Tổ chức bộ máy của UBND Huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện ơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước tại ubnd huyện đông anh (Trang 41 - 55)

PHẦN II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TẠI UBND HUYỆN ĐÔNG ANH

2.1 Tổ chức bộ máy của UBND Huyện Đông Anh

Đông Anh là một trong năm Huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, được thành lập ngày 31 tháng 5 năm 1961 theo quyết định của Hội đồng Chính phủ. Huyện Đông Anh có 23 xã và một thị trấn với diện tích 18.230 ha, dân số 40.000 người. UBND Huỵên Đông Anh là một cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung, dưới sự chỉ đạo của Thành phố, Huyện Uỷ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước toàn diện mọi mặt trên địa bàn Huyện.

UBND Huyện là cơ quan đầu não về chính trị của Huyện Đông Anh với tổ chức gồm 12 phòng và 2 ban thực hiện mọi chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Đội ngũ cán bộ, chuyên viên tại các phòng ban của UBND đều là những người có trình độ từ Đại học trở lên với số lượng cán bộ trẻ (đang sinh hoạt Đoàn) lên tới 53,8%. UBND Huỵên Đông Anh là một trong số những đơn vị có đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ vào bậc nhất của thành phố. Theo định hướng quy hoạch phát triển thành phố từ nay đến 2020 Đông Anh sẽ phát triển thành đô thị với việc thành lập 3 Quận mới nằm ở phía Bắc Sông Hồng thuộc địa bàn của Đông Anh nên quá trình đô thị hoá, chuyển dịch cơ cấu tại Huyện diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Đây là một điều kiện, cơ hội và thách thức lớn đối với chính quyền của Huyện (UBND Huyện) trong quản lý.

Điều này đòi hỏi UBND Huyện phải không ngừng hoàn thiện, củng cố bộ máy hành chính để đáp ứng nhu cầu và xu thế phát triển của địa phương.

2.1.2 Mô hình tổ chức của UBND Huyện Đông Anh:

Căn cứ Luật tổ chức HĐND-UBND và những quy định của Thành phố Hà nội. Tổ chức bộ máy của UBND Huyện Đông Anh gồm 14 phòng, ban được thể hiện ở hình 2.1

Từ sơ đổ ở hình 2.1, ta có thể nhận thấy cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND Huyện Đông Anh , được tổ chức theo mô hình trực tuyến.

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của UBND Huyện Đông Anh

Đây cũng là mô hình phổ biến đối với hầu hết các cơ quan hành chính của Nhà nước vì hành chính là hoạt động quản lý nhà nước theo pháp lệnh và tuân thủ nguyên tắc mệnh lệnh (cấp trên cao hơn cấp dưới, cấp trên chỉ đạo trực tiếp cấp dưới thông qua các mệnh lệnh, văn bản). Người có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm về toàn bộ mọi hoạt động của UBND chính là ông Chủ tịch UBNB. Dưới ông chủ tịch là hai phó chủ tịch phụ trách Kinh tế và Phó chủ tịch phụ trách Văn xã. Dưới hai phó chủ tịch là các phòng chuyên môn mà đứng đầu và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của phòng là các trưởng phòng. Mệnh lệnh, sự chỉ đạo sẽ được truyền đi và phản hồi theo đúng trình tự Chủ tịch Phó chủ tịch phụ trách khối Trưởng phòng – - – Phó phòng phụ trách mảng – Chuyên viên.

UBND Huyện Đông Anh được tổ chức theo mô hình trực tuyến, Chủ tịch UBND Huyện là người đứng đầu của UBND và chỉ đạo trực tiếp các phòng chuyên môn. Giúp việc cho Chủ tịch là hai phó chủ tịch phụ trách hai

Chủ tịch Mr.TÔ MINH

P.C.T Kinh tế

Mr. Châm P.C.T Văn xã

Mr. Quang Văn phòng

Mr. Oai

Ban QLDA Mr. Hà

Ban TTXD Mr. Hỹ

Phòng L -ĐTBXH Mr. Phán

Phòng VH-TT Mr. Chè

Phòng GD-ĐT Mr. Thắng Phòng

Tổ chức Mr. Lâm Phòng

XDĐT Mr. Bình

Phòng Thanh tra

Mr. Huy

Phòng Tư pháp Mr. Thế

Phòng Kinh Tế KH-PTNT

Mr. Ly

Phòng Tài Chính Mrs. Năm

Phòng TN-MT Mr. Khanh

Uỷ ban DS-GDTE Mrs. Ngân

mảng kinh tế và mảng văn xã. Các phòng chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu, thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo UBND về các mảng chuyên môn thuộc lĩnh vực chuyên môn của phòng để tiến hành quản lý nhà nước trên địa bàn về tất cả các mặt. Các phòng chuyên môn cũng có quyền trực tiếp chỉ đạo, quản lý các cơ sở, địa phương (xã, thị trấn) trên địa bàn về các lĩnh vực chuyên môn của phòng mình.

Vị trí và vai trò của các phòng chuyên môn thuộc UBND Huyện Đông Anh là ngang nhau trong hệ thống quản lý. Tuy nhiên, vai trò và biên chế của mỗi phòng ban là khác nhau vì nó phụ thuộc vào nhiệm vụ mà các phòng chuyên môn phải đảm nhiệm.

2.1.3 Biên chế từng phòng ban

Số lượng biên chế cán bộ, chuyên viên của UBND các Quận, Huyện của Thành phố Hà nội đều do Sở nội vụ căn cứ vào thực tế ủac các Quận, Huyện và quy định để giao. Hàng năm, căn cứ vào tình hình biến động và nhu cầu cán bộ, các Quận, Huyện của thành phố sẽ làm tờ trình và xin thành phố cho thi tuyển biên chế của UBND Huy . ện

S lố ượng biên chế được giao ở m ỗi phòng ban l khác nhau v kh ng à à ô phải t c c cáất ả ác n b , chuyộ ên êvi n hiện đang làm ệc t c vi ại ác phòng ban chuy n m n thuộc UBND huyện Đông Anh u lê ô đề à êbi n chế Nhà nước. Có m s ột ố đang làm việc theo hình thức ký h ợp đồng ới UBND Huyện hoặc v ký h ợp đồng trực tiếp ới ác phòng chuy n m n. v c ê ô

Số lượng cán bộ biên chế của UBND Huyện Đông Anh năm 2005 được thể hiện ở bảng 2.1

Từ bảng 2.1 tổng hợp biên chế từng phòng ban của UBND Huyện Đông Anh ta có thể nhận thấy: hiện nay, phần lớn các phòng ban trong UBND huyện đều thiếu cán bộ, chuyên viên. Đặc biệt là phòng Tài chính, phòng LĐ- TBXH, Phòng Xây dựng-Đô thị đều thiếu trên 3 người. Các phòng khác đều thiếu từ một đến ba cán bộ.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp biên chế các phòng ban năm 2005

STT Tên phòng ban

Tổng biên chế được

giao

Tổng biên chế

hiện có

Hợp đồng hiện có

Số lượng cán bộ sẽ về hưu

2006 2007-

Lãnh đạo 5 4

1 Kế hoạch KT & PTNT 14 12 2

2 V.Phòng HĐND& UBND 21 29 1

3 Tư pháp 4 3

4 Phòng L - Đ TBXH 9 6

5 TCCQ 6 3

6 Thanh tra 6 5

7 Tài chính 12 6 2 2

8 Xây dựng - Đô thị 8 5

9 Tài nguyên - Môi trường 12 7 3

10 GD - ĐT 19 18 4

11 VHTT - TDTT 7 7 1

12 UB DS GĐ&TE 7 4 3

Tổng cộng 130 108 8 10

(Nguồn: Bảng tổng hợp biên chế các phòng ban năm 2005_ TCCQ) Tính đến thời điểm này, UBND Huyện Đông anh còn thiếu 22 cán bộ biên chế làm việc tại các phòng ban chức năng của Huyện. Trong tương lai gần còn có 10 cán bộ trong biên chế sẽ về nghỉ hưu theo chế độ, điều đó chứng tỏ UBND Huỵên Đông Anh còn thiếu khá nhiều cán bộ. Theo kế hoạch, dự kiến từ nay đến 2010 thì Đông Anh sẽ tách ra ít nhất được một Quận và 2015 sẽ tách ra được ít nhất là hai Quận. Do đó, nhu cầu cán bộ của Đông Anh trong tương lai là rất lớn. Nếu không đó kế hoạch tuyển dụng và

đào tạo hợp lý sẽ dẫn tới tình trạng thiếu cán bộ trầm trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động quản lý hình chính nhà nước ở địa phương.

2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của UBND và từng phòng .

Căn cứ theo Luật tổ chức HĐND UBND và các quy định của Thành phố - Hà Nội thì UBND Huyện Đông Anh là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung về mọi mặt kinh tế, nông lâm ngư nghiệp, thuỷ lợi, đất đai, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, giao dục, y tế, văn hoá thông tin, an ninh quốc phòng. Các chức năng, nhiệm vụ này được UBND quy định cụ thể cho từng phòng ban chuyên môn thuộc UBND Huyện.

Cụ thể là:

2.1.4.1Phòng Kế hoạch Kinh tế và Phát triển nông thôn ( KHKT&PTNT) Phòng KHKT& PTNT là một phòng lớn, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tham mưu cho UBND thực hiện công tác quản lý nhà nước về tất cả các mặt kế hoạch, dự án đầu tư, nông lâm ngư nghiệp, thuỷ lợi, công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn. Đây là một phòng mới được sát nhập từ ba phòng: Phòng Kinh tế_Kế hoạch, phòng Nông nghiệp và phòng Công nghiệp lại từ năm 2001. Phòng KH-KT&PTNT có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:

1- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hàng năm và kế hoạch phát triển tổng thể về kinh tế, văn hoá xã hội. Các kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ - công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ (nông nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn) trên địa bàn và hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị cơ sở (xã, thị trấn) thực hiện, triển khai.

2- Là cơ quan thường trực thẩm định các dự án đầu tư, thẩm định kết quả các công trình đấu thầu bằng nguồn vốn đầu tư của nhà nước và thuộc thẩm quyền của huyện.

3- Làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng k kinh doanh ĐKKD các ý ( ) ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp,... trên địa bàn huyện

theo thẩm quyền và kiểm tra các hoạt động của các tổ chức, cá nhân sau khi đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.

4- Thường trực công tác chống lụt bão và công tác hoàn chỉnh thuỷ nông.

2.1.4.2 Phòng Tài chính

Phòng Tài chính có những chức năng và nhiệm vụ sau đây:

1- Giúp UBND huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước trên địa bàn Huyện theo pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc và các ban Tài chính xã thực hiện pháp luật, chính sách chế độ, các quy định của Nhà nước và Thành phố về quản lý tài chính, ngân sách, kế toán.

2- Xây dựng dự toán ngân sách huyện; lập phương án phân bổ ngân sách huyện; lập dự toán điều chỉnh ngân sách theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, hướng dẫn của Bộ tài chính và Sở tài chính-vật giá Hà nội, báo cáo UBND huyện xem xét và trình HĐND huyện phê duyệt.

3- Phối hợp với Chi cục thuế huyện trong công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của Pháp luật. Phối hợp với Kho bạc nhà nư- ớc huyện thực hiện việc cấp phát ngân sách kịp thời trong dự toán duyệt đúng chế độ cho các đối tượng sử dụng ngân sách huyện.

4- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thu chi ngân sách Nhà nước trên điạ bàn. Tổng hợp theo dõi quản lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc Huyện.

5- Thực hiện, quản lý nguồn kinh phí do ngân sách cấp trên được uỷ quyền về ngân sách huyện. Tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn quản lý nguồn viện trợ của các tổ chức trong nước, ngoài nước với các đơn vị thuộc huyện quản lý.

6- Quản lý nhà nước về giá cả trên điạ bàn huyện theo phân cấp của UBND Thành phố.

2.1.4.3 Phòng Tài nguyên - Môi trường (TN-MT)

Phòng Tài nguyên-Môi trường là một phòng mới được tách ra từ phòng Địa chính nhà đất năm 2005. Phòng có những chức năng, nhiệm vụ sau:

1- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhà, kế hoạch xây dựng, sửa chữa nhà ở, các công trình công cộng, công trình kỹ thuật hạ tầng trình UBND huyện và các cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện.

2- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra UBND xã, thị trấn, các tổ chức và công dân thực hiện luật pháp, chế độ, chính sách và các quy định, quy hoạch về quản lý, sử dụng đất, nhà, đo đạc bản đồ, xây dựng đô thị, giao thông, sản - xuất vật liệu xây dựng, về trật tự an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng và giao thông. Tổng hợp và kiến nghị cấp trên bổ sung các chính sách, thể lệ, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.

3- Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhà của xã, thị trấn trình UBND huyện phê duyệt.

4- Thu thập quản lý, lưu trữ các loại tư liệu về địa chính, nhà đất, bản đồ theo phân cấp. Quản lý các mốc đo đạc bản đồ, mốc địa chính, mốc chỉ giới quy hoạch thuộc huyện quản lý.

5- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác địa chính, nhà đất, xây dựng của các xã, thị trấn.

2.1.4.4Phòng Xây dựng đô thị (XD-ĐT)

Cùng với phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Xây dựng đô thị là một - phòng mới được tách ra từ phòng Địa chính nhà đất năm 2005. Phòng có những chức năng và nhiệm vụ sau:

1- Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lư- ợng công trình xây dựng. Thực hiện công tác quản lý và cấp phép xây dựng theo quy định và phân cấp của Thành phố.

2- Hướng dẫn lập dự án đầu tư, báo cáo đầu tư xây dựng các công trình:

xây dựng, cải tạo sửa chữa. Tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán các công trình sử dụng vốn Nhà nước do UBND huyện quyết định đầu tư trình UBND huyện phê duyệt. Tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật các công trình không sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn có mục tiêu sản xuất kinh doanh, với mức vốn phân cấp.

3- Tổ chức Giám định nhà nước về chất lượng các công trình nhà ở của hộ gia đình và cá nhân, sản phẩm vật liệu xây dựng thuộc huyện quản lý.

Quản lý hồ sơ hoàn công các công trình do huyện xây dựng. Phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý các công trình hư hỏng (điện, nước, cống rãnh, nhà vệ sinh, vườn hoa, cây cảnh, hè đường,..) với UBND huyện, các sở chuyên ngành.

4- Hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh thuộc ngành xây dựng, giao thông, đô thị trình UBND huyện cấp giấy phép, hoặc xác nhận để UBND Thành phố cấp phép theo quy định. Kiểm tra tư cách hành nghề kinh doanh xây dựng, dịch vụ tư vấn xây dựng, thiết kế và sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải thô sơ, cơ giới của các thành phần kinh tế hoạt đông trên địa bàn theo quy định của Thành phố và Nhà nước.

5- Kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản, giúp UBND huyện tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu đối với các công trình thuộc nguồn vốn phân cấp cho huyện quản lý.

2.1.4.5Phòng Lao động Thương Binh Xã hội (LĐ- -TBXH) Phòng LĐ TBXH có những chức năng và nhiệm vụ sau:-

1- Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về lĩnh vực lao động và chính trị xã hội trình UBND huyện phê duyệt và triển khai kế hoạch được duyệt.

2- Hướng dẫn và chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về lao động tiền lương, tiền công,

việc làm, bảo hộ lao động, điều kiện lao động, nghĩa vụ lao động công ích, di dân phát triển vùng kinh tế mới, chương trình xoá đói giảm nghèo,...

3- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ với thương binh, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công với cách mạng, quân nhân phục viên, chuyển ngành, người tàn tật, trẻ mồ côi, người già không có thân nhân chăm sóc, người gặp khó khăn hiểm nghèo, các nạn nhân chiến tranh và các đối tượng xã hội khác cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH.

4- Quản lý, chỉ đạo các cơ sở sự nghiệp lao động TBXH trên địa bàn, nhà bảo trợ xã hội, đơn vị dạy nghề, dịch vụ việc làm, cơ sở sản xuất của th- ương binh và người tàn tật, các cơ sở giáo dục, chữa trị, cai nghiện ma tuý, mại dâm.

5- Quản lý các nguồn kinh phí về lĩnh vực lao động TBXH, các nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi bia, ghi công ở Huyện.

6- Phối hợp các ngành, đoàn thể trên địa bàn Huyện, chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách xã hội bằng các hình thức: chăm sóc đời sống, vật chất, tinh thần, thăm hỏi động viên th- ương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.

7- Thực hiện kiểm tra, thanh tra Nhà nước trên địa bàn Huyện về việc chấp hành luật pháp, chính sách thuộc lĩnh vực Lao động TBXH. Xem xét, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực Lao động TBXH.

2.1.4.6Phòng Tư pháp

Phòng Tư pháp là một phòng mới được thành lập lại. Trước năm 2001 UBND Huyện đã có phòng Tư pháp. Từ năm 2001 đến 2005 Phòng Tư pháp sát nhập với Văn phòng HĐND UBND. Năm 2005 phòng lại được tổ chức - (thành lập mới) và vẫn lấy tên là phòng Tư pháp. Phòng có những chức năng và nhiệm vụ sau:

1- Tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật của nhà nước, văn bản pháp quy của Thành phố và địa phương. Tham gia xây dựng, quản lý văn bản pháp quy của địa phương.

2- Quản lý công tác hội thẩm nhân dân, công tác bào chữa phục vụ cho yêu cầu xét xử của toà án huyện.Theo dõi, hướng dẫn công tác hoà giải ở cơ sở, địa bàn dân cư.

3- Hướng dẫn, kiểm tra công tác tư pháp ở xã, thị trấn; hướng dẫn cho cán bộ và nhân dân địa phương thực hiện và thi hành pháp luật. Theo dõi giúp UBND cơ sở tổ chức, kiểm tra thực hiện văn bản pháp quy, nội quy, quy chế quản lý xã hội, quản lý đô thị, hướng dẫn tổng hợp công tác hoà giải.

4- Quản lý, thực hiện công tác hộ tịch, công tác công chứng ở địa ph- ương và cơ sở xã, thị trấn. Tư vấn cho UBND xã, thị trấn tham gia xét xử và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tham gia các công việc liên quan đến pháp luật và quy định của UBND các cấp

2.1.4.7Phòng Văn hoá Thể thao- (VH TT)- .

Phòng Văn hoá Thể thao - được UBND Huyện giao cho những chức năng và nhiệm vụ sau:

1- Xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục thể thao trên địa bàn. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch đó.

2- Giúp UBND huyện quản lý, phối hợp, điều hoà hướng dẫn, kiểm tra nội dung các hoạt động văn hoá thông tin-thể dục thể thao trên điạ bàn như công tác xuất bản ấn loát, quảng cáo, kinh doanh văn hoá phẩm, dịch vụ văn hoá (chụp ảnh, ghi băng, ghi hình,...). Xét và kiến nghị với UBND huyện cấp hoặc thu hồi giấy phép dạy nghề, kinh doanh dịch vụ văn hoá phẩm, xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.

3- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên làm công tác văn hoá, thông tin, thể dục thể thao cho các ngành, các cơ sở địa phương.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện ơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước tại ubnd huyện đông anh (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)