PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ PHẦN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
2.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của PG Bank
2.3.2.2. Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường ngành
* Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của PG Bank: Phần 2.3.1.1 đã giới thiệu về các chủ thể cạnh tranh với PG Bank. Hoạt động kinh doanh của các chủ thể này ít nhiều đều có ảnh hưởng tới các mặt hoạt động của PG Bank, cụ thể:
- Nhóm đối thủ là các NHTM: Hoạt động kinh doanh của nhóm đối thủ này ảnh hưởng lớn nhất đến thị phần các mặt của PG Bank.
Các NHTMNN có sẵn ưu thế về uy tín và thương hiệu luôn luôn là đối thủ mạnh của PG Bank kể cả trong lĩnh vực huy động vốn, tín dụng và thanh toán quốc tế. Các NHTMNN có tiềm lực tài chính để đẩy mạnh phát triển công nghệ và phát triển sản phẩm mới.
Các NHTMCP trong những năm qua có sự phát triển nhanh về mọi mặt, cả về vốn điều lệ, quy mô hoạt động. Các NHTMCP khác cạnh tranh với PG Bank chủ yếu ở lãi suất huy động và các hoạt động cung ứng dịch vụ, các chiến dịch quảng cáo tiếp thị hiệu quả của họ đã lôi kéo được rất nhiều khách
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
hàng. Đặc biệt một số NHTMCP có trình độ phát triển hạ tầng kỹ thuật, với trang thiết bị có mức độ hiện đại hoá cao như ACB, Sacombank, EAB, Eximbank... là những đối thủ đáng chú ý của PG Bank về mọi mặt hoạt động.
Các NHTMNNG trong đó HSBC, ANZ, Deutsche Bank đặc biệt nổi bật về chất lượng TTQT và cung ứng dịch vụ, họ đang thu hút rất nhiều khách hàng là cá nhân và tổ chức kinh tế Việt Nam và như vậy thị phần các mặt này của PG Bank và các NH khác cũng bị ảnh hưởng lớn.
- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng:mặc dù chỉ có một số hoạt động của các định chế này ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM nhưng mức độ ảnh hưởng lại rất lớn. Đó là một phần lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đã được dùng vào việc mua bảo hiểm, gửi tiết kiệm bưu điện, gửi tiết kiệm tại các quỹ tín dụng nhân dân; Một phần vốn tạm thời của các doanh nghiệp đã được tập trung vào các Công ty tài chính của ngành, từ đó cho các NHTM vay lại với lãi suất cao hơn. Nói chung hai hoạt động này vừa xẻ thị phần huy động vốn của NHTM vừa góp phần làm tăng lãi suất huy động bình quân của NHTM trong đó có PG Bank.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế, số lượng đối thủ cạnh tranh với PG Bank ngày càng nhiều. Môi trường cạnh tranh ngày càng phức tạp và đầy áp lực đòi hỏi PG Bank phải có chiến lược cạnh tranh rõ ràng mới mong giữ được và mở rộng thị phần.
* Nhà cung ứng:Người cung ứng là những cá nhân và tổ chức có quan hệ tiền gửi với PG Bank thường được gọi là khách hàng gửi tiền. Số lượng khách hàng gửi tiền và số dư tiền gửi tăng dần trong những năm qua chứng tỏ khả năng giữ vững và phát triển thị phần về huy động vốn của PG Bank.
Người gửi tiền bao giờ cũng muốn được hưởng lãi suất cao nhất, tuy nhiên sự biến động của giá cả một số mặt hàng chủ yếu, giá vàng, lãi suất và tỷ giá trong thời gian qua, cùng với những thay đổi về thói quen tiêu dùng cũng như xu hướng đàu tư mới, khách hàng hiện nay đứng trước nhiều sự lựa chọn để
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
đồng tiền sinh lời nhiều nhất. Vì thế, khi không có ưu thế về lãi suất, PG Bank sẽ gặp khó khăn trong việc giữ vững và mở rộng thị phần.
* Các khách hàng sử dụng dịch vụ của PG Bank: Đó là khách hàng vay và sử dụng dịch vụ của PG Bank hiện nay và trong tương lai. Trong môi trường cạnh tranh phức tạp hiện nay, nếu không nhạy bén, bản lĩnh và định hướng đúng trong phát triển tín dụng thì tiềm ẩn rủi ro tín dụng đối với PG Bank là rất lớn. Đồng thời nếu không khéo giữ chân khách hàng thì PG Bank có thể mất những khách hàng tốt bởi sự cạnh tranh lôi kéo của các NHTM khác. Việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ càng khó hơn khi số lượng dịch vụ cung ứng chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Nhưng chính những yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng lại trở thành động lực để PG Bank tiếp tục đổi mới phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao trình độ phục vụ nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn.
* Các đối thủ tiềm năng: Việt Nam gia nhập WTO, môi trường cạnh tranh ngày càng phức tạp, áp lực tranh đua ngày càng cao bởi thị trường có thêm nhiều NHTMNNG, các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia cạnh tranh, đồng thời làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thu hút một lượng vốn không nhỏ. Tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh (đặc biệt là huy động vốn và cung ứng dịch vụ) của PG Bank.
* Các sản phẩm thay thế: với trình độ công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, các NHTM có điều kiện phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại và tiện ích. Sản phẩm Thẻ hiện nay đang trở thành thông dụng và được nhiều khách hàng sử dụng. Chủng loại thẻ ngày càng phong phú như Visa card, Mastercard, Connect 24, Thẻ ghi nợ, Thẻ tín dụng nội địa... Do tốc độ triển khai để đưa sản phẩm thẻ ra thị trường còn chậm nên PG mất lợi thế cạnh tranh ở lĩnh vực này. Các dịch vụ khác như Phonebanking, Homebanking, Internetbanking... cũng phát triển. Về thanh toán có nhiều sản phẩm như hợp
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
trong thanh toán mà không bị chi phối bởi sự biến động tỷ giá... Thời gian qua PG Bank đã mạnh dạn phát triển những sản phẩm hiện đại này và đã nắm bắt được những cơ hội phát triển thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.