2.1. Phương pháp thu thập tình hình số liệu thứ cấp
- Thu thập các thông tin, số liệu từ hệ thống phần mềm quản lý tài sản nội ngành tài chính do Bộ Tài chính xây dựng và vận hành theo hệ thống dọc từ Bộ Tài chính đến Tổng cục Hải quan và các đơn vị dự toán cấp 3 thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
- Thu thập thông tin, các văn bản điều hành công tác quản lý, sử dụng tài sản từ hệ thống điều hành của Cục Kế hoạch tài chính và Cục quản lý công sản – Bộ Tài chính.
- Thu thập thông tin từ các báo cáo công khai tài sản, báo cáo kiểm kê thực tế tài sản tại các đơn vị dự toán cấp 3 thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan; báo cáo Bộ Tài chính về số liệu tài sản ngành Hải quan các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.
- Thu thập thông tin từ các báo cáo Quyết toán và báo cáo tài chính chi ngân sách nhà nước các năm 2016, 2017, 2018, 2019 của các đơn vị dự toán cấp 3 thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan và báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước các năm 2016, 2017, 2018, 2019 của toàn ngành Hải quan.
- Thu thập thông tin từ các báo cáo kiểm tra nội bộ, kiểm tra chuyên đề, báo cáo thanh tra kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Thanh tra Chính phủ về công tác quản lý tài sản công từ năm 2016 đến năm 2019.
- Kế thừa các báo cáo tổng kết quý, 06 tháng, năm, báo cáo tiết kiệm chống lãng phí, báo cáo phòng chống tham nhũng, báo cáo chuyên đề về công tác quản lý tài sản công của Tổng cục Hải quan, báo cáo công khai dự toán chi ngân sách nhà nước của Tổng cục Hải quan các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, báo cáo công tác hiện đại hóa ngành Hải quan các giai đoạn từ 2016 đến 2020.
52
2.2. Phương pháp xử phân tích số liệu, tài liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Tổng hợp và phân tích số liệu ban đầu bằng cách tính toán các chỉ tiêu thống kê thể hiện các trị số đặc trưng của hệ thống dữ liệu liên quan đến công tác quản lý tài sản công của Tổng cục Hải quan;
- Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh mức độ tăng lên hay giảm đi, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp, số liệu đưa ra ở đây là số liệu về nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của các tài sản công hàng năm của toàn ngành Hải quan, số liệu về tài sản công được mua sắm mới hàng năm, số liệu về tài sản công giảm do thanh lý, điều chuyển, thu hồi, bán của các đơn dự toán cấp 3 thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan; số liệu về tài sản công được viện trợ hàng năm của các tổ chức trong và ngoài nước cho Tổng cục Hải quan.
- Phương pháp thống kê phân tích: Sử dụng các phương pháp tính toán các chỉ tiêu thể hiện sự biến động theo thời gian của các trị số quan sát để làm rõ tầm quan trọng và xu thế biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu về công tác quản lý tài sản công tại Tổng cục Hải quan tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Số 9, Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Công tác quản lý tài sản công nội ngành Tài chính: Cục Kế hoạch tài chính thuộc Bộ Tài chính;
- Công tác quản lý tài sản công ngành Hải quan: Cục Tài vụ Quản trị thuộc Tổng cục Hải quan;
- Công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại một số đơn vị dự toán thuộc Tổng cục Hải quan: Cục Hải quan Hà Nội, Văn phòng Tổng cục, Cục Điều tra chống buôn lậu.
53
- Công tác cải cách hiện đại hóa hải quan: Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan;
- Công tác tổ chức cán bộ: Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Hải quan.
2.4. Quy trình thực hiện luận văn.
Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên để nghiên cứu.
Bước 2: Thu thập, đọc, tham khảo và nghiên cứu từ các văn bản chính sách chế độ, các bài báo, bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí… để xây dựng đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết của luận văn.
Bước 3. Trên cơ sở các nội dung của đề cương chi tiết, ý kiến của hội đồng bảo vệ đề cương chi tiết và các tài liệu tham khảo học viên triển khai viết luận văn chính thức gồm các nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng một số cơ sở lý thuyết về tài sản công và các nội dung của quản lý tài sản công.
- Trên cơ sở các số liệu về tài sản công của Tổng cục Hải quan trên phần mềm quản lý tài sản tài chính nội ngành, báo cáo tài chính hằng năm, các báo các khác có liên quan và thực tế công tác, học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu nêu trên để đánh giá trực trạng công tác quản lý sử dụng tài sản công tại Tổng cục Hải quan.
- Trên cơ sở thực trạng hiện tại về công tác quản lý tài sản tại Tổng cục Hải quan, học viên đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại Tổng cục Hải quan.
54
Kết luận Chương 2
Để triển khai thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm:
- Phương pháp thu thập tình hình số liệu thứ cấp, - Phương pháp xử phân tích số liệu, tài liệu, - Phương pháp chuyên gia.
Với các phương pháp nghiên cứu nêu trên, học viên đã có được các thông tin, dữ liệu cần thiết để đưa ra các phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Tổng cục Hải quan ở chương 3
55
CHƯƠNG 3