1.2. THỊ PHẦN, CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và khả năng mở rộng thị phần của NHTM
Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM cần lưu ý: phải xem yêu cầu của khách hàng là chuẩn mực, xem thực lực của NHTM là yếu tố cơ bản để bảo đảm thoả mãn nhu cầu khách hàng. Muốn giữ và thu hút khách hàng, NHTM phải có thực lực được thể hiện thành các lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. NHTM nào cũng thường mạnh mặt này, yếu mặt khác, nên khi đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM, ngoài các tiêu chí định tính, cần cố gắng lượng hoá. Sản phẩm dịch vụ của NHTM là các sản phẩm dịch vụ tài chính, chúng mang tính trừu tượng, không cầm nắm được. Do đó, ngoài việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo các tiêu chí số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, mạng lưới phân phối, thị phần... như doanh nghiệp khác, cần phải xem xét đến yếu tố lòng tin của khách hàng dựa trên uy tín và sự an toàn của NHTM đó. Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung vừa nêu, dựa vào đặc trưng của hoạt động kinh doanh NH, tình hình thực tiễn về cạnh tranh của các NHTM, có rất nhiều tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM cần đề cập nhưng trong phạm vi đề tài nghiên cứu, xin nêu một số tiêu chí cơ bản sau:
1) Danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng và mạng lưới phục vụ rộng khắp
Một NHTM cung cấp càng nhiều sản phẩm dịch vụ thì càng có cơ hội thu hút khách hàng, càng nhiều dịch vụ hiện đại thì lợi thế cạnh tranh càng cao, thể hiện ở:
- Số loại sản phẩm dịch vụ do NHTM cung cấp.
- Chủng loại trong mỗi danh mục sản phẩm đó. (Ví dụ: Trong huy động tiết kiệm 03 tháng có loại trả lãi trước, lãi hàng tháng, hoặc trả lãi sau).
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
Các NHTM luôn tìm mọi biện pháp để tăng cơ hội tiếp xúc và phục vụ khách hàng, duy trì số lượng khách hàng truyền thống và mở rộng lượng khách hàng tiềm năng. Chiến lược Marketing và quảng bá thương hiệu NH góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh khi tạo ra nhiều cơ hội thu hút khách hàng thể hiện ở:
- Mạng lưới của NHTM: số chi nhánh, phòng giao dịch nhiều và được bố trí phù hợp trên địa bàn.
- Kéo dài thời gian giao dịch hàng ngày hoặc bố trí thời gian giao dịch hợp lý.
- Tỷ lệ khách hàng biết đến NH qua hoạt động Marketing của NH.
2) Giá cả sản phẩm dịch vụ thu hút và lãi suất hợp lý
Giá cả dịch vụ của NHTM được khách hàng rất quan tâm. Khả năng thu hút khách hàng phụ thuộc vào các tiêu chí:
- Trả lãi huy động vốn cao sẽ hấp dẫn khách hàng gửi tiền - Lãi suất cho vay hợp lý sẽ thu hút khách hàng vay
- Phí sử dụng dịch vụ rẻ thì thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ 3) Chất lượng dịch vụ tốt
Chất lượng dịch vụ tài chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt có nghĩa là công tác nghiên cứu và triển khai (R&D) của NHTM có hiệu quả, đặc biệt là về nghiệp vụ và công nghệ. Chất lượng dịch vụ được đánh giá bởi sự hài lòng và thoả mãn của khách hàng khi giao dịch với NH, thể hiện ở:
- Sự hài lòng của khách hàng về tiện ích của sản phẩm mà NHTM cung cấp.
- Thủ tục giao dịch đơn giản, tiện lợi, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Thời gian giao dịch nhanh, phong cách phục vụ chuyên nghiệp và hiện đại, giao tiếp nhiệt tình, cởi mở.
- Việc cung cấp sản phẩm dịch vụ đạt độ chính xác cao như số tiền, chứng từ, cung cấp thông tin cho khách hàng.
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
- Trình độ công nghệ thông tin và các phương tiện phục vụ như máy ATM, máy POS ... đi kèm các dịch vụ hiện đại.
4) Thị phần chiếm ưu thế
Thị phần càng cao thì khả năng cạnh tranh của NHTM càng tốt, nó chứng tỏ các tiêu chí số lượng, giá cả, chất lượng sản phẩm dịch vụ đã làm hài lòng ngày càng nhiều khách hàng. Thị phần của NHTM chủ yếu xem xét trên các khía cạnh: Thị phần về huy động vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế, dịch vụ.
5) Độ an toàn cao
Một NHTM sẽ có khả năng thu hút khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư mua cổ phần, góp vốn liên doanh nếu NH đó có độ an toàn cao. Vì ngoài mục tiêu gửi tiền và đầu tư sinh lợi nhuận, khách hàng và các nhà đầu tư luôn tính đến sự an toàn vốn của mình. Theo thông lệ quốc tế hiện nay, các NHTM có tỷ lệ vốn tự có ≥ 8% được coi là NH có độ an toàn. Để nói về độ an toàn, người ta dùng hệ số Cook (Gọi tắt là CAR):
CAR = Vốn chủ sở hữu (Total Capital)/Tổng tài sản có quy đổi theo mức độ rủi ro (Total Risk Weighted Assets).
6) Uy tín của NHTM trên thị trường tài chính (Thương hiệu)
‘Thương hiệu là bất kỳ nhãn hiệu nào mang theo ý nghĩa và sự liên tưởng. Thương hiệu là con đường duy nhất dẫn đến lợi nhuận vượt trung bình và bền vững. Những thương hiệu lớn thường thể hiện những lợi ích về cảm xúc chứ không phải thuần lý tính’.
Thương hiệu thể hiện sự uy tín, tín nhiệm, niềm tin của khách hàng.
‘Thương hiệu còn là một sự cam kết, lời bảo đảm về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ, là danh dự của doanh nghiệp.’(Theo PGS.TS Phan Thị Ngọc Thuận ‘Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ doanh nghiệp’)- Thương hiệu của NHTM phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường (cả trong và ngoài nước) trong quá khứ, đồng thời tác động rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của NH đó trong tương lai.
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
- Đối với khách hàng, một NHTM có uy tín, có thương hiệu trên thương trường là một địa chỉ tin cậy để khách hàng gửi tiền, sử dụng dịch vụ và đặt mối quan hệ tín dụng.
- Đối với các tổ chức tài chính, NHTM khác và các nhà đầu tư, thương hiệu của một NHTM có thể thu hút sự tìm hiểu, đánh giá và quyết định đầu tư hay hợp tác với NH đó.
- Đối với bản thân NHTM đó, đánh giá được vị thế của mình trên thương trường sẽ có những bước đi thích hợp nhằm phát huy thương hiệu, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tăng cường khả năng cạnh tranh và tiềm lực tài chính.
Ở mức cao hơn, uy tín và thương hiệu của từng NHTM góp phần hoàn thiện và lành mạnh hoá hệ thống tài chính của cả nền kinh tế quốc gia.
Đánh giá uy tín và thương hiệu một NHTM thường thông qua kết quả xếp hạng của các cơ quan trong nước và các tổ chức quốc tế. (Ví dụ: Ở Việt Nam có Trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN gọi tắt là CIC, các tổ chức quốc tế có Moody’s Investors Service, Standard & Poor’s Rating Service...).