tổng quát, không phản ánh đƣợc đầy đủ hiệu quả huy động vốn.
Nguồn vốn huy động/lao động, là chỉ tiêu mang tính chất áp dụng cho Agribank Việt Nam – chi nhánh huyện Hàm Yên, bởi trong những năm qua, thông qua cơ chế khoán tài chính cho các đơn vị, phòng giao dịch trực thuộc cùng với sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, Agribank Việt Nam – chi nhánh huyện Hàm Yên đã thực hiện cơ chế khoán về nguồn vốn huy động tới từng cán bộ, nhân viên chi nhánh trong việc thực hiện tính điểm cho cá nhân và tập thể. Việc đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua chỉ tiêu này cũng phần nào phản ánh đƣợc việc áp dụng các chính sách khoán về nguồn vốn huy động có thực sự đạt hiệu quả, một phần đánh giá năng suất lao động của Agribank Việt Nam – chi nhánh huyện Hàm Yên.
65
0 100 200 300 400 500 600
2014 2015 2016
0,330
0,444
0,504
40 40 37
8.246 11.095 13.621
nguồn vốn huy động số lao động Tỷ lệ nguồn vốn/lao động
Hình số 2.6: Hiệu quả lao động theo quy mô nguồn vốn huy động giai đoạn 2014 -2016 của Agribank Việt Nam – chi nhánh huyện Hàm Yên (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2014 -2016 của Agribank Việt Nam
– chi nhánh huyện Hàm Yên – Phòng kế toán ngân quỹ)
Qua hình số 2.6, có thể thấy số lƣợng lao động tại Agribank Việt Nam – chi nhánh huyện Hàm Yên những năm gần đây không có sự biến động mạnh. Tuy nhiên, chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Agribank, giao chỉ tiêu huy động vốn đến 100% cán bộ với mức giao cao hơn so với quy định. Việc giao chỉ tiêu gắn với việc theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện, gắn với cơ chế khoán tiền lương và là tiêu chí thực hiện đánh giá hoàn thành nhiệm vụ, xét thi đua khen thưởng hàng tháng, năm nên tỷ lệ trên đã tăng cao đột biến.
Tuy nhiên, đây là con số bình quân thể hiện cho toàn Agribank Việt Nam – chi nhánh huyện Hàm Yên Song do điều kiện hoạt động trên địa bàn của các ph. òng giao dịch là khác nhau, nên việc đánh giá hiệu quả huy động vốn theo chỉ tiêu này thực sự sẽ cụ thể hơn khi áp dụng cho hội sở chính và các phòng giao dịch. Từ đó mới có thể đánh giá hiệu quả của việc mở rộng màng lưới nhằm thu hút nguồn vốn huy động. Cùng là các phòng giao dịch nhận cơ chế khoán nhƣ nhau, điều kiện cơ sở vật chất và con người như nhau, song hiệu quả huy động vốn của mỗi phòng lại rất khác nhau. Phần lớn là do địa điểm hoạt động, do nhiều phòng giao dịch hoạt
66
động trên địa bàn có nhiều chi nhánh của NHTM khác, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, hơn nữa các ngân hàng cổ phần bao giờ cũng linh hoạt hơn về chính sách lãi suất, khuyến mại…nên dễ thu hút vốn hơn.