CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG
1.4 Khái luận chung về quảng cáo truyền hình
- Phim quảng cáo (hoặc gọi là Quảng cáo truyền hình, theo thuật ngữ tiếng Anh là Television advertisement hay television commercial viết tắt TVad hay TVC) là một dạng phim hay tiết mục được dàn dựng sản xuất, lưu hành trên những phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau và phải trả phí bởi những công ty, tổ chức, hội đoàn muốn quảng bá một thông điệp nào đó, thường là để quảng cáo hay khuyến mại một món hàng nào hoặc để cổ động, phổ biến điều gì đó.
Nguyên thủy những phim quảng cáo này được chiếu trên truyền hình như tên gọi theo tiếng Anh) nhưng sau này dịch vụ này đã phát triển thành phim quảng cáo trực tuyến trên các phương tiện truyền thông đa phương tiện khác như web tư nhân, web thương mại hoặc trang web dịch vụ như (Youtube, Yahoo) trên hệ thống mạng, hoặc chiếu trong rạp hát, rạp chiếu phim ( trước, sau hoặc giữa những phim chính), trong siêu thị hoặc những nơi công cộng.
Sự phong phú của phim quảng cáo ngày nay bao gồm những quảng cáo ngắn, có độ dài từ vài giây đến nhiều phút cũng như các chương trình quảng cáo cung cấp thông tin đặc biệt trong thời gian dài khác. Hình thức cũng được sử dụng phong phú từ những hoạt hình, Flash trên web, đến phim video, phim nhựa.
- Truyền hình thường được gọi là “ông Vua” của các phương tiện quảng cáo
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 35
truyền thông, do đa số mọi người dành nhiều thời gian trong ngày xem TV hơn là thời gian dành cho các phương tiện quảng cáo khác. Truyền hình kết hợp giữa việc sử dụng hình ảnh, mầu sắc, âm thanh và chuyển động… và việc hết hợp các yếu tố đó tạo ra hiệu quả. Truyền hình đã chứng minh được sức mạnh đáng khâm phục trong việc liên tục tạo ra ảnh hưởng đối với hành vi của con người. Song truyền hình cũng là “ông Vua” về chi phí quảng cáo.
- Quảng cáo truyền hình gồm một số ưu điểm sau:
+ Quảng cáo trên truyền hình có thể tạo ra giá trị và ảnh hưởng ngay lập tức cho một sản phẩm, dịch vụ.
+ Bạn có thể dễ dàng tiếp cận với các khán giả xem truyền hình mà bạn hướng đến qua việc quảng cáo trên truyền hình. Bạn có thể tiếp cận đối tượng trẻ em trong các chương trình chiếu phim hoạt hình, tiếp cận nông dân qua những bản tin nông nghiệp buổi sáng và tiếp cận với các bà nội trợ trong thời gian chiếu phim truyền hình vào buổi chiều. Mỗi một bộ phim tài liệu đặc biệt về các nguồn năng lượng dùng để sưởi ấm trong nhà và doanh ngiệp cũng có thể thu hút người xem quan tâm.
+ Truyền hình thường tạo ra khả năng lớn nhất về quảng cáo sáng tạo, với một máy quay phim, bạn gần như có thể đưa người xem tới bất cứ nơi đâu và chỉ cho họ thấy gần như tất cả mọi thứ.
+ Do trong mỗi khu vực thường có ít Đài truyền hình hơn Đài phát thanh, số lượng khán giả của mỗi Đài truyền hình thường đông đảo hơn, điều đó khiến bạn có thể tiếp cận với số lượng khán giả đông đảo hơn, đa dạng hơn.
1.4.2 Chức năng của Quảng cáo truyền hình:
Giống như tất cả các loại hình quảng cáo khác, Quảng cáo truyền hình có 4 chức năng sau:
1.4.2.1 Chức năng kinh tế:
Quảng cáo truyền hình thông t , báo cáo với người xem sự về ra đời hoặc sự rí có mặt của một mặt hàng. Nó thôi thúc sự tiêu thụ của khách hàng vốn chuộng những sản phẩm mới. Nó khai thác những nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu thụ, lập lại thế quân bình giữa cung và cầu cũng như góp phần vào việc phân phối lợi tức trong xã hội. Sản phẩm ra càng nhiều thì giá thành càng rẻ và người mua có cơ hội mua rẻ và nâng cao chất lượng mức sinh hoạt của mình.
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 36 1.4.2.2 Chức năng thương mại:
Quảng cáo truyền hình thông trí với xã hội vai trò của doanh nghiệp, đường lối hoạt động của nó. Quảng cáo cũng đốc thúc doanh nghiệp góp phần vào việc phục vụ khách hàng và xây dựng xã hội. Nó khuyến khích doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động của mình. Nó tạo danh tiếng cho thương hiệu và nâng cao tinh thần của nhân viên.
1.4.2.3 Chức năng xã hội:
Quảng cáo truyền hình mở rộng tri thức, nâng cao mức độ suy nghĩ, phán đoán của người tiêu thụ, giúp người ta về cách dùng các mặt hàng và giúp người ta quyết định mua một món hàng nào. Nó vừa là tư liệu của truyền thông đại chúng, vừa là lý do để người tiêu thụ bắt đầu biết quan tâm món hàng mình tiêu dùng. Nó khiến người ta đòi hỏi những mặt hàng ra đời phải đúng theo quy định và yêu cầu của xã hội. Nó giúp người ta tiết kiệm được thời giờ tìm hiểu vì giúp họ biết ngay ưu điểm của một mặt hàng.
1.4.2.4 Chức năng văn hóa:
Quảng cáo truyền hình đề nghị một nếp sống mới. Qua nó chúng ta bắt được mạch hướng đi của xã hội. Nó là đề tài nói chuyện bất tận của quần chúng mà nhờ nó, những hoạt động văn hóa, xã hội có phương tiện vật chất để thực hiện. Nó khai thác những đòi hỏi cao cả của con người.
Như vậy Quảng cáo trên truyền hình là một hình thức quảng cáo hiện đại, trong thời đại của nền kinh tế thị trường thì truyền hình là một thứ không thể thiếu được ở tất cả mọi nhà, mọi quốc gia, lãnh thổ, chính vì vậy mà hình thức quảng cáo truyền hình có thể bao quát được nhiều nhất, chia sẻ được nhiều thông tin nhất, làm cho con người ở bất cứ nơi đâu cũng có thể theo dõi được.
Quảng cáo truyền hình có rất nhiều ưu điểm, đó là phim truyền hình sẽ có tác dụng đến người xem cả về thính giác lẫn thị giác, từ đó làm cho người xem cảm thấy dễ hiểu hơn. Đối với những phim quảng cáo hay và có diễn viên nổi tiếng, hoặc những phim quảng cáo là phim hoạt hình thì sẽ kích thích được khán giả xem một cách hứng thú hơn.
Quảng cáo trên truyền hình thể hiện một trình độ cao hơn, tầm nhận thức cao hơn, đòi hỏi kỹ năng, hiểu biết của người làm phim quảng cáo.
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 37
Tuy nhiên chi phí bỏ ra quảng cáo trên truyền hình là rất lớn nếu doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính thì không thể quảng cáo được bằng hình thức quảng cáo trên truyền hình.
Hiện nay quảng cáo trên truyền hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng để quảng cáo, trình độ nhận thức của con người ngày càng cao, dù ở nơi xa xôi, xa trung tâm nhưng bằng phương pháp quảng cáo truyền hình thì thông tin đến với họ là nhanh nhất. Có thể chi phí quảng cáo truyền hình là rất cao nhưng không phải vì thế mà doanh nghiệp không có tiền chi trả, nhiều doanh nghiệp với tiềm lực kinh tế mạnh họ muốn chiếm lĩnh thị trường, muốn bao quát toàn bộ thị trường và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh.
Quảng cáo trên truyền hình tuy thời gian tuy ngắn, nhưng nó thể hiện được rất nhiều ý tưởng của nhà kinh doanh, những ý tưởng để thuyết phục khách hàng làm cho khách hàng quan tâm và hứng thú với sản phẩm của mình.
1.5 Tiểu kết
Chương I đề cập đến các vấn đề cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm hệ thống hóa các phương pháp, điều chỉnh đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các tiêu chí này bao gồm: Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường; Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; Đơn giá sản phẩm dịch vụ; Hoạt động bán và tiếp thị; Hình ảnh uy tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Các yếu tố môi trường vĩ mô, các yếu tố môi trường vi mô và các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Các yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm: Các yếu tố chính trị xã hội; Các - yếu tố môi trường kinh tế; Các yếu tố môi trường văn hóa –xã hội; Các yếu tố môi trường công nghệ. Các yếu tố môi trường vi mô được nghiên cứu dựa trên mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, bao gồm: Rào cản xâm nhập hay rút lui khỏi thị trường; Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành; Quyền lực khách hàng;
Quyền lực của nhà cung cấp; Nguy cơ của sản phẩm thay thế. Cuối cùng là các yếu tốbên trong doanh nghiệp như: Tiềm lực tài chính; Nguồn nhân lực; Năng lực quản trị của doanh nghiệp; Cơ cấu tổ chức; Công nghệ. Các yếu tố ảnh hưởng này là cơ sở để đánh giá năng lực cạnh tranh của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC trong lĩnh vực quảng cáo (VTCAd) trong Chương II.
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 38