CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM QUẢNG CÁO – ĐÀI TRUYỀN HÌNH KTS VTC
2.1 Khái quát về Trung tâm Quảng cáo
2.1.4 Cơ chế hoạt động và kết quả kinh doanh của VTCAd
Trung tâm Quảng cáo (VTCAd) khi được thành lập là một đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình KTS VTC, là đơn vị đại diện cho Đài Truyền hình KTS VTC trong việc kinh doanh các dịch vụ liên quan đến quảng cáo và dịch vụ truyền hình. Nguồn thu chính của Trung tâm là từ hoạt động kêu gọi thu hút quảng cáo trên sóng của Đài Truyền hình KTS VTC và chủ yếu là trên kênh VTC1. Bên cạnh đó, VTCAd còn được giao hoạt động kinh doanh các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực quảng cáo, truyền hình như: sản xuất các chương trình quảng cáo, khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng như sử dụng các đầu số dự đoán kết quả trên truyền hình, tổ chức các sự kiện ca múa nhạc, khai thác, mua bán các chương trình truyền hình trong và ngoài nước.
Tuy nhiên điểm đặc biệt trong cơ chế hoạt động kinh doanh của VTCAd đó là trong một thời gian dài kể từ khi thành lập đến trước tháng 8 năm 2012 cả VTCAd và Đài Truyền hình KTS VTC đều là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty VTC. Trong đó, VTCAd và Đài Truyền hình KTS VTC l à
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TỔNG HỢP PHÒNG
KINH DOANH PHÒNG BẢN QUYỀN
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 41
hai đơn vị hoạt động độc lập với nhau với chức năng khác nhau:
Đài Truyền hình KTS VTC là đơn vị hành chính sự nghiệp c thu với nhiệm vụ là ó sản xuất và phát sóng chương trình còn VTCA là đơn vị đại diện cho Tổng công ty d và Đài Truyền hình KTS VTC để kinh doanh quảng cáo và các dịch vụ truyền hình trên các kênh sóng của Đài.
Qua những phân tích trên thì mô hình hoạt động kinh doanh cùa VTCAd không giống bất kỳ một mô hình hoạt động kinh doanh quảng cáo nào của các Đài truyền hình ở Việt Nam, cơ chế hoạt động kinh doanh của VTCAd chịu sự tác động rất lớn đối với định hướng nguồn thu chủ đạo của Tổng công ty trong từng giai đoạn cụ thể.
Trong những năm 2008 và 2009 doanh thu quảng cáo của VTCAd liên tục có tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng suy giảm. Ba năm liên tiếp có tốc độ tăng trưởng âm. Đến hết năm 201 , tổng doanh thu quảng 2 cáo sụt giảm 88% so với năm 2011.
Trên thị trường quảng cáo, Đài Truyền hình KTS VTC có các đối thủ chính như sau:
Đài truyền hình Việt Nam (VTV) với ba kênh truyền hình chủ đạo là VTV1, VTV3 được phủ sóng toàn quốc và VTV9 kênh truyền hình được phủ sóng tại khu vực Miền Tây Nam Bộ, đây là Đài truyền hình quốc gia với lịch sử thành lập lâu đời, có vùng phủ sóng khắp cả nước, đã tạo được thói quen xem truyền hình VTV cho khán giả.
Đài phát thanh và truyền hình Hồ Chí Minh (HTV) với hai kênh truyền hình chủ đạo là HTV7 và HTV9, tại thị trường Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì các kênh truyền hình của HTV rất được khán giả ưa thích, đây cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa sản phẩm lớn nhất và các doanh nghiệp đều tập trung ngân sách quảng cáo vào thị trường này.
Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội (HNTV), đây là cơ quan báo chí trực thuộc Ủy ban nhân dân thành ph ố Hà Nội, với hai kênh phát sóng chính là HN1 và HN2. Trong đó HN2 là kênh truyền hình Hà Tây cũ, sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội thì đổi tên là HN2, trực thuộc HNTV.
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 42
Bảng 2.1: Doanh thu quảng cáo của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và các đối thủ chính trong giai đoan 2008 – 2012 Đơn vị tính: USD
Năm VTCAd VTV HTV HNTV TTV
2008 19,818,025 119,312,210 113,694,905 20,339,594 352,838,407 2009 35,410,045 109,789,905 118,791,524 22,565,417 433,762,933 2010 25,678,697 165,154,698 135,254,573 28,102,777 600,374,885 2011 16,269,726 212,303,492 116,970,064 22,855,197 574,638,462 2012 11,667,493 235,828,489 82,985,385 34,038,039 722,559,283
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - VTCAd Bảng 2.2: Tốc độ tăng trường của VT và các đối thủ chính trong giai đoạn C
2008-2012
Năm VTC VTV HTV HNTV TTV
2008 - - - -
2009 78.7% -8.0% 4.5% 10.9% 22.9%
2010 -27.5% 50.4% 13.9% 24.5% 38.4%
2011 -36.6% 28.5% -13.5% -18.7% -4.3%
2012 -28.3% 11.1% -29.1% 48.9% 25.7%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - VTCAd Trước tình trạng kinh doanh yếu kém, mất phương hướng về chiến lược kinh doanh, Tổng công ty VTC đã quyết định tái cơ cấu lại bộ máy kinh doanh quảng cáo, trong đó có việc thành lập Trung tâm Quảng cáo VTCAd trực thuộc Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
2.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Đài truyền hình KTS VTC trong lĩnh vực Quảng cáo
2.2.1 Phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Đài Truyền hình KTSVTC trong lĩnh vực quảng cáo
2.2.1.1 Thị phần của Đài Truyền hình KTS VTC trên thị trường quảng cáo truyền hình:
Thị trường quảng cáo có tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tiếp,
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 43
mặc dù năm 2011 doanh thu quảng cáo của toàn thị trường tụt giảm 5,5% tuy nhiên đến năm 201 , tốc độ tăng trưởng của thị trường quảng cáo đạt 10,9%. Có thể nói2 nhu cầu của thị trường quảng cáo là rất lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng. Điều này thể hiện ở tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây.
VTC1 là kênh truyền hình mà Đài Truyền hình KTS VTC khai thác kinh doanh quảng cáo do vậy thị phần của Đài Truyền hình KTS VTC đạt được trên thị trường quảng cáo truyền hình so với 5 đối th ủ cạnh tranh chính được thể hiện qua biểu đồ sau:
Bảng 2.3: Thị phần của VTC trên thị trường quảng cáo
Năm VTC VTV HTV HNTV TTV
2008 5.6% 33.8% 32.2% 5.8% 100%
2009 8.2% 25.3% 27.4% 5.2% 100%
2010 4.3% 27.5% 22.5% 4.7% 100%
2011 2.8% 36.9% 20.4% 4.0% 100%
2012 1.6% 32.6% 11.5% 4.7% 100%
Nguồn: VTCAd & Kantar Media Thị phần của VTC trong giai đoạn 2008 - 2012 lần lượt là 5.6% (2008), 8.2%
(2009), 4.3% (2010), 2.8% (2011) và 1.6% (2012). Thị phần doanh thu quảng cáo của VTV đạt được qua các năm đều có tỷ lệ cao, duy nhất năm 200 trong giai đoạn 9 nghiên cứu trên thì thị phần của VTV thấp hơn HTV.
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 44
Hình 2.2: Xu hướng tăng trưởng thị phần của VTC trên thị trường quảng cáo
Nguồn: VTCAd & Kantar Media So với năm 200 , năm 200 thị phần của VTC có sự tăng trưở8 9 ng tuy nhiên những năm sau đ thị phần quảng cáo truyền hình của VTC liên tiếp suy giảm trong ó khi tổng doanh thu toàn thị trường có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn này. Sự suy giảm này có thể lý giải bằng các nguyên nhân sau:
- Số lượng các kênh truyền hình mới gia nhập thị trường tăng mạnh:
Trong năm 2008 chỉ có 28 kênh truyền hình có doanh thu quảng cáo trên thị trường với tổng doanh thu toàn thị trường là 352.838.407 USD, HTV7 đứng đầu với 98.320.162 USD (chiếm 27.9%), tiếp sau đó là VTV3 đạt 82.570.970 USD (chiếm 23.4%), VTC1 đạt 19.818.025 USD (chiếm 5.6%).
Đến năm 201 , với sự gia nhập thị trường của một loạt các kênh truyền hình mới đã 1 làm cho thị trường truyền hình cạnh tranh mạnh mẽ hơn điển hình là sự gia nhập của VTV9, VTC9 - Let's Viet, VTC7 - TodayTV, HTV2, SCTV4, SCTV9.
Đến hết năm 201 , tổng doanh thu toàn thị trường đạt 722.559.283, trong đ2 ó VTV3 đạt 157.939.393 USD (chiếm 21.9%), HTV7 đạt 63.159.907 USD (chiếm 8.7%), VTC1 đạt 11.667.493 USD (chiếm 1.6%). Trong thời gian gần truyền hình trả tiền tăng cao như StarMovies, HBO đã làm cho thị trường quảng cáo thêm cạnh tranh khốc liệt bởi các nhà quảng cáo bắt đầu quan tâm và phân chia ngân sách quảng cáo cho các kênh truyền hình trả tiền này.
Cuối năm 2007, Đài Truyền hình KTS VTC thành lập kênh VTC5, thu hút
0 5 10 15 20 25 30 35 40
2008 2009 2010 2011 2012
VTC VTV HTV HNTV
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 45
đội ngũ biên tập viên đông đảo, nhiều kinh nhiệm từ nhiều nơi về làm việc, tuy nhiên đến năm 2008 thì kênh này được chuyển đổi toàn bộ cơ sở hạ tầng truyền dẫn phát sóng, và giấy phép kinh doanh cho Công ty cổ phần LASTA hình thành nên kênh VTC9 Let's Viet.
Bắt đầu từ năm 200 , Tổng công ty và Đài Truyền hình KTS VTC thay đổi 9 chiến lược kinh doanh, thay vì tập trung sản xuất và phát sóng các chương trình trên các kênh truyền hình của VTC thì Tổng công ty định hướng kinh doanh truyền hình theo hình thức tập trung xã hội hóa, liên kết sản xuất truyền hình. Thực chất đây là hoạt động bán kênh, bán sóng cho đối tác bên ngoài, các đối tác này sẽ chủ động sản xuất và phát sóng các chương trình trên kênh sóng mà họ đã ký mua trọn gói dưới sự kiểm duyệt nội dung của Đài Truyền hình KTS VTC.
Hợp đồng xã hội hóa, n kliê ế ảt s n xu t này có th ấ ể ký trọn gói cả kênh hoặc độc quyền kinh doanh khai thác một khoảng thời gian nhất định trong ngày, thông thường là khung giờ vàng (buổi trưa và buổi tối) khi đó toàn bộ hình ảnh thương hiệu cũng như doanh thu truyền hình phải phụ thuộc bởi kết quả kinh doanh từ đối tác xã hội hóa này. Nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ thuận lợi thì thương hiệu của kênh truyền ình được giữ vững và phát triển, chi phí mua kênh được họ h thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Nếu hoạt động kinh doanh của họ không thuận lợi thì thương hiệu kênh truyền hình bị suy yếu, chi phí mua kênh cũng không được thanh toán đầy đủ do không có doanh thu quảng cáo để chi trả các khoản chi phí này, mặc dù giữa hai bên đã ký kết hợp động kinh tế và chi phí mua kênh đã phải được thanh toán trước hàng năm.
Năm 2008, Công ty C.H.A.M.P.I.O.N Việt Nam cổ phần thương mại và dịch vụ đã tiếp quản và độc quyền khai thác khung giờ vàng với 4 giờ/ngày từ 19h đến 23h hàng ngày trên kênh VTC1, tuy nhiên sau một vài tháng hoạt động không thành công, công ty này rút khỏi sự hợp tác với VTC.
Tổng công ty cũng xây dựng và xin giấy phép hoạt động thêm một kênh truyền hình mới và thực hiện liên kết sản xuất với Công ty cổ phần Quốc tế Truyền Thông, qua đó công ty này độc quyền sản xuất và khai thác kênh truyền hình VTC7 – TodayTV.
Năm 2009, Tổng công ty VTC tiếp tục ký hợp đồng độc quyền khai thác và phát sóng 8 giờ/ngày với Công ty cổ phần truyền thông Alatca trên kênh VTC1 sau
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 46 ó
khi đối tác trước đ đã thất bại trong hoạt động khai thác, kinh doanh truyền hình.
Đến đầu năm 201 , Tổng công ty VTC đã chấm dứt việc hợp tác do Công ty Alatca 2 không thanh toán chi phí mua sóng đúng thời hạn đồng thời giao việc sản xuất và khai thác các chương trình trên sóng kênh VTC1 cho Đài Truyền hình KTS VTC.
Qua một loạt các hoạt động xã hội hóa, liên kết sản xuất truyền hình kể trên, ta thấyrõ với việc đẩy mạnh hợp tác bán kênh bán sóng trọn gói một số kênh truyền hình mới trong Đài đã làm tăng mức độ cạnh tranh không chỉ bên ngoài thị trường mà ngay cả nội bộ c c kênh truyền hình của VTC với nhau. Mặt khác, đối với kênh á VTC1, là kênh truyền hình chính của VTC, là nơi mà Đài Truyền hình KTS VTC tập trung khai thác quảng cáo chủ yếu. Tổng công ty không chú trọng vào sản xuất chương trình, đẩy mạnh quảng bá xây dựng hình ảnh thương hiệu kênh mà định hướng và việc liên kết sản xuất với đối tác bên ngoài đã dẫn đến tình trạng cán bộ, o nhân viên hiện tại không có việc làm hoặc sản xuất cầm chừng trên những khung giờ còn lại được phép khai thác. hững người có năng lực chuyển sang các cơ quan N báo chí khác, bộ phận kinh doanh quảng cáo của Đài cũng hoạt động cầm chừng trên các khung giờ còn lại. Tuy nhiên, khi các đối tác xã hội hóa này hoạt động không thành công và rút khỏi thì để lại hậu quả to lớn đối với Đài Truyền hình KTS VTC đó là chất lượng chương trình kém, khán giả trung thành mất dần, không thu hút được khán giả mới, thương hiệu kênh suy yếu, kinh doanh quảng cáo đình trệ và phải làm lại từ đầu trong khi các đối thủ khác ngày một mạnh lên.
2.2.1.2 Sản phẩm, dịch vụ quảng cáo truyền hình:
Trong ngành quảng cáo truyền hình, sản phẩm, dịch vụ quảng cáo đó là các khoảng thời gian để phát sóng các hình ảnh sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của nhà quảng cáo dưới dạng một đoạn phim có thời lượng từ 15 giây, 20 giây, 30 giây và 45 giây hoặc có thể là một phóng sự 3 phút đến 15 phút. Các khoảng thời gian này được gắn liền trong và ngoài các chương trình đang được phát sóng trên truyền hình. Chất lượng sản phẩm dịch vụ được thể hiện qua số lượng người theo dõi chương trình truyền hình, số lượng người theo dõi càng lớn thì chất lượng của dịch vụ càng cao, ngược lại nếu số lượng người theo dõi chương trình truyền hình ít thì chất lượng của dịch vụ thấp.
Năng lực cạnh tranh về chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ quảng cáo truyền hình được thề hiện qua hai chỉ tiêu thống kê là tỷ lệ người xem – Rating
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 47 (Rtg%) và thị phần - Sharing (Shr%):
-Rating % là tỷ ệ phần trăm khán giả trong một mẫu thống k được chọn đã l ê từng xem, theo dõi chương trình truyền hình trong một khoảng thời gian nhấ định t mà các đoạn phim quảng cáo được gắn v o để phát sóng.à
-Share% là chỉ số cho ta biết trong 100 người xem tivi tại thời điểm nghiên cứu thì có bao nhiêu phần trăm xem kênh truyền hình của mình.
-Rating 000 - Rtg (000): số lượng thực tế (cụ thể, ch nh xác) những người í trong một mẫu đã chọn theo dõi chương trình trong một khoảng thời gian nhất định.
Các số liệu liên quan đến tỷ lệ người xem được duy nhất công ty Kantar Media điều tra tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà Nẵng và cung cấp cho toàn bộ các đối tượng liên quan đến thị trường quảng cáo truyền hình. Các chỉ tiêu này là một trong những cơ sở để các nhà quảng cáo lựa chọn chương trình và kênh truyền hình để đầu tư ngân sách quảng cáo. Đối với các kênh truyền hình, dựa vào số liệu này mà họ có thể dùng làm cơ sở để lựa chọn và phát sóng những chương trình truyền hình phù hợp và tiến hành đo lường hiệu quả của chương trình sau một thời gian phát sóng, nếu số lượng ngày xem có chiều hướng tích cực, tăng dần thì duy trì và phát triển, nếu số lượng người xem giảm có nghĩa là chương trình không hiệu quả, do vậy phải thay đổi bằng các chương trình khác phù hợp hơn. Qua đó góp phần nâng cao số lượng người xem, đầu tư vào sản xuất chương trình đạt hiệu quả cao, tránh lãng phí nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ quảng cáo của mình trên thị trường quảng cáo truyền hình.
Bảng 2.4: Chỉ số rating và sharing theo từng năm của các kênh tại TP. Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh
Kênh Rtg% Rtg(000) Shr% Rtg% Rtg(000) Shr% Rtg% Rtg(000) Shr% Rtg% Rtg(000) Shr%
Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
(01/01/2013-25/08/2013)
TTV 17.1 852 100 15.8 788 100 15.4 789 100 15.7 876 100
HTV 1.6 81 9.5 1.6 78 9.9 1.2 59 7.5 1 56 6.4
HTV9 1.4 71 8.4 1 50 6.3 0.7 35 4.5 0.6 36 4.1
VTV3 0.8 38 4.4 0.5 26 3.3 0.4 22 2.8 0.4 23 2.7
VTV1 0.5 23 2.7 0.5 25 3.2 0.4 23 2.9 0.4 20 2.3
VTC1 0.1 4 0.5 0.1 3 0.4 0 1 0.1 0 0 0
HN1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0.1 3 0.3
Nguồn Công ty nghiên cứu thị trường truyền thông Kantar Media
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 48
Hình 2.3: Xu hướng phát triển chỉ số Rating của các kênh theo từng năm tại TP. HCM
Nguồn Công ty nghiên cứu thị trường truyền thông Kantar Media Bảng 2.5: Chỉ số rating và sharing theo từng năm của các kênh tại Hà Nội
Thành phố HàNội
Kênh Rtg% Rtg(000) Shr% Rtg% Rtg(000) Shr% Rtg% Rtg(000) Shr% Rtg% Rtg(000) Shr%
Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
(01/01/2013-25 )
TTV 16.5 330 100 16.3 351 100 15.5 344 100 15.9 381 00
HTV 0 1 0.2 0 0 0.1 0 1 0.1 0 1 .3
HTV9 0.1 2 0.7 0.1 2 0.6 0.1 1 0.4 0.1 2 .4
VTV3 6.6 133 40.2 6.8 146 41.7 6.4 140 40.9 5.9 142 37.3
VTV1 3.2 63 19.3 3 64 18.2 2.9 64 18.6 3.1 74 19.5
VTC1 0.1 2 0.8 0 1 0.3 0 1 0.2 0 0 0.1
HN1 2.2 44 13.2 1.8 40 11.3 1.7 37 10.7 1.6 39 10.1
Nguồn Công ty nghiên cứu thị trường truyền thông Kantar Media Hình 2.4: Xu hướng phát triển chỉ số Rating của các kênh theo từng năm tại
TP. Hà Nội
Nguồn Công ty nghiên cứu thị trường truyền thông Kantar Media
0 2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
2010 2011 2012 2013
VTV1 VTV3 VTC1 HTV7 HTV9
0 1 2 3 4 5 6 7 8
2010 2011 2012 2013
VTV1 VTV3 VTC1 HTV7 HTV9
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 49
Qua phân tích thực trạng các chỉ tiêu liên quan đến chỉ số người xem của các kênh truyền hình tại thị trường Hà Nội và Hồ Chí Minh các bảng và hình trên cho thấy, số lượng khán giả theo dõi chương trình của VTC1 là rất thấp, qua đó có thể nhận thấy rõ năng lực cạnh tranh của Đài Truyền hình KTS VTC về chất lượng sản phẩm, dịch vụ yếu hơn rất nhiều so với các đối thủ chính.
Các chỉ tiêu Rating & và Sharing % phụ thuộc vào các yếu ốt sau:
Chương trình phù hợp với đối tượng khán giả mục tiêu:
Trong khi các Đài truyền hình khác xây dựng tiêu chí kênh và sắp xếp khung chương trình một cách khoa học thì Đài Truyền hình KTS VTC vẫn tồn tại một thực tế là nội dung chương trình chưa sát với tiêu chí kênh, khung chương trình được sắp xếp theo kinh nghiệm cá nhân của các cán bộ thư ký biên tập. Chưa c bất kỳ mộtó cuộc điều tra, nghiên cứu nào về thói quen, tâm lý theo dõi truyền hình của khán giả được thực hiện, ngay cả số liệu sẵn có nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường cũng không được sử dụng trong việc lựa chọn và sắp xếp khung chương trình do vậy sau một thời gian hoạt động, kênh VTC1 không đánh giá kịp thời được hiệu ứng của chương trình đối với khán giả, số lượng người xem ngày càng suy giảm.
Mức độ hấp dẫn của chương trình:
Các chương trình có tính hấp dẫn khán giả khi chương t nh đó có chất lượng rì cao, nội dung hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu thông tin, giải trí của xã hội. Thông thường kịch bản, nội dung các chương trình trên truyền hình có thể được sản xuất trong nước hoặc mua bản quyền từ nước ngoài. Đối với các chương trình sản xuất trong nước, đòi hỏi phải có đội ngũ biên tập viên sáng tạo, giàu kinh nghiệm, có những kịch bản chương trình hay, năng lực sản xuất và công tác kiểm soát chất lượng chương trình tốt. Đối với các chương trình mua bản quyền từ nước ngoài cũng vậy, công tác lựa chọn chương trình đã được sản xuất và phát sóng ở các nước trên thế giới phải có nội dung phù hợp và có số lượng người xem cao tuy nhiên các chương trình này đòi hỏi công tác sản xuất và Việt hóa chương trình phải được thực hiện với yêu cầu chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chí về chất lượng chương trình như khi được phát sóng ở nước ngoài, các chương trình này thường có phí bản quyền và chi phí sản xuất rất cao, do vậy không phải Đài truyền hình nào cũng có khả năng đầu tư.
Hoạt động đầu tư, sản xuất chương trình của các Đài truyền hình hiện na y