Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại tổng cục hải quan (Trang 84 - 89)

3.3. Đánh giá hoạt động quản lý, sử dụng tài sản công tại Tổng cục Hải quan

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn có những biến động lớn trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công của toàn ngành Hải quan do có sự thay đổi lớn trong cơ chế chính sách về quản lý, sử dụng tài sản công của Nhà nước và Bộ Tài chính. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ quản lý tài sản công, Tổng cục Hải quan nhận thấy công tác quản lý, sử dụng tài sản công gặp một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế như sau:

Thứ nhất, về cơ chế chính sách:

- Từ năm 2018, toàn ngành Hải quan triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017 và các văn bản quy phạm của nhà nước với nhiều thay đổi trong công tác quản lý tài sản công, trong đó điển hình là việc tăng cường quản lý đối với tài sản là tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính.

75

Căn cứ quy định hiện hành của pháp luật về quản lý tài sản công và xử lý vi phạm hành chính, Tổng cục Hải quan đã tham mưu báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt Quyết định số 268/QĐ-BTC ngày 19/02/2019 phân cấp cho người ra quyết định tịch thu sẽ quyết định phương án xử lý tài sản. Theo đó những vi phạm mà giá trị tang vật vi phạm nhỏ sẽ do đơn vị ra quyết định tịch thu trực tiếp xử lý, giảm thiểu thủ tục hành chính (dưới 25 triệu đồng thuộc thẩm quyền tịch thu của Thủ trưởng Chi cục Hải quan/ Chi cục kiểm tra sau thông quan/ Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu/ Đội thủ tục Hải quan/ Hải đội/ Đội kiểm soát bảo vệ QSHTT thuộc Cục điều tra chống buôn lậu; dưới 50 triệu đồng thuộc thẩm quyền tịch thu của Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu/ Cục kiểm tra sau thông quan và Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Tuy nhiên, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 57/2018/TT-BTC về trình tự, thủ tục phê duyệt phương án xử lý thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án. Do đó, mặc dù có phân cấp nhưng trình tự, thủ tục thực hiện vẫn còn rườm rà.

- Một điểm hạn chế nữa trong quá trình xử lý tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính là việc xác định hình thức phù hợp để xử lý tài sản. Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, phải tiêu hủy đối với tài sản không còn khả năng sử dụng hoặc thuộc danh mục cấm sản xuất, kinh doanh và lưu thông như văn hóa phẩm độc hại, hàng giả, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, tài sản khác buộc phải tiêu hủy. Tuy nhiên hiện nay, không có thông tin công khai về danh mục cấm sản xuất, kinh doanh và lưu thông nên rất khó trong công tác xác định hình thức bán hay tiêu hủy tài sản.

76

Hàng hóa tịch thu rất đa dạng và liên quan đến nhiều Bộ, ngành nên việc xác định việc bán tài sản tịch thu có tuân thủ quy định của pháp luật gặp nhiều khó khăn.

- Điểm hạn chế thứ ba trong việc quản lý tang vật tịch thu là việc kê khai về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và cập nhật thông tin sau khi xử lý vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên hiện chưa có cơ sở dữ liệu này, phần mềm Đăng ký tài sản quốc gia không có chức năng nhập liệu cho nhóm tang vật vi phạm, không thể nhập tài sản tang vật vi phạm theo nhóm danh mục tài sản công thông thường.

Thứ hai, về việc triển khai rà soát, sắp xếp tài sản công

Trên cơ sở các quy định của Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Tổng cục Hải quan đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc thực hiện rà soát, sắp xếp tài sản công. Tuy nhiên đến nay, việc rà soát, sắp xếp gặp một số khó khăn:

Đối với công tác sắp xếp nhà đất, vướng mắc chủ yếu do công tác quản lý số liệu của đơn vị không chính xác, hồ sơ lưu trữ không đầy đủ. Hơn nữa, quá trình kiểm tra hiện trạng nhà đất phụ thuộc nhiều vào các Sở, ban, ngành tại địa phương nên việc rà soát, sắp xếp các cơ sở nhà đất không thể đấy nhanh tiến độ.

Đối với công tác sắp xếp máy móc, thiết bị, đa số các đơn vị chưa đọc kỹ văn bản, chưa xác định được vị trí việc làm để bố trí máy móc thiết bị theo đúng quy định. Rất nhiều đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan vẫn để xảy ra tình trạng không đưa máy móc, thiết bị vào sử dụng gây ra tình trạng lãng phí, không hiệu quả.

77

Thứ ba, về công tác cán bộ làm công tác quản lý tài sản công

Đây là một hạn chế không nhỏ, ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công của toàn ngành Hải quan. Theo quy chế luân chuyển cán bộ ngành Hải quan: “cán bộ hải quan thực hiện luân chuyển vị trí công tác trong thời hạn 3 năm”. Do vậy, nhiều đơn vị vừa cử cán bộ đi tập huấn sử dụng phần mềm Quản lý tài sản, tập huấn Luật Quản lý tài sản, tập huấn công tác kế toán tài sản nhưng vừa hoàn thành tập huấn xong thì các cán bộ đến hạn luân chuyển cán bộ mới về thay thế chưa nắm bắt được nghiệp vụ cũng như kỹ năng xử lý phần mềm. Tổng cục Hải quan chưa kịp thời tập huấn nên việc tiếp nhận công việc gặp rất nhiều khó khăn nên xảy ra rất nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình quản lý, tài sản công tại đơn vị.

78

Kết luận Chương 3

Luận văn đã chỉ ra được thực trạng công tác quản lý tài sản công tại Tổng cục Hải quan nói chung và các Cục Hải quan địa phương nói riêng.

Ngoài luận văn còn phân tích, tổng hợp được một số thành tựu đạt được trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016- 2020 từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại Tổng cục Hải quan.

79

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại tổng cục hải quan (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)