CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.3 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Thể hiện qua việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật máy móc thiết bị, trang thiết bị, đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh... Bất kỳ một hoạt động đầu tư sản xuất, phân phối nào cũng phải xem xét, tínhtoán trên tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 31
doanh nghiệp có tiềm lực lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và củng cố vị thế của mình trên thương trường. Đặc biệt một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp theo đuổi chiến lược dài hạn, tham gia vào những lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn và cường độ cạnh tranh cao.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngoài việc phải củng cố hoạt động, duy trì năng lực hiện có, các doanh nghiệp phải đầu tư rấ ớn vào trang thiết bị sản xuất l t, đội ngũ lao động có trình độ cao để n ng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ â cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giá cả, mẫu mã sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính mạnh để đầu tư công nghệ mới, dây chuyền hiện đại, lao động có trình độ cao để vận hành, xử lý trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Người tiêu dùng cũng bị ảnh hường nhiều vào quy mô năng lực tài ch nh bởi í khách hàng luôn đánh giá các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt đồng nghĩa với việc sản phẩm của họ được ưa chuộng, tiêu thụ nhiều và chất lượng được khách hàng đã sử dụng đánh giá cao. Vì vậy tiềm lực tài chính ảnh hưởng mạnh tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong thị trường cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp luôn đưa ra các hình thức cạnh tranh khốc liệt, phổ biến là hạ giá thành sản phẩm trong một thời gian nhất định. Nếu doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính hùng hậu sẽ không trụ vững được sự tấn công bằng giá của đối thủ cạnh tranh. Bởi chiến tranh về giá sẽ kéo theo doanh thu và lợi nhuận giảm ít nhất trong giai đoạn đầu. Đây chính là một trong những lý do chính mà hiện nay các doanh nghiệp, tập đoàn có xu hướng sát nhập vào nhau để tạo nên một tiềm lực tài chính mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
1.3.3.2 Nguồn nhân lực:
Thể hiện thông qua trình độ, kỹ năng và phong cách làm việc của đội ngũ nhân viên. Các hoạt động đào tạo, tuyển dụng và các chính sách khen thưởng, kỷ luật có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Con người luôn là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với hoạt động
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 32
của mọi doanh nghiệp. Yếu tố con người bao trùm ên toàn bộ mọi hoạt động của l doanh nghiệp thể hiện qua khả năng, trình độ, ý thức của đội ngũ quản lý và người lao động. Đội ngũ lao động tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như: năng suất lao động, thái độ phục vụ khách hàng, sự sáng tạo...Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất sản phẩm, hàng hóa.
Đội ngũ lao động của doanh nghiệp có trình độ cao, biết vận hành máy móc, dây chuyền sản xuất hiệu quả sẽ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm được đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn đề ra. Nó sẽ tác động trực tiếp tới giá hành của t sản phẩm và thông qua đó doanh nghiệp sẽ có nhiều sự a chọn cho quyết định giá lự cả của sản phẩm, đảm bảo mức lợi nhuận theo mục tiêu đã đề ra. Một sự tác động xấu của lao động sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất lượng của sản phẩm và theo đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ sẽ bị suy giảm đáng kể.
Đặc biệt đối với ngành dịch vụ, số lượng lao động trong doanh nghiệp rất lớn. Quá trình sản xuất, một phần gắn với việc người lao động sẽ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Thái độ, cử chỉ và trình độ chuyên môn của số lao động này sẽ được khách hàng đánh giá, nhận xét trong suốt quá trình giao tiếp và tác động trực tiếp tới hình ảnh doanh nghiệp. Khác với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khác, sản phẩm dịch vụ vô hình nên người tiêu dùng ngoài việc đánh giá chất lượng thuần túy của dịch vụ đem lại, họ còn đánh giá chất lượng phục vụ trong quá trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Việc đánh giá, nhận xét tốt hay chưa tốt ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, yếu tố nguồn nhân lực được đặt cao hơn rất nhiều trong các doanh nghiệp dịch vụ so với các doanh nghiệp khác và ảnh hưởng mạnh mẽ tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.3.3 Năng lực quản trị của doanh nghiệp:
Thể hiện năng lực của đội ngũ lãnh đạo thông qua việc xây dựng và triển khai các chiến lược đúng đắn và phù hợp với tình hình thị trường. Đồng thời thể hiện sự nhanh nhậy và uyển chuyển của các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh các chính sách theo các biến động của thị trường.
Một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào là vai trò của những người lãnh đạo doanh
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 33
nghiệp, những quyết định của họ có tầm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Nhà quản trị giỏi phải là người giỏi về trình độ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp, biết nhìn nhận và giải quyết các công việc một cách linh hoạt và nhạy bén, có khả năng thuyết phục người khác phục tùng mệnh lệnh của mình một cách tự nguyện và nhiệt tình, biết quan tâm, động viên, khuyến khích cấp dưới làm việc có tinh thần trách nhiệm, điều đó sẽ tạo nên sự đoàn kết trong doanh nghiệp.
Ngoài ra nhà quản trị còn phải biết nhìn xa trông rộng, vạch ra những chiến lược kinh doanh trong tương lai với cách nhìn vĩ mô, hợp với xu thế phát triển chung của toàn ngành và hợp với xu thế của cả nền kinh tế thị trường. Họ là những người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp. Vì vậy mà năng lực quản trị đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp và cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh.
1.3.3.4 Cơ cấu tổ chức:
Thể hiện ở cấu trúc cùa bộ máy tổ chức, cho thấy mức độ đồng bộ và nhất quán của bộ máy tổ chức trong quá trình điều hành, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả truyền tải thông tin, phân quyền...từ đ tác động trực tiếp đến năng lực cạnh ó tranh của doanh nghiệp.
Năng lực quản trị của doanh nghiệp bị chi phối bởi cơ cấu tồ chức của đơn vị. Cơ cấu tổ chức là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực có phù hợp với quy mô trình độ quản lý cùa doanh nghiệp, phù hợp với đặc trưng cạnh tranh của ngành và yêu cầu của thị trường hay không. Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp thể hiện ở sự phân chia các phòng ban chức năng, các bộ phận tác nghiệp, các đơn vị trực thuộc...Hiệu quả của cơ chế quản lý không chỉ phản ánh ở số lượng các phòng ban, sự phân công, phân cấp giữa các phòng ban mà còn phụ thuộc vào mức độ phối hợp giữa cácphòng ban, các đơn vị trong việc triển khai chiến lược kinh doanh, các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày, khả năng thích nghi và thay đổi cơ cấu trước những biến động của ngành hay những biến động trong môi trường vĩ mô...
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
Hà Thị Ánh Tuyết 34 1.3.3.5 Công nghệ:
Thể hiện thông qua việc triển khai sử dụng an toàn và hiệu quả các thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị. Khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới cũng như khả năng tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới trên thế giới vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp.
Tình trạng, trình độ máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp. Đ là yếu tố vật ó chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến chất lượng, năng suất sản xuất.
Ngoài ra, công nghệ sản xuất cũng ảnh hưởng tới giá thành và giá bán của sản phẩm. Một doanh nghiệp có công nghệ phù hợp sẽ có một lợi thế cạnh tranh lớn hơn do chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bất lợi trong cạnh trạnh khi họ chỉ có công nghệ lạc hậu.