CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU HÀNG HÓA NÔNG SẢN TẠI SIÊU THỊ BIG C HUẾ
2.3. Nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản của khách hàng tại siêu thị Big
2.3.1. Đặc điểm khách hàng điều tra
Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 150 phiếu, điều tra những khách hàng đi mua hàng nông sản tại siêu thị. Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 150. Sau khi kiểm tra, có 6 phiếu không đạt yêu cầu bị loại ra, xử lý là 144 phiếu câu hỏi có phương án trả lời hoàn chỉnh.
2.3.1.1. Độ tuổi
Đại học Kinh tế Huế
Đối với tiêu thức độ tuổi của khách hàng, nhóm nghiên cứu đã phân chia mẫu dựa trên 5 tiêu chí sau: Dưới 25 tuổi; 25-35 tuổi; 35-45 tuổi; Từ 45- 55 tuổi;
Trên 55 tuổi.
Bảng 2.7: Bảng thống kê độ tuổi khách hàng
STT Độ tuổi Số lượng (người) Tỉ lệ %
1 Dưới 25 tuổi 12 8,3
2 Từ 25-35 tuổi 26 18,1
3 Từ 35- 45 tuổi 47 32,6
4 Từ 45- 55 tuổi 41 28,5
5 Trên 55 tuổi 18 12,5
5 Tổng 144 100,0
(Nguồn:Kết quả điều tra KH và xử lý số liệu của tác giả) Trong tổng số 144 mẫu khách hàng được điều tra thì phần lớn các khách hàng đều nằm trong độ tuổi từ 35-45 tuổi có 47 khách hàng (chiếm 32,6%) và 41 khách hàng trong độ tuổi từ trên 45-55 tuổi (chiếm 28.5%). Điều này cũng dễ hiểu vì đây là những khách đã bắt đầu có thu nhập ổn định, và đặc biệt là giới trung niên đã có gia đình nên nhu cầu mua nông sản phục vụ cho bữa ăn trong gia đình của họ thường cao.
Trong khi đó, lượng khách hàng dưới 25 tuổi chỉ chiếm một tỉ lệ rất thấp 8,3% với 26 người trả lời, đây là đối tượng khách hàng chưa có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp, chủ yếu nhu cầu về nông sản thường được những người nội trợ trong gia đình đáp ứng cho họ. Những người nằm trong độ tuổi từ 25-35 chủ yếu là những người trẻ, có thu nhập chưa ổ định nên nhu cầu về mua hàng hóa nông sản tại siêu thị của độ tuổi này là không cao. Những người trên 55 tuổi, thường độ tuổi này họ đã về hưu, hoặc kinh doanh buôn bán nhỏ, đối tượng này củng chiếm tỷ lệ khá thấp (12,5%).
2.3.1.2. Giới tính
Như ta thường thấy, trong cuộc sống hằng ngày thì nhu cầu về mua hàng nông sản chủ yếu được phái nữ mua và quan tâm, chú ý nhiều hơn phái nam. Và phái nữ thường đảm đang trách nhiệm nội trợ và đi chợ hàng ngày trong gia đình. Với nghiên cứu này cũng vậy, trong 144 phiếu trả lời cung cấp thông tin cá nhân về giới tính sau khi được thống kê đâ cho thấy: có tới 81,9% tỉ lệ nữ đến mua hàng nông sản tại siêu thị (chiếm 118 người) và số còn lại là phái nam với 26 người (chiếm 18,1%). Qua đó
Đại học Kinh tế Huế
cho thấy mẫu được chọn thì tỉ lệ đi mua hàng nông sản tại siêu thị Big C chủ yếu là nữ.
Điều này là phù hợp với quan sát thực tiễn
Bảng 2.8: Thống kê giới tính khách hàng
STT Giới tính Số lượng (người) Tỉ lệ %
1 Nam 26 18,1
2 Nữ 118 81,9
3 Tổng 144 100,0
(Nguồn:Kết quả điều tra KH và xử lý số liệu của tác giả) 2.3.1.3. Mức thu nhập
Như đã biết, lượng khách hàng đến mua hàng nông sản tại siêu thị để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày chủ yếu là những người có thu nhập ổn định và khá cao trong xã hội. Nhận thấy điều này nên khi thực hiện nghiên cứu, thống kê thu nhập khách hàng tôi đã đưa ra bốn tiêu chí như sau: Dưới 2 triệu VNĐ, 2-4 triệu VNĐ, 4-6 triệu VNĐ và Trên 6 triệu VNĐ.
Bảng 2.9: Thống kê mức thu nhập của khách hàng
STT Mức thu nhập Số lượng (người) Tỉ lệ
1 Dưới 2 triệu 4 2,8
2 2-4 triệu 56 38,9
3 4-6 triệu 53 36,8
4 Trên 6 triệu 31 21,5
5 Tổng 144 100,0
(Nguồn:Kết quả điều tra KH và xử lý số liệu của tác giả) Mẫu điều tra cho ta thấy thu nhập của khách hàng khi đến mua hàng nông sản tại siêu thị có thu nhập khá cao, chủ yếu là khách hàng có thu nhập từ 2-6 triệu trên một tháng, trong đó: 2-4 triệu chiếm 38,9% (56 người), 4-6 triệu chiếm 36,8%(53 người).
Bên cạnh đó số người có thu nhập trên 6 triệu cũng khá cao. Chiếm 21,5% (31 người).
Còn số người có thu nhập dưới 2 triệu là rất ít chỉ có 2,8% (4 người). Nhìn chung khách hàng đến mua hàng nông sản tại siêu thị Big C có thu nhập khá cao và ổn định.
2.3.1.4. Nghề nghiệp
Theo một số quan sát, thì do nhu cầu về công việc khiến cho hành vi chọn địa điểm mua hàng nông sản của khách hàng khác nhau. Do tính chất công việc quyết định
Đại học Kinh tế Huế
đến thu nhập và thời gian giành cho việc mua sắm lương thực của mỗi người là khác nhau. Dựa trên tính chất công việc và nhóm công việc trong xã hội tôi đưa ra 5 tiêu chí thống kê nghề nghiệp để phục vụ nghiên cứu nhu sau: cán bộ, công chức; nhân viên văn phòng, buôn bán; công nhân, nông dân và các nghề nghiệp khác (chủ yếu là sinh, viên học sinh, ….)
Bảng 2.10: Bảng thống kê nghề nghiệp
STT Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỉ lệ %
1 Cán bộ, công chức 33 22,9
2 Nhân viên văn phòng 41 28,5
3 Buôn bán 34 23,6
4 Công nhân, nông dân 20 13,9
5 Khác 16 11,1
6 Tổng 144 100,0
(Nguồn:Kết quả điều tra KH và xử lý số liệu của tác giả) Nhìn chung khách hàng chủ yếu đến với siêu thị là những người làm việc tại các văn phòng, cán bộ công chức và người buôn bán: cán bộ công chức chiếm 22,9%, nhân viên văn phòng chiếm 28,5% và buôn bán chiếm 23,6%. Những đối tượng này thường có thu nhập ổn định và khá cao trong xã hội, họ có ít thời gian giành cho việc đi chợ và mua sắm. Vì vậy việc chọn lựa mua hàng nhanh chóng và mua với số lượng nhiều dùng cho ăn nhiều ngày là rất cao nên họ thường chọn siêu thị là điểm đến để mua hàng nông sản.
2.3.1.5. Thống kê về số lần mua hàng nông sản tại siêu thị trên một tháng của khách hàng Bảng 2.11: Thống kê về số lần mua hàng nông sản tại siêu thị trên một tháng
của khách hàng
STT Số lần mua/1 tháng Số lượng (người) Tỉ lệ %
1 Dưới 2 lần 25 17,4
2 2-5 lần 26 18,1
3 5-10 lần 62 43,1
4 Trên 10 lần 31 21,5
5 Tổng 144 100,0
(Nguồn:Kết quả điều tra KH và xử lý số liệu của tác giả)
Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng thống kê trên cho ta thấy, lượng khách hàng đến mua hàng nông sản tại siêu thị với tần suất chủ yếu tử 5-10 lần trong một tháng chiếm 43,1% (63 người).
Trên 10 lần chiếm 21,5% (31 người), 2-5 lần chiếm 18,1% (26 người)và dưới 2 lần là 17,4% (25 người). Qua bảng thống kê này cho ta thấy khách hàng không phải hoàn toàn khi mua hàng nông sản đều đến với siêu thị mà họ còn mua ở những nơi khác như ở chợ và các siêu thị khác. Điều này thể hiện ngay ở bảng thống kê về mức độ thường xuyên mua hàng tại địa điểm nào sau đây của khách hàng?
Bảng 2.12: Bảng thống kê số khách hàng lựa chọn địa điểm mua hàng nông ản Sự lựa chọn
thường xuyên Ở chợ Siêu thị Chợ và siêu thị Tổng
Số người 26 21 97 144
Tỷ lệ % 18,05 14,58 67,37 100
(Nguồn:Kết quả đều tra KH và sử lý số liệu của tác giả) Qua 144 khách hàng được đều tra. Thì có đến 67,37% khách hàng lựa chọn hai địa điểm mua hàng nông sản mà họ thường đến. Điều này cho ta thấy xu thế tiêu dùng đang chuyển dần dần từ mua ở chợ sang siêu thị. Như thực tế những năm trước thì lượng khách hàng thường xuyên đến mua hàng nông sản tại siêu thị là rất thấp cho đến những năm trở lại đây từ năm 2007 việc chuyển từ mua ở chợ sang siêu thị rất nhiều.
Chứng thực đều tra cho ta thấy có đến 14,58% khách hàng chủ yếu mua hàng nông sản tại siêu thị.
2.3.1.6. Số tiền bình quân khách hàng bỏ ra cho một lần mua hàng nông sản tại siêu thị.
Bảng 2.13: Bảng thống kê số tiền khách hàng bỏ ra cho một lần đi siêu thị STT Số lần mua/1 tháng Số lượng (người) Tỉ lệ %
1 Dưới 50 nghìn 16 11,1
2 50-150 nghìn 46 31,9
3 150-250 nghìn 51 35,4
4 Trên 250 nghìn 31 21,5
5 Tổng 144 100,0
(Nguồn:Kết quả điều tra KH và xử lý số liệu của tác giả)
Đại học Kinh tế Huế
Số tiền mà khách hàng bỏ ra cho một lần mua nông sản tại siêu thị chủ yếu là từ 50-250 nghìn: 50-150 nghìn chiếm 31,9%, 150-250 nghìn chiếm 35,4%. Điều này phù hợp với thực tế vì người tiêu dùng họ chưa hoàn toàn chọn siêu thị là địa điểm mua hàng nông sản duy nhất, và thực tế quan sát cho ta thấy khách hàng đến với siêu thị Big Cđể mua nông sản họ thường mua một số mặt hàng để được dài ngày và có chất lượng mà tại các chợ không có. Bên cạnh đó họ còn đến để được mua những sản phẩm mà họ tin là có thương hiệu và an toàn thực phẩm, trong khi đó nếu mua ở chợ họ sẽ không hoàn toàn tin tưởng vào nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa họ mua, đồng thời theo như quan sát của tôi thì khách hàng đến với Big C họ chủ yếu mua những nông sản hoa quả là chủ yếu, chỉ có một số lượng không lớn lắm là mua cả nông sản hoa quả và nông sản là thịt. Bên cạnh đó những khách hàng bỏ ra trên 250 nghìn cho một lần mua cũng khá nhiều chiếm 21,5% (31 người).