PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ PHẦN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
2.3.1. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của PG Bank
Hiện tại, PG Bank phải cạnh tranh với rất nhiều chủ thể khác, có thể điểm qua một số nhóm chủ thể sau:
* Nhóm các NHTMNN: Một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng của nhóm NHTMNN so với các NHTMCP và NHTM có vốn đầu tư nước ngoài đó chính là mạng lưới hoạt động. Hệ thống mạng lưới của các
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
NHTMNN đã được phát triển từ lâu và bao phủ khắp trên cả nước. Đặc biệt là hệ thống chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có mặt đến từng xã trên các địa bàn. Đến cuối năm 2007, số lượng chi nhánh của 5 NHTMNN là: MHB: 150, VCB: 204, BIDV: 412, ICB: 832, VBAR&D:
2000. Cùng với thương hiệu lớn, hệ thống mạng lưới của các NHTMNN đã giúp các ngân hàng này duy trì thị phần chi phối trên các mảng hoạt động chính như huy động vốn và tín dụng trong thời gian qua. Tuy nhiên thị phần của nhóm này đang có xu hướng thu hẹp do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhóm NHTMCP và NHTM có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 2 năm 2006 - 2007, thị phần của khối này giảm mạnh là do các NHTMQD không tập trung nhiều vào tăng trưởng hoạt động mà tập trung vào việc tăng cường năng lực tài chính cũng như quản lý chất lượng tín dụng để chuẩn bị cho quá trình cổ phần hóa.
* Nhóm chi nhánh NHTM có vốn đầu tư nước ngoài: Các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam hiện tại đều là những tên tuổi nằm trong Top 100 ngân hàng lớn nhất thế giới như Citibank, HSBC, ANZ,… Các ngân hàng này có chiến lược tập trung vào đối tượng khách hàng đặc thù là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, các doanh nghiệp Quốc doanh lớn và các khách hàng cá nhân nước ngoài. Ngoài ra, một số ngân hàng lớn đã có mặt tại Việt Nam từ lâu như HSBC, ANZ, Citibank cũng hướng đến các đối tượng khách hàng cá nhân có thu nhập cao. Các ngân hàng này đã triển khai nhiều sản phẩm ngân hàng bán lẻ hiện đại nhằm thu hút khách hàng như dịch vụ cho vay qua mạng, qua điện thoại di động, tài trợ mua nhà và các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế. Tính đến cuối năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được 19 hồ sơ xin cấp phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Trong số 19 hồ sơ xin thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thì có 3 hồ sơ đã được chấp thuận về nguyên tắc là Commonwealth Bank của Australia, IBK Hàn Quốc, Fubon của Đài Loan. Tập đoàn ngân hàng ANZ có
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
kế hoạch mở 10 15 chi nhánh ở Việt Nam vào cuối năm 2008, khi ANZ - nhận được giấy phép hoạt động với tư cách 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. HSBC và Standard Chartered Bank cũng đang xúc tiến mở ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, tới đây mức độ cạnh tranh hoạt động ngân hàng Việt Nam sẽ trở nên gay gắt hơn. Thậm chí còn có đánh giá sẽ có cuộc đổ bộ của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Bởi vì tăng trưởng xuất khẩu, các luồng chu chuyển vốn quốc tế và thanh toán quốc tế, khách du lịch quốc tế... đang gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh các hoạt động cho vay, đầu tư, thì các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thế mạnh mở rộng thị phần trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối và các dịch vụ ngân hàng tiện ích khác cho các nhà đầu tư nước ngoài, cá nhân người nước ngoài ở Việt Nam.
* Nhóm các NHTM cổ phần: Các NHTMCP với sự năng động và khả năng quản trị tốt đã tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với khối NHTMNN và NHTM có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm vừa qua. Các NHTMCP hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bởi sự tăng trưởng nhanh chóng và khả năng sinh lời cao. Một số ngân hàng cổ phần đã thực hiện bán cổ phần cho đối tác chiến lược là các Ngân hàng lớn trên thế giới nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính và quản trị. Các NHTMCP đang nỗ lực trong việc mở rộng mạng lưới, đặc biệt là các ngân hàng đứng đầu như ACB, STB, TCB,… Tốc độ phát triển mạng lưới của các ngân hàng này rất nhanh và có trọng điểm.
Mạng lưới của các NHTMCP tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, các khu đô thị có mức sống cao do đó các chi nhánh này thường có hiệu quả tốt ngay từ khi đi vào hoạt động.
* Nhóm các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Hoạt động của các ngân hàng hiện chịu sự cạnh tranh nhẹ từ các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng như các Công ty tài chính, đặc biệt là các công ty tài chính thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty (đối với hoạt động thu xếp vốn vay, tín dụng, huy
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
động vốn); các công ty Chứng khoán có quy mô lớn (đối với các hoạt động ngân hàng đầu tư như bảo lãnh phát hành, tư vấn sáp nhập, đầu tư …). Tuy nhiên trong tương lai nếu các mô hình này thành công, đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng trên từng mảng hoạt động, đặc biệt là sự cạnh tranh từ các công ty Chứng khoán độc lập có quy mô lớn lên hoạt động ngân hàng đầu tư.
* Nhóm các tổ chức kinh tế khác: Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, các chủ thể kinh doanh vàng bạc thu hút vốn đầu tư bằng nhiều hình thức cũng góp phần ảnh hưởng tới thị trường huy động vốn của các NHTM trong đó có PG Bank.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tôi sẽ phân tích chủ yếu tình hình cạnh tranh hiện tại của PG Bank với các NHTM.
2.3.1.2. Phân tích tình hình cạnh tranh của các NHTM với PG Bank 2.3.1.2.1. Phân tích cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn
Mấy năm gần đây các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động. Cuộc chạy đua lãi suất diễn biến ngày càng phức tạp và gay gắt. Đã có lúc lãi suất huy động lên đến đỉnh điểm là 20%/12 tháng vào cuối tháng 6/2008. Trong thời gian đó các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất lên từng ngày.
Cùng với việc tăng lãi suất, những chiêu huy động vốn chưa từng có trong lịch sử thị trường tiền tệ liên tiếp được tung ra. Hình thức thu hút khách hàng chủ yếu hiện nay vẫn là tiết kiệm dự thưởng, chỉ có điều quy mô giải thưởng được tăng nhanh chóng, khách hàng nào cũng có thể tham gia. Cụ thể, VP Bank vừa ra mắt chương trình khuyến mãi với tổng giá trị giải thưởng là 3 tỷ đồng; Eximbank là "Vui nhộn nhịp, du lịch rộn ràng" có tổng giá trị giải thưởng là 1 tỷ đồng; còn ABBank là "Trở thành tỷ phú, chỉ với 1 triệu đồng".
Thế nhưng, điểm nhấn trên thị trường hiện nay không phải là các giải thưởng mà là các chương trình siêu lãi suất với các khoản tiết kiệm kỳ hạn siêu ngắn. Đối với Eximbank, khách hàng chỉ cần gửi tiền đủ 24h và rút cũng
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
được hưởng lãi với chương trình "Tiết kiệm qua đêm 24 giờ". Điều này trước đây chưa từng có, nếu không muốn nói là khách hàng rút tiền sớm thậm chí còn mất thêm phí, chứ đừng nói là có lãi. Trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như vậy, PG Bank gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực huy động vốn. Do còn thiếu chuyên viên marketing chuyên nghiệp am hiểu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nên PG Bank chưa xây dựng được các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động khiến chi phí đầu vào tăng cao, trong khi không thể tăng lãi suất cho vay lên cao (vì sẽ mất khách hàng), gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của PG Bank.
2.3.1.2.2. Phân tích cạnh tranh trong tín dụng
Các ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hấp dẫn nhằm thu hút các khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Năng động nhất chính là các NHTM cổ phần, liên tục đưa ra các sản phẩm tiện ích, như: cho vay siêu tốc, đăng ký vay qua mạng Internet, lãi suất cho vay hấp dẫn, kỳ hạn cho vay dài, cho vay tới 80% giá trị ngôi nhà hay xe ô tô... Đồng thời các NHTM cổ phần chủ động tiếp thị qua nhiều kênh khác nhau, thậm chí phối hợp với công đoàn, với doanh nghiệp tổ chức giới thiệu ngay tại nơi công nhân làm việc, cùng với đại lý ô tô hay chủ dự án nhà ở đi làm thủ tục thay cho khách hàng...
Đối với khối NH liên doanh và chi nhánh NH nước ngoài thì tập trung vào phân khúc thị trường, đó là nhắm đến những người có thu nhập khá trở lên. Đối tượng khách hàng này bao gồm: chủ doanh nghiệp, những người làm việc cho các cơ quan nước ngoài và dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các đối tượng khác có thu nhập cao, có mua bảo hiểm nhân thọ tại các công ty bảo hiểm có uy tín. Sản phẩm được khối NH này tập trung vào chủ yếu là khách hàng mua căn hộ tại các khu chung cư, mua nhà ở của các dự án, mua ô tô mới tại các địa lý chính thức, vay tiền đi du học nước ngoài. Riêng sản phẩm tín dụng cho khách hàng vay mua nhà được khối NH liên doanh và
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
chi nhánh NH nước ngoài chú trọng tới các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Indovina Bank và VID Public Bank cho khách hàng vay với thời hạn tới 20 năm, riêng HSBC cho vay với thời hạn tới 25 năm. Do chưa có bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới nên các sản phẩm tín dụng của PG Bank thường đưa ra thị trường muộn hơn các ngân hàng khác rất lâu và không tạo ra được các sản phẩm mới có sức hấp dẫn khách hàng.
2.3.1.2.3. Phân tích cạnh tranh trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thanh toán Đây là lĩnh vực PG Bank có nhiều tiềm năng để phát triển thị phần.
Ngày 11/3/2008, PG Bank chính thức được tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (CITAD). Đây là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến online, hiện đại do Ngân hàng Nhà nước quản lý và vận hành, thời gian chuyển một giao dịch thanh toán trong phạm vi cả nước chỉ mất khoảng 10 giây. Việc tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giúp PG Bank không chỉ mở rộng phạm vi thanh toán, rút ngắn thời gian thanh toán, giảm thiểu chi phí thanh toán mà còn giúp kiểm soát, xử lý kịp thời, hiệu quả các nghiệp vụ phát sinh trong ngày. Tại bất cứ địa điểm nào trong ngày, PG Bank có thể hạch toán các món tiền về cho khách hàng mà không phải chờ báo có từ thanh toán bù trừ như trước đây.
Để thu hút khách hàng, PG Bank cũng như nhiều ngân hàng khác đều mời khách hàng mở tài khoản cá nhân miễn phí.
PG Bank vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, mọi nghiệp vụ trong lĩnh vực này đều phải thông qua Vietcombank nên doanh thu thanh toán quốc tế vô cùng nhỏ.
2.3.1.2.4. Phân tích cạnh tranh trong dịch vụ thẻ
Dẫn đầu về dịch vụ thẻ hiện nay trong khối ngân hàng thương mại cổ phần thuộc về Ngân hàng Đông Á. Ngân hàng này đến nay đã có 700 máy ATM đang được đưa vào sử dụng, dự kiến đến hết năm 2007 sẽ tăng lên 1.000 máy ATM với 2,0 triệu thẻ ATM được phát hành cho đông đảo các
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
khách hàng khác nhau trong cả nước. Sự kiện đáng chú ý nhất là mới đây Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VP Bank vừa tung ra thị trường hai sản phẩm thẻ là VPBank Platinum và EMV MasterCard với hai hình thức: thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Với sản phẩm thẻ này, VPBank là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV quốc tế. Đây là ngân hàng thương mại đầu tiên tung ra thị trường Việt Nam sản phẩm thẻ Platinum, hạng cao cấp nhất trên thế giới.
Hai sản phẩm thẻ nói trên đều được chấp nhận thanh toán rộng rãi tại 24 triệu đơn vị chấp nhận thẻ, cũng như có thể sử dụng để rút tiền mặt tại hơn 1 triệu máy ATM có trưng biểu tượng MasterCard trên toàn cầu; trong đó có 1.000 máy ATM của VPBank đang được triển khai lắp đặt tại Việt Nam. VP Bank cũng tham gia liên minh thẻ ATM do Vietcombank chủ trì. Liên minh này hiện đã có tới 19 ngân hàng thương mại thành viên, hoạt động có hiệu quả nhất tại Việt Nam, đang chiếm trên 70% thị phần thẻ. Theo đó các loại thẻ do VP Bank phát hành được sử dụng trong hơn 3.000 máy ATM của Vietcombank và 500 máy ATM của các ngân hàng thương mại khác hiện nay trong liên minh. Hiện nay các công việc chuẩn bị để PG Bank đưa sản phẩm thẻ ra thị trường tiến hành còn rất chậm, do đó thời gian tới, việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần trong phân đoạn thị trường này càng khó đối với PG Bank.
2.3.1.2.5. Phân tích cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ kiều hối
Dịch vụ kiều hối là một trong những kênh huy động vốn cho các NHTM, do vậy đón đầu dòng vốn này, các ngân hàng đã triển khai một loạt các dịch vụ chuyển tiền cùng với nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn.
Đi đầu trong lĩnh vực này phải kể đến Sacombank với Công ty Kiều hối Sacomrex. Mặc dù chiếm thị phần lớn ở dịch vụ này nhưng Sacombank vẫn không ngừng đưa ra những chương trình khuyến mại lớn, những tiện ích cho khách hàng. Đó là những chương trình như "Đến nhận tiền - Về trúng lớn" dành cho tất cả khách hàng khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh của
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
Western Union tại tất cả các điểm giao dịch của Sacombank ở 40 tỉnh thành trên toàn quốc. Khách hàng sẽ nhận được một thẻ cào may mắn và có cơ hội nhận được những giải thưởng có giá trị như, 1 giải đặc biệt: 1 tivi LCD trị giá 20 triệu VND; 6 giải nhất: mỗi giải 1 máy ảnh kỹ thuật số hiện đại; cùng nhiều giải thưởng hấp dẫn khác.
Tại các ngân hàng như ACB, DongABank dịch vụ chuyển tiền nhanh cũng được triển khai mạnh. ACB kết hợp thực hiện chuyển tiền nhanh với Western Union cho phép khách hàng không cần cung cấp mã số chuyển tiền mà chỉ cần ghi địa chỉ người nhận và thực hiện giao miễn phí tại nhà trong vòng 24 tiếng tại các thành phố lớn và 36-48 tiếng tại các tỉnh còn lại.
DongABank lại có chương trình chuyển kiều hối MoneyGram (chuyển tiền từ người gửi đến tay người nhận trong vòng 10 phút) và người nhận có thể nhận tiền mặt mà không cần phải trải qua thủ tục phức tạp. NHTM cổ phần An Bình (ABBank) cũng vừa cung cấp dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài qua mạng chuyển tiền nhanh Western Union. Khách hàng sử dụng dịch vụ không cần phải có tài khoản tại ABBank và người nhận không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào. Thời gianchuyển tiền chỉ mất từ 5-7 phút.
Từ cuối tháng 10/2007, Eximbank đã áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt cho khách hàng cá nhân không cư trú (kiều bào, người nước ngoài) chuyển tiền từ ngoài nước về, với số tiền từ 10 nghìn USD trở lên sẽ nhận được tiện ích như miễn phí tin nhắn thay đổi số dư tài khoản thanh toán; miễn phí dịch vụ truy cập thông tin lãi suất, tỷ giá, số dư tài khoản, tư vấn đầu tư;
miễn phí mở tài khoản, chuyển khoản từ nước ngoài, phí rút tiền mặt VND, phí chuyển khoản cùng hệ thống; giảm một nửa phí rút tiền mặt USD, phí chuyển tiền đi ngoài hệ thống, phí chuyển tiền nước ngoài. Eximbank dự kiến sẽ lập công ty kiều hối, liên kết với các DN lập đại lý chi trả, cũng như tìm kiếm đối tác tại thị trường châu Âu... cũng như liên kết với các DN trong lĩnh vực xuất khẩu lao động để hút nguồn kiều hối từ đối tượng đi xuất khẩu lao động.