Thực trạng quản lý tài sản công cấp Tổng cục

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại tổng cục hải quan (Trang 68 - 75)

3.2. Thực trạng quản lý tài sản công tại Tổng cục Hải quan

3.2.1. Thực trạng quản lý tài sản công cấp Tổng cục

Tại Tổng cục Hải quan bộ phận quản lý tài sản công nằm trong tổng thể tổ chức bộ máy Tài vụ-quản trị của Tổng cục Hải quan. Ở cấp Tổng cục có 01 phòng quản lý tài sản công thuộc Cục Tài vụ- Quản trị để thực hiện chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải nhiệm vụ quản lý tài sản công của toàn ngành Hải quan và tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có

59

bộ phận làm công tác quản lý tài sản công, bộ phận này vừa làm công tác kế toán tài sản công vừa làm công tác quản lý tài sản công, bộ phận này trực thuộc Phòng Tài vụ-Quản trị hoặc Văn Phòng Cục có mối liên hệ qua lại với kế toán các phần hành khác và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán. Tại cấp chi cục hiện nay chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý tài sản công mà hầu hết các cán bộ làm công tác kiêm nhiệm quản lý tài sản công.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan thực hiện tổ chức mua sắm tập trung cấp Tổng cục các tài sản công là tài sản chuyên dùng để làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát hải quan, chống buôn lậu hàng hóa được Tổng cục Hải quan mua sắm tập trung theo phân cấp được ban hành tại Quyết định số 1610/QĐ- TCHQ ngày 31/5/2018 và Quyết định số 2718/QĐ-TCHQ ngày 14/9/2018 gồm: Máy soi các loại (gồm máy soi container, máy soi hành lý, hàng hóa);

Phòng quan sát camera, Hệ thống camera giám sát, Tàu, ca nô các loại, Máy phát hiện ma túy, vũ khí, công cụ hỗ trợ, hệ thống cảnh báo và phát hiện phóng xạ…Cục Tài vụ-Quản trị là đơn vị dự toán cấp 2 đại diện cho Tổng cục Hải quan triển khai các thủ tục mua sắm, lắp đặt, nghiệm thu và bàn giao cho các Cục Hải quan địa phương quản lý, sử dụng. Về công tác mua sắm, kế toán đối với các tài sản công nêu trên được thực hiện tập trung tại bộ phận kế toán cấp 2 mua sắm tập trung thông qua các bước sau:

Bước 1: Bộ phận mua sắm tập trung tổ chức mua sắm tập trung các tài sản công nêu trên theo các quy định của Luật đấu thầu.

Bước 2: Bộ phận mua sắm tập trung chuyển toàn bộ hồ sơ mua sắm tài sản công nêu trên để bộ phận theo dõi hợp đồng thực hiện xây dựng hợp đồng, theo dõi thanh quyết toán tiến độ hợp đồng.

Bước 3: Bộ phận theo dõi hợp đồng có trách nhiệm chuyển toàn bộ giá trị tài sản của hợp đồng và các tài liệu có liên quan cho bộ phận trang cấp tài

60

sản thực hiện thực hiện báo cáo Lãnh đạo Tổng cục ban hành Quyết định điều chuyển các tài sản công mua sắm tập trung nêu trên cho các Cục Hải quan địa phương thực hiện quản lý, sử dụng. Đồng thời bộ phận trang cấp tài sản phải thực hiện nhập dữ liệu liên quan đến tài sản như: Tên tài sản. số lượng, giá trị, thông số kỹ thuật, serial number… trên phần mềm quản lý tài sản tài chính nội ngành để thực hiện điều chuyển trên phần mềm cho các Cục Hải quan địa phương.

Bước 4: Cục Hải quan địa phương thực hiện nhận dữ liệu tài sản mua sắm tập trung được cấp phát, hạch toán tăng trên sổ sách kế toán, đồng thời thực hiện quản lý, sử dụng, báo cáo kê khai bổ sung theo quy định. Định kỳ hằng năm thực hiện kiểm kê thực tế, báo cáo công khai, báo cáo tài sản gửi Tổng cục Hải quan tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.

Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Hải quan đã trang bị và được nhận viện trợ 11 máy soi container các loại (08 máy soi container di động, 01 máy soi container cố định và 02 máy soi container dạng cổng) và 80 máy soi hành lý, hàng hóa cho 30 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, trong đó tập trung tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ và cảng biển; 11 phòng quan sát camera tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Tây Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn, Bà Ria-Vũng Tàu; 20 hệ thống camera giám sát Hải quan trang bị;

30 máy phát hiện ma túy; 140 tàu, ca nô các loại...

Về thực trạng công tác sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng tài sản chuyên dùng nêu trên, hiện nay ngành Hải quan đang tồn tại các hình thức:

- Sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thực hiện tập trung tại Tổng cục Hải quan áp dụng đối với các tài sản công là máy soi các loại. Do các máy soi được trang bị từ năm 2012 trở về trước, Tổng cục Hải quan chỉ mua sắm máy soi với 1 – 2 năm bảo hành. Trong thời gian bảo hành, các nhà thầu sẽ chủ

61

động bảo dưỡng và sửa chữa các hư hỏng phát sinh theo quy định của hợp đồng cung cấp máy soi. Nhưng sau khi hết thời gian bảo hành thì hợp đồng cung cấp máy soi giữa Tổng cục Hải quan và nhà thầu sẽ kết thúc; hai bên sẽ thanh lý hợp đồng và không còn ràng buộc trách nhiệm với nhau. Sau thời điểm này thì các đơn vị quản lý, sử dụng máy soi sẽ chủ động thuê và ký hợp đồng riêng lẻ với các nhà thầu là đại diện hoặc ủy quyền của các Hãng sản xuất máy soi tại Việt Nam để thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ hàng năm và sửa chữa các hư hỏng khi gặp sự cố và theo phương thức hỏng đâu sửa đấy.

Quy trình sửa chữa, bảo dưỡng máy soi như sơ đồ 1.2. dưới đây.

62

Sơ đồ 1.2. Quy trình sửa chữa, bảo dƣỡng máy soi

- Sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các tài sản chuyên dùng là phương tiện thủy: tàu, ca nô các loại.

Đơn vị chủ động phê duyệt kế hoạch sửa chữa và ký hợp đồng với đại diện Hãng sản

xuất máy soi

Báo cáo Tổng cục giao dự toán và duyệt phương án sửa chữa

Hoàn thành sửa chữa

10 - 90 ngày tùy thuộc độ sẵn sàng của vật tư linh kiện hỏng

Đơn vị phê duyệt kế hoạch sửa chữa và ký hợp đồng với đại diện Hãng sản xuất máy soi 7-10 ngày tùy

thuộc phương án sửa chữa

Hoàn thành sửa chữa 10 - 90 ngày tùy

thuộc độ sẵn sàng của vật tư linh kiện hỏng

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

Đơn vị đại diện Hãng sản xuất máy soi tại Việt nam

3-10 ngày tùy địa điểm đặt máy soi

Liên hệ để kiểm tra, xác định nội dung

hỏng hóc

7-10 ngày tùy mức độ hỏng hóc

Xây dựng phương án sửa chữa, báo giá chi

phí sửa chữa

7-10 ngày

Theo phân cấp, đối với giá trị sửa chữa trên 500 triệu đồng Theo phân cấp, đối

với giá trị sửa chữa dưới 500 triệu đồng

2-3 ngày

I I I

63

Quy trình sửa chữa, bảo dưỡng tàu, ca nô các loại như sơ đồ 1.3.dưới đây.

Sơ đồ 1.3. Quy trình sửa chữa, bảo dưỡng tàu, ca nô

Đăng kiểm Hải quân

Theo phân cấp, đối với giá trị sửa chữa trên 500 triệu đồng

Đơn vị chủ động phê duyệt kế hoạch sửa chữa và ký hợp đồng với đại diện Công ty

đóng tàu

Báo cáo Tổng cục giao dự toán và duyệt phương án sửa chữa

Hoàn thành sửa chữa

30 - 45 ngày tùy thuộc độ sẵn sàng của vật tư linh kiện hỏng

Đơn vị phê duyệt kế hoạch sửa chữa và ký hợp đồng với Công ty

đóng tàu 10-15 ngày tùy

thuộc phương án sửa chữa

Hoàn thành sửa chữa 30-45 ngày tùy

thuộc độ sẵn sàng của vật tư linh kiện hỏng

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

5-10 ngày tùy địa điểm neo đậu

Liên hệ để kiểm tra, xác định nội dung

hỏng hóc

7-10 ngày tùy mức độ hỏng hóc

Xây dựng phương án sửa chữa, báo giá chi

phí sửa chữa

10-15 ngày Theo phân cấp, đối

với giá trị sửa chữa dưới 500 triệu đồng

7-10 ngày

I I I

64

Các Cục Hải quan địa phương phải thực hiện định kỳ bảo trì, bảo dưỡng tàu, ca nô các loại theo đúng quy định về thời gian và kỹ thuật được quy định tại Quyết định số 1288/QĐ-TCHQ ngày 26/4/2019 về việc ban hành quy định về kỹ thuật và quản lý, sử dụng phương tiện thủy ngành Hải quan.

- Sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng tài sản chuyên dùng khác (không phải là máy soi, tàu, ca nô các loại) đã được Tổng cục Hải quan quy định chi tiết tại Quyết định số 3104/QĐ-TCHQ ngày 16/10/2018 về việc quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng

Quy trình sửa chữa, bảo dưỡng tài sản khác như sơ đồ 1.4.dưới đây.

Sơ đồ 1.4. Quy trình sửa chữa, bảo dưỡng tài sản chuyên dùng khác

Tài sản chuyên dùng hỏng hóc

Cục Hải quan tỉnh, thành phố liên hệ

Đơn vị giám định vào kiểm tra Liên hệ kiểm

tra trong vòng (1-3 ngày)

Xây dựng phương án sửa chửa, báo giá chi tiết chi phí sửa chữa (5-10 ngày)

Lãnh đạo Cục phê duyệt sửa chữa và ký hợp đồng với đơn vị sửa chữa (3-5 ngày)

Hoàn thành việc sửa chữa

65

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại tổng cục hải quan (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)