Các yếu tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Cá giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của đài truyền hình kĩ thuật số vtc trong lĩnh vực quảng cáo (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG

1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô

1.3.1.1 Các yếu tố chính trị xã hội- :

Môi trường chính trị xã hội được xem xét trên các khía cạnh sau:

S n nh v ự ổ đị ềchính trị - xã h i: ộ

Sự ổn định về chính trị được xem là yếu tố nền tảng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Sự ổn định về chính trị thể hiện thông qua thể chế chính trị ổn định, rõ ràng, sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cầm quyền và mức độ an toàn của xã hội đó.

H ng luệthố ật pháp:

Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh

Hà Thị Ánh Tuyết 21

Hệ thống luật pháp chi phối trực tiếp mọi hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của từng ngành nói riêng. Việc xây dựng một hành lang pháp lý rõ ràng, thông thoáng tạo môi trường thuận lợi và tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của chính phủ đối với một ngành hay lĩnh vực cụ thể cũng tạo ra những lợi thế cho doanh nghiệp.

1.3.1.2 Các yếu tố môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế là một trong những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất, trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lãi suất trên thị trường vốn.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng lên.

Thu nhập tăng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của họ khi nhu cầu về hàng hóa thiết yếu và hàng hóa cao cấp tăng lên. Có nghĩa là họ đòi hỏi hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn đáp ứng nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng. Đây vừa là cơ hội tốt với hầu hết các doanh nghiệp nhưng nó cũng đặt ra những thách thức với những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thứ cấp cũng như doanh nghiệp có trình độ sản xuất thấp. Điều này đồng nghĩa với việc năng tực sản xuất trung bình của ngành sẽ tăng l n theo yêu cầu của người tiêu dùng và chi ê phí cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn.

- Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng tiền của các quốc gia khác. ay tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến tính cạnh H tranh của sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Khi giá trị đồng tiền trong nước thấp so với các đồng tiền khác, hàng hóa sản xuất trong nước tương đối rẻ hơn, trái lại hàng hóa sản xuất ở nước ngoài tương đối đắt hơn. Một đồng tiền thấp hay đang giảm giá sẽ làm giảm sức ép từ các doanh nghiệp nước ngoài và tạo ra nhiều cơ hội để tăng sản phẩm xuất khẩu. Ngược lại, khi giá trị đồng tiền trong nước tăng, hàng hóa nhập khẩu trở nên tương đối rẻ hơn và sự đe dọa từ các doanh nghiệp nước ngoài tăng lên. Giá trị đồng tiền tăng cũng hạn chế cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài do chi phí sản xuất trong nước tư g đối cao, ơn và đây cũng là hạn chế đối với các doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu để sản xuất vì giá thành sản xuất sẽ tăng lên.

Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh

Hà Thị Ánh Tuyết 22

- Tỷ lệ lãi suất cho vay của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay có một phần không nhỏ vốn đầu tư của doanh nghiệp là đi vay do đó khi lãi suất tăng lên sẽ dần tới chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Như vậy doanh nghiệp nào có lượng vốn chủ, sở hữu lớn xét về mặt nào đ sẽ có thuận lợi hơn trong cạnh tranh và rõ ràng năng lực ó cạnh tranh về tài chính của doanh nghiệp sẽ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

- Tỷ lệ lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế làm cho sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, tỷ lệ lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trở nên không lường trước được. Nếu lạm phát tăng liên tục, các hoạt động đầu tư trở thành công việc hoàn toàn may rủi, tương lai kinh doanh trở nên khó dự đoán được do giá cả đầu vào tăng cao. Nếu một môi trường m ạm phát mạnh sẽ không thể nào dự đoán à l được giá trị thực của lợi nhuận có thể thu được từ một dự án. Sự bất trắc này làm cho các công ty không muốn bỏ tiền vào đầu tư. Hành động này lại hạn chế sự hoạt động của nền kinh tế và cuối cùng đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Do vậy, lạm phát cao là một nguy cơ đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ phải tăng giá thành và giảm ưu thế trong cạnh tranh.

1.3.1.3 Các yếu tố môi trường văn hóa xã hội- :

Nhân tố văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh - nghiệp, nhân tố văn hóa xã hội gồm thói quen tiêu dùng, ngôn ngữ phong tục tập - quán hay chuẩn mực đạo đức xã hội, cơ cấu dân số, phân hóa giầu nghèo... Các nhân tố này bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi hình thức, mẫu mã cũng như đặc tính, lợi ích của sản phẩm cho phù hợp với người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng thay đổi được quy trình và công nghệ sản xuất. Phong tục tập quán cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có những bước đi vào thị trường khác. Doanh nghiệp giải quyết tốt tình huống này sẽ có được lợi thế cạnh tranh, tạo ra được năng lực cạnh tranh tốt hơn so với các doanh nghiệp muốn xâm nhập hay cạnh tranh với ngay chính đối thủ sẵn có của thị trường đó.

1.3.1.4 Các yếu tố môi trường công nghệ:

Tình trạng, trình độ máy móc thiết bị và công nghệ c ảnh hưởng một cách ó sâu sắc tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đ là yếu tố vật chất quan trọng ó bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến

Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh

Hà Thị Ánh Tuyết 23

chất lượng, năng suất sản xuất. Ngoài ra, công nghệ sản xuất cũng ảnh hưởng tới giá thành và giá bán của sản phẩm. Một doanh nghiệp có công nghệ phù hợp sẽ có một lợi thế cạnh tranh rất lớn do chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ có bất lợi trong cạnh tranh khi họ có công nghệ lạc hậu.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chu kỳ sống của một công nghệ rất ngắn trước sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Cùng sản xuất một sản phẩm, công nghệ tiên tiến và ra đời sau sẽ quyết định tới năng suất, chất lượng và qua đó sẽ tác động trực tiếp vào giá thành của sản phẩm tạo ra lợi thế canh tranh vượt trội so với đối thủ hiện tại. Tuy nhiên, việc thay đổi hay nâng cấp công nghệ sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải giải quyết bài toán đầu tư hiệu quả.

Một phần của tài liệu Cá giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của đài truyền hình kĩ thuật số vtc trong lĩnh vực quảng cáo (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)