Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại tổng cục hải quan (Trang 78 - 84)

3.3. Đánh giá hoạt động quản lý, sử dụng tài sản công tại Tổng cục Hải quan

3.3.1. Kết quả đạt được

Giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn toàn ngành Hải quan thực hiện cơ chế quản lý tài chính, tài sản theo Nghị quyết số 1094/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 13/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 15/06/2016. Trong giai đoạn nay, Tổng cục Hải quan thực hiện triển khai áp dụng các văn bản mới của nhà nước: Luật Đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 ngày 17/11/2016; Luật Quản lý sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017 và chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính với nhiều thay đổi lớn trong công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản công. Đồng thời Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc triển khai công tác quản lý, sử dụng tài sản công như: Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định

69

số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017; Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định…

Mặc dù còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong việc áp dụng cơ chế quản lý, sử dụng tài sản công theo các văn bản mới, nhưng bằng sự nỗ lực quyết tâm và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, công tác quản lý, sử dụng tài sản công của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020 đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Đây thực sự là bước “chuyển mình” mang tính lịch sử trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công toàn ngành Hải quan.

Tổng hợp công tác quản lý, sử dụng tài sản công giai đoạn 2016-2020 của toàn ngành Hải quan đã đạt được một số thành tựu quan trọng như sau:

Một là, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng, hướng dẫn cơ chế, chính sách quản lý tài sản công đối với việc thực hiện nhiệm vụ công tác tài chính nội ngành, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Trong giai đoạn từ năm 2016-2020, Tổng cục Hải quan đã tham gia xây dựng, trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền đối với: 02 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng tại các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính; 23 Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, các văn bản thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý tài sản công gồm các lĩnh vực sau: Quản lý, sử dụng tài sản công là thiết bị chuyên dùng (gồm các thiết bị sau: thiết bị phân tích phân loại hàng hóa, Máy soi các loại; Máy phát hiện ma túy, cân ô tô,…); Quản lý, sử dụng tài sản công là tàu, ca nô;

Quản lý, sử dụng tài sản công là vũ khí, công cụ hỗ trợ; Quy chế về phòng cháy, chữa cháy; Quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ…. Các văn bản được ban hành cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong giai đoạn 2016-2020 chuyển đổi theo hướng quản lý chặt chẽ và

70

ngày càng công khai, minh bạch, hiệu quả, tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản công từng bước được khắc phục; ý thức, trách nhiệm của đơn vị quản lý, sử dụng tài sản công của Tổng cục Hải quan được nâng lên một bước; hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công được chú trọng

Hai là, về chuẩn hóa số liệu tài sản cố định, giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Hải quan đã đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan và Bộ Tài chính chuẩn hóa số liệu tài sản cố định tính đến thời điểm 14/11/2020 của ngành Hải quan là 45.085 tài sản với giá trị nguyên giá là 21.167.807 triệu đồng. Cụ thể số liệu tài sản cố định giai đoạn 2016-2020 được chuẩn hóa như sau:

71

Bảng 3.1: Giá trị nguyên giá tài sản công giai đoạn 2016-2020 của Tổng cục Hải quan

(Đvt: triệu đồng)

Năm

Giá trị nguyên giá tài sản công

Trong đó

Đất Nhà Phương tiện vận tải Tài sản khác

2016 10.018.168 3.039.136 2.554.786 677.346 3.746.900

2017 12.391.705 3.487.297 3.132.131 884.794 4.887.483

2018 15.436.458 4.054.522 3.736.294 1.598.211 6.047.431

2019 19.425.491 6.177.514 4.193.617 2.998.975 6.055.385

2020 21.167.807 6.947.627 4.207.502 2.557.678 7.455.000

Nguồn: Phần mềm quản lý quản lý tài sản tập trung của Tổng cục Hải quan 2016-2020

72

Ba là, giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc báo cáo Bộ Tài chính và được phê duyệt phương án sắp xếp 301 cơ sở nhà đất, tích cực đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị lập phương án sắp xếp nhà đất theo quy định Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Thủ tướng chính phủ. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan còn hoàn thành việc sắp xếp, đăng ký lại biển số của 148 phương tiện đường thủy là tàu, ca nô cao tốc để phục vụ công tác chống buôn lậu.

Bốn là, giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành việc: ban hành 181 Quyết định điều chuyển tài sản công (bao gồm tài sản điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu và cả các tài sản do mua sắm tập trung; thông báo chủ trương và ban hành Quyết định thanh lý 35 tàu, ca nô các loại và thanh lý 1.692 máy vi tính cũ, hỏng đủ điều kiện thanh lý đồng thời hoàn thiện việc sắp xếp lại toàn bộ số xe ô tô dùng chung cho ngành Hải quan và xe ô tô chuyên dùng phục vụ công tác chống buôn lậu (trong đó thực hiện thanh lý 09 xe ô tô dôi dư đủ điều kiện thanh lý theo phê duyệt của Bộ Tài chính).

Năm là, đối với công tác quản lý, sử dụng vũ khí hỗ trợ, trong giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Cục C64-Bộ công an tổ chức 04 lớp tập huấn công tác quản lý, sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ và cấp chứng chỉ cho 196 cán bộ làm công quản lý, sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong công tác chống buôn lậu đồng thời Tổng cục Hải quan đã hoàn thành việc mua sắm 04 gói công cụ hỗ trợ để trang bị mới và trang bị thay thế số công cụ hỗ trợ hiện có cho các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan với giá trị dự toán là 11,2 tỷ đồng.

Sáu là, giai đoạn 2016-2020, Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện kiểm tra 35/35 các đơn vị dự toán trực thuộc về công tác quản lý tài sản công đồng thời đã phối hợp với Cục cảnh sát QLHC về TTXH (C06)- Bộ công an kiểm tra công tác quản lý sử dụng vũ khí, CCHT tại 20/34 Cục Hải quan tỉnh,

73

thành phố. Thông qua công tác kiểm tra, Tổng cục Hải quan đã đưa ra các tồn tại, bấp cập trong công tác quản lý tài sản công nói chung và công tác quản lý sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại các đơn vị để các đơn vị rút kinh nghiệm trong việc quản lý tài sản công ở các năm tiếp theo, đưa công tác quản lý, sử dụng tài sản công toàn ngành Hải quan ngày càng đi vào nề nếp.

Bảy là, về công tác xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, trong giai đoạn từ 2016-2020, Tổng cục Hải quan đã tăng cường công tác quản lý, xử lý hàng hóa tịch thu, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước; tổ chức kiểm đếm, phân loại để tổ chức bảo quản an toàn tài sản quý, hiếm do các cơ quan chức năng chuyển giao; xử lý, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong xử lý hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển; Tính từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 14/11/2020, Tổng cục Hải quan đã thực hiện rà soát, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt 100 Quyết định xử lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu để các đơn vị có cơ sở xử lý, bán đấu giá các tang vật vi phạm hành chính thu nộp ngân sách toàn bộ kinh phí 30,7 tỷ đồng.

Để đạt được những thành tựu về công tác quản lý, sử dụng tài sản công giai đoạn 2016-2020 của toàn ngành Hải quan nêu trên, xuất phát từ một số nguyên nhân chính như sau:

- Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao Bộ Tài chính và Lãnh đạo Tổng cục Hải quan đối với công tác quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản công của ngành Hải quan trong đó có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính như:

Cục Quản lý công sản, Cục Kế hoạch tài chính cùng sự quyết tâm, nỗ lực của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan trong việc quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị mình. Tập thể Lãnh đạo Lãnh đạo Tổng Cục chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ từ đầu giai đoan, thực hiện tốt việc nêu gương, thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc triển khai nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công phụ trách để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

74

- Tổng cục Hải quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị bao gồm: Kiểm kê, báo cáo tài sản công định kỳ theo quy định; Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công;

Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đồng thời tiến hành giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại tổng cục hải quan (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)