PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ PHẦN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ PHẦN CỦA PG BANK
2.2.2. Phân tích thực trạng thị phần về tín dụng của PG Bank
Thu nhập từ hoạt động tín dụng hiện nay chiếm khoảng trên 80% thu nhập của các NHTM ở Việt Nam. Vì thế tính chất và mức độ cạnh tranh trong hoạt động tín dụng cũng phản ánh tình hình cạnh tranh nói chung trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
2.2.2.1. Phân tích thị phần về tổng dư nợ cho vay
Sự phát triển thị phần tín dụng của PG Bank thể hiện trong bảng II.5:
Bảng 2.5: Thị phần dư nợ cho vaycủa PG Bank
ĐVT: Tỷ đồng, %
Stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Dư nợ cho vay của các NHTM
553.017 694.006 1.069.100
Tốc độ tăng trưởng (%) 25 54
1 Dư nợ cho vay của NHTMNN
403.702,4 451.103,9 588.005
Tốc độ tăng trưởng (%) 11,74 30,34
Thị phần tín dụng của NHTMNN (%)
73 65 55
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
2 Dư nợ cho vay của NHTMCP 82.952,55 145.741,26 310.039
Tốc độ tăng trưởng (%) 75,69 145
Thị phần tín dụng của NHTMCP (%)
15 21 29
Dư nợ cho vay của PG Bank 181,26 741,78 1.917,56
Tốc độ tăng trưởng (%) 309 158
Thị phần PG Bank so toàn quốc
0,03 0,11 0,18
Tỷ trọng dư nợ cho vay PG Bank so với NHTMCP
0,22 0,51 0,62
3 Dư nợ cho vay của NHTM có vốn đầu tư nước ngoài
55.301,7 62.460,54 96.219
Tốc độ tăng trưởng (%) 12,94 54,04
Thị phần tín dụng của NH có vốn đầu tư nước ngoài (%)
10 9 9
Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, Báo cáo phân tích ngành ngân hàng tháng 7/2008 trên website http://vneconomy; Phòng cân đối và kinh doanh vốn, PG Bank, Báo cáo tình hình giải ngân của PG Bank từ năm 2005 2007-
Thông qua bảng 2.5 cho thấy:
* Mức tăng trưởng tổng dư nợ toàn quốc cao, từ 25% vào năm 2006 lên 54% vào năm 2007. Trong đó: mức tăng trưởng dư nợ của các NHTMNN tăng từ 11,74% vào năm 2006 lên 30,34% vào năm 2007; mức tăng trưởng dư nợ của các NHTMCP tăng mạnh mẽ từ 75,69% vào năm 2006 lên 145% vào năm 2007. Đây là mức tăng trưởng “quá nóng” trong hoạt động tín dụng của các NHTMCP.
* Thị phần tín dụng của NHTMNN/Tổng dư nợ toàn quốc giảm dần từ
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
73% vào năm 2005 xuống còn 55% vào năm 2007. Các NHTMNN đang mất dần thị phần, không còn chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
* Thị phần tín dụng của NHTM có vốn đầu tư nước ngoài ổn định ở mức không quá 10%/Tổng dư nợ toàn quốc. Thị phần hoạt động của các ngân hàng này khá ổn định nguyên nhân là do chịu quy định hạn chế đối với việc huy động vốn bằng đồng VND từ khách hàng cá nhân, khả năng mở rộng thị phần bị hạn chế.
* Thị phần tín dụng của NHTMCP/Tổng dư nợ toàn quốc tăng khá nhanh từ 15% vào năm 2005 lên 29% vào năm 2007. Các NHTMCP đã chiếm dần thị phần của các NHTMNN và khả năng này sẽ còn tăng trong các năm tới nếu các NHTMNN không có chiến lược kinh doanh tốt để giữ vững thị phần tín dụng của mình.
Thị phần tín dụng của PG Bank/Tổng dư nợ toàn quốc tăng dần từ 0,03% vào năm 2005 lên 0,18% vào năm 2007. Tỷ trọng dư nợ cho vay của PG Bank so với các NHTMCP tăng từ 0,22% vào năm 2005 lên 0,62%
vào năm 2007. Thị phần tín dụng của PG Bank vẫn còn quá nhỏ so với các NHTMCP khác do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, hoạtđộng Marketing chưa được coi trọng.PG Bank chưa có các biện pháp tích cực để lôi cuốn, hấp dẫn khách hàng mới, khách hàng lớn có uy tín. Thông tin thu thập về khách hàng và thị trường còn thiếu, chưa thường xuyên.
Thứ hai, do công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa hiệu quả nên không đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ tín dụng mới, hầu hết các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng có từ trước đến nay đều có nguồn gốc từ các ngân hàng bạn. Các nhân viên trong phòng phát triển sản phẩm còn thụ động, không có các sáng kiến để cải tiến các sản phẩm đã có, ít dành thời gian tìm hiểu để xây dựng các sản phẩm mới, đặc trưng của PG Bank. Điểm yếu này dẫn đến hạn chế là các loại hình tín dụng không đa dạng. Do luôn phải
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
theo sau các ngân hàng khác về loại hình sản phẩm nên đương nhiên mất đi một phần lợi thế cạnh tranh. Kết quả là PG Bank không thể đáp ứng được đầy đủ và tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Thứ ba, chi phí đầu vào cao khiến lãi suất cho vay đầu ra kém tính cạnh tranh hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác. Do là ngân hàng ra đời muộn, nên để thu hút khách hàng lãi suất huy động tiền gửi bình quân của PG Bank thường cao hơn so với lãi suất huy động tiền gửi bình quân của các ngân hàng cổ phần có quy mô lớn từ 2,4 đến 3,6%/năm đối với tiền VNĐ và từ 0,5 đến 1% đối với Đô la Mỹ; so với các ngân hàng quốc doanh, các con số chênh lệch này còn cao hơn nhiều. Hệ quả là PG Bank gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khách hàng lớn, có uy tín với các phương án, dự án kinh doanh có tính khả thi cao.
2.2.2.2. Phân tích thị phần dư nợ theo thời hạn cho vay
Thiết lập cơ cấu dư nợ hợp lý, phù hợp với khả năng nguồn vốn huy động luôn là điều cần thiết đối với mỗi NHTM. Trên thực tế hai vấn đề trên rất khó song hành, nhiều NHTM vẫn phải dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn thậm chí cho vay dài hạn. Khi xem xét thị phần tín dụng của mình, PG Bank cần phân tích thực trạng việc sử dụng nguồn vốn vào phát triển tín dụng nhằm nhìn nhận thấu đáo vấn đề này và định hướng sử dụng vốn trong thời gian tới sao cho vừa có cơ cấu dư nợ hợp lý, vừa mở rộng thị phần đồng thời luôn đảm bảo khả năng thanh khoản. Thị phần dư nợ theo thời hạn cho vay của PG Bank 3 năm qua thể hiện trong bảng 2.6:
Bảng 2.6: Thị phần dư nợ theo thời hạn cho vay của PG Bank
ĐVT: Tỷ đồng, %
Stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Dư nợ cho vay toàn quốc phân theo thời hạn vay
553.017 694.006 1.069.100
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
Trong đó: PG Bank 181,26 741,78 1.917,56
1 Dư nợ ngắn hạn toàn quốc 326.280 416.403 652.151
Tỷ trọng dư nợ ng/hạn toàn quốc 59 60 61
Dư nợ ngắn hạn của PG Bank 154,97 631,25 1.348,04
Tỷ trọng nợ ng/hạn PG Bank 85,5 85,1 70,3
Tỷ trọng nợ ng/hạn PG Bank so với dư nợ ngắn hạn toàn quốc
0,05 0,15 0,20
2 Dư nợ trung dài hạn toàn quốc 226.737 277.603 416.949
Tỷ trọng nợ tr/dài hạn toàn quốc 41 40 39
Dư nợ trung dài hạn của PG Bank 26,29 110,53 569,52 Tỷ trọng dư nợ tr/dài hạn của PG
Bank (%)
14,5 14,9 29,7
Tỷ trọng nợ tr/dài hạn PG Bank so với dư nợ tr/dài hạn toàn quốc (%)
0,01 0,04 0,14
Nguồn: Phòng Cân đối và kinh doanh vốn, PG Bank, Báo cáo tình hình giải ngân của PG Bank từ năm 2005 - 2007. Phòng Marketing và Phát triển mạng lưới, PG Bank, Báo cáo thị phần tín dụng của PG Bank từ năm 2005 -2007
Thông qua bảng 2.6 cho thấy:
* Cơ cấu dư nợ toàn quốc khá ổn định trong 3 năm qua, nợ ngắn hạn dao động trong khoảng 59 61%/Tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn trong - khoảng 41-39%.
* Cơ cấu dư nợ của PG Bank: dư nợ ngắn hạn giảm từ 85,5% vào năm 2005 xuống còn 70,3% vào năm 2007, dư nợ trung dài hạn tăng dần từ 14,5%
vào năm 2005 lên 29,7% vào năm 2007 góp phần làm tăng thu nhập từ tín dụng của ngân hàng.
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
* Thị phần dư nợ ngắn hạn của PG Bank tăng từ 0,05% so với dư nợ ngắn hạn toàn quốc vào năm 2005 lên 0,20% vào năm 2007, cao hơn thị phần dư nợ chung của PG Bank so với toàn quốc. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của PG Bank tăng từ 0,01% vào năm 2005 lên 0,14% vào năm 2007, vẫn còn quá nhỏ so với toàn quốc. PG Bank chưa tích cực trong việc tìm giải pháp để đơn giản hoá thủ tục, cải tiến quy trình thẩm định để đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu của khách hàng. Thời gian bình quân để xét duyệt một khoản vay trung và dài hạn là 35 ngày, lâu hơn so với mặt bằng chung của ngành khoảng 10 ngày. Quy trình cho tín dụng trung và dài hạn còn bất cập: Việc phân chia quá trình thẩm định dự án thành 2 phần là lập tờ trình sơ bộ và tờ trình thẩm định chi tiết khiến cho những dự án có quy mô rất nhỏ, nhu cầu vay vốn ít (chỉ vài trăm triệu) đều phải trải qua các bước thẩm định như vậy sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng.
2.2.2.3. Phân tích thị phần dư nợ theo loại tiền
Bảng 2.7: Thị phần dư nợ theo loại tiền của PG Bank
ĐVT: Tỷ đồng, %
Stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
553.017 694.006 1.069.100 Dư nợ toàn quốc theo loại tiền
181,26 741,78 1.917,56
Trong đó: PG Bank
1 DƯ NỢ NỘI TỆ 373.452 459.015 691.493
Tỷ trọng dư nợ nội tệ toàn quốc (%)
67,53 66,14 64,68
181,26 741,78 1802.98
Dư nợ nội tệ của PG Bank
100 100 94.02
Tỷ trọng dư nợ nội tệ PG Bank(%) Tỷ trọng dư nợ nội tệ PG Bank so với dư nợ toàn quốc(%)
0,03 0,11 0,17
Giải pháp giữ vững, mở rộng hị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh...t
2 DƯ NỢ NGOẠI TỆ QUY RA VNĐ
179.565 234.991 377.607
32,47 33,86 35,32 Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ toàn quốc
0 0 114,58
Dư nợ ngoại tệ của PG Bank
nk(%) 0 0 6
Tỷ trọng dư nợ ng/tệ PG Ba Tỷ trọng dư nợ ng/tệ PG Bank so với dư nợ ngoại tệ toàn quốc(%)
0 0 0,03
Nguồn: Phòng Hỗ trợ Tín dụng, PG Bank, Báo cáo tình hình dư nợ của PG Bank từ năm 2005 – 2007
Thông qua bảng 2.7 cho thấy:
* Tỷ trọng dư nợ nội tệ toàn quốc có xu hướng giảm dần từ 67,53% vào năm 2005 xuống còn 64,68% vào năm 2007. Tỷ trọng dư nợ nội tệ của PG Bank giảm từ 100% vào năm 2005 2006 xuống còn 94,02% vào năm 2007, - chiếm 0,17%/Tổng dư nợ nội tệ toàn quốc, chứng tỏ PG Bank vẫn chủ yếu là cho vay bằng nội tệ, không có ưu thế về cho vay ngoại tệ, với tỷ lệ cho vay ngoại tệ chỉ chiếm 6%/Tổng dư nợ của PG Bank, chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ so với dư nợ ngoại tệ toàn quốc. PG Bank chưa được phép thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, trong khi khách hàng là các doanh nghiệp lớn có vay ngoại tệ thường giao dịch với các NHTM có thế mạnh về thanh toán quốc tế.