Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố vũng tàu (Trang 38 - 43)

1.2 Quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách

TRẦN THỊ HƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư. Các nhân tố này có thề là khách quan, chủ quan như yếu tố về tự nhiên, con người,… bao gồm:

Nhân tố chủ quan của địa phương và đơn vị thực hiện đầu tư. Đó là trình độ quản lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa phương.

Năng lực chuyên môn của các cơ quan tƣ vấn về đầu tƣ xây dựng cơ bản, chất lƣợng thiết kế các công trình. Nếu công tác thẩm định dự án đầu tƣ có nhiều mặt hạn chế, hình thức, thiếu cán bộ có năng lực chuyên môn sẽ dẫn đến chất lƣợng dự án sẽ không đảm bảo.

Công tác thẩm định thiết kế, dự toán và công tác xét thầu phải đƣợc thực hiện nhanh gọn, đơn giản. Vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành phải rõ ràng, sự phối hợp phải nhịp nhàng, ăn khớp. Ngoài ra các chính sách về quản lý đầu tƣ và xây dựng, đấu thầu và chỉ định thầu cũng ảnh hưởng đến việc triển khai các thủ tục liên quan.

Năng lực quản lý của các chủ đầu tƣ, đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm nhiều dẫn đến thiếu thời gian, số lƣợng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng cơ bản trực tiếp chi phối quá trình thực hiện dự án. Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án có sức thuyết phục hay không còn phụ thuộc vào quá trình chỉ đạo thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện dự án đến nghiệm thu, chất lƣợng lập dự án. Phải có các dữ liệu cụ thể thể hiện năng lực của các nhà thầu.

Công tác chuẩn bị đầu tƣ, bố trí vốn, việc chủ động tham gia của các cấp các ngành. Tính cấp bách của dự án cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Các công trình trọng điểm thường có quy mô lớn nên việc triển khai chậm, kéo dài dẫn đến hiệu quả và không kịp đƣa vào khai thác, sử dụng.

Công tác hướng dẫn thực hiện của tỉnh và các ngành, trong việc ra văn bản thực hiện cho địa phương đặc biệt là việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng.

Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các dự án đầu tư. Đối với đơn vị thực hiện đầu tƣ phải nghiên cứu sao cho có hiệu quả nhất, tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ.

TRẦN THỊ HƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Các nhân tố khách quan của địa phương tác động đến hiệu quả của công tác đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Đó là các yếu tố không lường trước được như thiên tai, các rủi ro từ sự biến động của nền kinh tế thế giới, của cả nước tác động tới địa phương một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các chiến lược về kinh tế… Các nhân tố khách quan này có thể xảy ra đối với các địa phương vì vậy phải tính toán, lường trước các rủi ro để giảm các thiệt hại xảy ra.

Các chính sách kinh tế của Trung ương và địa phương. Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động lớn nhất đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ bao gồm chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa, các chính sách về ƣu đãi, chính sách thương mại, chính sách về tiền lương,… và các chính sách làm công cụ điều tiết vĩ mô hoặc vi mô nhƣ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao…

Các chính sách kinh tế tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tƣ đƣợc sử dụng có hiệu quả cao hay thấp Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh . vực đầu tƣ, góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý hay không cũng tác động làm giảm hoặc tăng thất thoát vốn đầu tƣ, theo đó mà vốn đầu tƣ đƣợc sử dụng hiệu quả hoặc kém hiệu quả.

Khi đã lựa chọn mô hình chiến lƣợc công nghiệp hóa đúng, nếu các chính sách kinh tế đƣợc xác định phù hợp có hệ thống, đồng bộ và nhất quán thì sự nghiệp công nghiệp hóa sẽ thắng lợi, vốn đầu tƣ sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao.

Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng. Công tác này không chỉ ở một địa phương riêng lẻ mà nó được phân cấp từ trung ương đến địa phương. Hệ thống quản lý có tác động mạnh tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ và kết quả của các dự án đầu tƣ cũng nhƣ công cuộc đầu tƣ nói chung.

Tổ chức quản lý đầu tƣ xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của vùng,

TRẦN THỊ HƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ của địa phương trong từng thời kỳ. Việc tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự xây dựng cơ bản đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do các ngân hàng nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước phải được phân cấp rõ ràng, chủ đầu tƣ và nhà thầu trong quá trình đầu tƣ và xây dựng nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tƣ.

1.2.5 Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tƣ sử dụng nguồn vốn ngân sách

Trong thời gian qua, việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã có đóng góp quan trọng vào việc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do phân cấp quá rộng lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vƣợt khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước, thời gian thi công kéo dài, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tƣ kém, gây phân tán và lãng phí nguồn lực của Nhà nước. Trong khi đó, thời gian tới vốn ngân sách nhà nước rất hạn hẹp, vốn trái phiếu Chính phủ không thể phát hành tăng thêm so với năm 2011 để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, dƣ nợ công ở mức cho phép.

Để khắc phục các tồn tại và bất cập nêu trên Thủ tướng Chính phủ yêu , cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ƣơng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước triển khai thực hiện một số nguyên tắc và giải pháp tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước như xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước phải bám sát mục tiêu và định hướng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 - - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 2015 của cả nước và của - - các ngành, các địa phương. Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần đầu tư công. Tăng cường các biện pháp huy động các nguồn vốn của các thành

TRẦN THỊ HƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có khả năng thu hồi vốn.

Trong khi chƣa sửa đổi phân cấp quản lý đầu tƣ, các Bộ, ngành, địa phương phải tuân thủ đúng quy chế hiện hành về quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tƣ (kể cả dự án mới và dự án điều chỉnh quyết định đầu tƣ), đồng thời thực hiện thêm một số nguyên tắc:

- Các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của tìm dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã phê duyệt, chỉ đƣợc quyết định đầu tƣ khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Việc xác định nguồn vốn và cân đối vốn là nội dung quan trọng, phải có trong hồ sơ dự án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và tổng mức vốn của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ƣơng bổ sung có mục tiêu cho địa phương.

- Căn cứ các quy định tại Chỉ thị 1792/2011/CT-TTg và mức vốn, ĩnh l vực đầu tư được ngân sách trung ương giao, các Bộ, ngành, địa phương quyết định đầu tƣ dự án theo thẩm quyền. Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định đầu tư các Bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để các cơ quan này xem xét, giám sát. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đầu tư của các Bộ, ngành, địa phương gửi đến và trong quá trình kiểm tra việc thực hiện dự án của các Bộ, ngành, địa phương, nếu phát hiện quyết định đầu tƣ dự án hoặc việc triển khai thực hiện dự án đầu tƣ chƣa tuân thủ đúng các quy định tại Chỉ thị này thì Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính có ý kiến chính thức để các Bộ, ngành, địa phương xem xét, điều chỉnh, sửa đổi. Trường hợp các Bộ, ngành, địa phương không điều chỉnh, sửa đổi thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý. Đối với các dự án đã phê duyệt mà trước ngày 25 tháng 10 năm 2011 chưa khởi công thì phải rà soát lại và thực hiện nhƣ quy định tại chỉ thị 1792/2011/CT-TTg.

TRẦN THỊ HƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ - Những dự án đƣợc quyết định đầu tƣ mà không xác định rõ nguồn vốn, mức vốn thuộc ngân sách nhà nước; vốn trái phiếu Chính phủ, làm cho dự án thi công phải kéo dài, gây lãng phí thì người ký quyết định phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do việc kéo dài này gây ra.

Từ năm 2012 ất cả các dự án đã đƣợc quyết định đầu tƣ phải thực hiện t theo mức vốn kế hoạch đƣợc giao để không gây nên nợ đọng xây dựng cơ bản; mọi trường hợp bổ sung vốn, điều chuyển trong nội bộ vốn ngành, lĩnh vực chỉ được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền giao vốn chập thuận. Các Bộ, ngành, địa phương tự cân đối các nguồn vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền. Việc cấp phát và ứng chi vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ từ Kho bạc Nhà nước cho các dự án đầu tư (trong kế hoạch) phải theo khối lƣợng thực hiện. Đối với dự án chƣa có khối lƣợng thực hiện, việc tạm ứng vốn tối đa là 30% của tổng mức kế hoạch vốn đƣợc giao hàng năm.

Việc bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ phải đƣợc lập theo kế hoạch đầu tƣ 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đƣợc phân khai ra kế hoạch đầu tƣ từng năm. Riêng kế hoạch vốn đầu tƣ của giai đoạn 2011 2015 thì lập kế hoạch đầu tƣ hàng năm cho năm 2011, 2012 và kế - hoạch đầu tƣ 3 năm (2013 2015). Việc xây dựng kế hoạch đầu tƣ vốn ngân sách - nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ năm 2012 phải tính đến cân đối chung của cả giai đoạn 2011 2015. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành - liên quan xây dựng kế hoạch đầu tư 3 năm (2013 2015 ) trình Thủ tướng Chính - phủ trong quý III năm 2012; trong đó dự kiến về khả năng nguồn vốn và cân đối vốn theo ngành, lĩnh vực; mức vốn bổ sung có mục tiêu của 3 năm (có chia ra từng năm) để các Bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng và triển khai thực hiện đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố vũng tàu (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)