Phân tích hình thức và quy trình ra quyết định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện ơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước tại ubnd huyện đông anh (Trang 75 - 78)

PHẦN II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TẠI UBND HUYỆN ĐÔNG ANH

2.3 Phân tích hình thức và quy trình ra quyết định

Phần lớn các quyết định của UBND Huyện đều do Chủ tịch UBND Huyện quyết định và ký ban hành nhưng hình thức và quy trình ra quyết định lại là quyết định tập thể. Chủ tịch UBND Huyện thường ra hai loại quyết định.

Một loại là quyết định của Chủ tịch Huyện, đây là quyết định bởi một cá nhân. Ông chủ tịch sử dụng chức vụ, quyền hạn và căn cứ vào nhiệm vụ của mình sẽ ra những quyết định để lãnh đạo, chỉ đạo các phòng ban, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh hàng ngày.

Loại quyết định thứ hai là quyết định của UBND. Đây là quyết định của tập thể UBND. Là loại Quyết định có tính pháp lý cao nhất về hành chính tại địa phương. Loại quyết định này cũng do Chủ tịch UBND ký ban hành nhưng dưới hình thức là thay mặt UBND Huyện (TM.)

Với mỗi loại quyết định đều có quy trình ra quyết định riêng. Đối với hình thức quyết định của chủ tịch thì chủ yếu là do bản thân cá nhân ông chủ tịch tự mình ra quyết định (có thể dưới hình thức văn bản hoặc chỉ đạo trực tiếp). Còn với loại quyết định của UBND Huyện thì quy trình ra quyết định đòi hỏi phải được thực hiện chi tiết, tỷ mỷ và theo một trình tự, quy trình nhất định.

2.3.2 Quy trình ra quyết định của UBND Huyện.

Khi cần phải ban hành một quyết định để điều chỉnh dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước các mối quan hệ, giải quyết các hiện tượng kinh tế-xã hội nảy sinh trên địa bàn thì quyết định đó thường được ra dưới hình thức, danh nghĩa là quyết định của UBND Huyện.

Những quyết định này thường được thông qua các cuộc họp giữa chủ tịch và lãnh đạo các phòng, ban ngành có liên quan.

Đối với những vấn đề, sự việc cần phải giải quyết ngay. UBND Huyện thường triệu tập các cuộc họp gồm lãnh đạo các phòng ban và lãnh đạo UBND. Sau khi phòng chuyên môn hoặc Chủ tịch (phó chủ tịch) nêu vấn đề phát sinh cần giải quyết thì các thành viên (trưởng phòng, ban) sẽ phát biểu ý kiến tham gia. Cuối cùng Chủ tịch UBND Huyện sẽ là người ra quyết định sẽ thực hiện như thế nào. Về danh nghĩa đây là quyết định của UBND Huỵên nhưng thực chất vẫn là ý kiến chủ yếu của cá nhân ông Chủ tịch. Sau khi Chủ tịch quyết định, các phòng ban đơn vị liên quan sẽ triển khai thực hiện theo quyết định, chỉ đạo của Chủ tịch tại cuộc họp.

Đối với những vấn đề, sự việc cần phải ban hành quyết định bằng văn bản (Quyết định của UBND Huyện) thì được tiến hành theo quy trình và thủ tục như hình 2.4

Hình 2.4 mô tả quy trình ra một quyết định dưới hình thức văn bản của UBND Huyện Đông Anh.

Hình 2.4: Quy trình ra quyết định của UBND Huyện Đông Anh Đây là quyết định mang tính tập thể và được thực hiện theo một trình tự cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế khi ra các quyết định dạng này ý kiến của Chủ tịch UBND Huyện vẫn là quan trọng nhất do đó quyết định ban hành luôn luôn phải bán sát theo ý chủ quan cá nhân của Chủ tịch. Sự tham gia góp ý của lãnh đạo các phòng ban khác nhiều khi chỉ mang tính hình thức, chấp nhận đi theo ý kiến nào là do chủ tịch quyết định. Vì vậy trình độ nhận thức, năng lực lãnh đạo của ông chủ tịch có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc ra các quyết định và triển khai nó một cách chính xác, hiệu quả.

Hiện tượng kinh tế xã hội cần điều chỉnh- ( cần ra quyết định để giải quyết, điều chỉnh)

Phòng chuyên môn nắm bắt đề xuất phương án giải quyết

Xin ý kiến của các phòng ban liên quan và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND

Soạn thảo (chỉnh sửa) quyết định theo ý kiến chỉ đạo, kết luận của Chủ tịch

Trình chủ tịch chỉnh sửa, phê duyêt văn bản Quyết định

Chủ tịch UBND Huyện thay mặt UBND ký Quyết định

Nhân bản, đóng dấu, gửi và triển khai thực hiện quyết định ban hành

Phần lớn các quyết định của UBND Huyện được ban hành dưới hình thức này, do vậy vai trò của phòng chuyên môn trong việc tham mưu, đề xuất phương án đưa ra trong quyết định là vô cùng quan trọng. Nếu phòng chuyên môn không nắm bắt được chính xác, cụ thể vấn đề và có phương hướng giải quyết hợp lý sẽ không thể đề xuất phương án giải quyết một cách khoa học cho lãnh đạo UBND. Lãnh đạo UBND cũng không thể biết hết được mọi lĩnh vực chuyên môn, không thể quyết định đúng được mọi vấn đề ở mọi lĩnh vực do đó sẽ dẫn tới có những quyết định thiếu tính thực tế, khoa học và giải quyết vấn đề không được triệt để. Vì vậy mà đã có những quyết định được ban ra vượt quá thẩm quyền cho phép của UBND hay giải quyết vấn đề thiếu tính khoa học, triệt để để lại những hậu quả thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước và nhân dân.

Về mặt pháp lý, quyết định của UBND là một dạng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực mạnh tại địa phương. Do đó, việc ban hành chúng cũng cần phải được tiến hành một cách chi tiết, cẩn thận từ ý tứ, ngôn từ, văn phong đến hình thức đều phải đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện ơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước tại ubnd huyện đông anh (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)