Căn cứ vào tình hình hiện tại của siêu thị Big C những thuận lợi và khó khăn, siêu thị cần có những định hướng căn bản làm nguồn gốc cho việc đưa ra giải pháp một cách hiệu quả.
Đối với một trung tâm bán lẻ như siêu thị Big C thì việc quan tâm hơn nữa đến chất lượng của việc bán và tiêu thụ hàng nông sản trong giai đoạn hiện nay là bắt buộc.
Mặc dù ra đời sau các siêu thị lớn tại Huế như Thuận Thành, Coopmart nhưng Big C Huế đã thu hút một lượng khách hàng rất lớn và có thương hiệu trong lòng khách hàng tại Huế. Nhưng bên cạnh đó thì tình hình tiêu thụ nông sản tại siêu thị cũng gặp những sự canh tranh rất lớn từ phía siêu thị Coopmart với sự phân phối các mặt hàng khá tương đồng với Big C về chất lượng và giá, cùng với đó là một hệ thống chợ dày đặt trong thành phố Huế. Vì vậy Big C cần có những đổi mới và chiến lược hơn nữa để thu hút và đẩy mạnh sức tiêu thụ hàng nông sản tại siêu thị.
Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy tầm quan trọng của sáu nhân tố lớn ảnh hưởng đến nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản tại siêu thị Big C Huế đó là:
Hàng hóa, giá, dịch vụ, tiếp thị và khuyến mãi, tâm lý mua hàng, cá nhân khách hàng.
Trong đó hai nhân tố xuất phát từ phía khách hàng là: tâm lý mua hàng, cá nhân khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định và tác động đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nông sản của khách hàng tại siêu thị là rất lớn. Vì vậy Big C cần có những biện pháp nhằm hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, nâng cao thương hiệu, niềm tin của việc tiêu thụ nông sản tại siêu thị.
Qua việc phân tích nhân tố khám phá cho ta thấy các biến trong mô hình không bị loại bỏ một biến nào. Điều này cho ta thấy nhu cầu về hàng nông sản tại siêu thị của khách hàng rất đa dạng và phức tạp. Tuy đây là một mặt hàng thiết yếu hàng ngày nhưng hành vi mua và tiêu dùng khi khách hàng bước chân vào siêu thị thì khác so với hành vi mua và tiêu dùng của khách hàng ở chợ. Khách hàng đến tiêu dùng nông sản tại siêu thị không còn là việc để thỏa mãn sự đói khác, thèm muốn và ăn uống bình thường nữa.Họ đến đây với những nhu cầu bậc cao hơn sinh lý, họ đến vì sự an toàn,
Đại học Kinh tế Huế
thể hiện vai trò của xã hội, một phương thức đi chợ mới và có đẳng cấp trong xã hội.
Vì vậy nhiệm vụ của các nhà quản lý ở siêu thị cần có những tác động mang tính chiến lược và mang tính thương hiệu nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
Với mô hình lý thuyết này, sự đồng ý của khách hàng phụ thuộc vào một số yếu tố thuộc về nhu cầu sinh lý xuất phát từ bên trong mỗi khách hàng, mà nhu cầu thì rất đa dạng và thay đổi liên tục. Đồng thời việc thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng còn quyết định đến lòng trung thành và sự thay đổi hành vi mua và địa điểm mua của khách hàng. Vì vậy siêu thị cần có những thay đổi theo nhu cầu và xu hướng của thị trường, hai mặt này phải đi song song với nhau, nhằm giữ chân và thu hút khách hàng.
Theo kết quả nghiên cứu này thì nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản tại siêu thị, còn chịu sự tác động từ phía siêu thị, và các địa điểm bán hàng nông sản khác.
Qua đó cho ta thấy khách hàng có sự so sánh giữa các địa điểm bán nông sản trong thành phố Huế. Điều này đặt ra cho phía siêu thị cần có những biện pháp nhằm đưa khách hàng đến với mình, chứng minh siêu thị là nơi khách hàng lựa chọn tối ưu.
Cũng theo kết quả nghiên cứu này, sự đồng ý của khách hàng về nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản tại siêu thị, còn có sự khác nhau rõ rệt giữa giới tính và thu nhập. Đa số những người đến mua hàng nông sản tại siêu thị là phụ nữ có gia đình và có thu nhập ổn đinh. Vì vậy, Big C cũng nên quan tâm đến việc giảm thiểu sự khác biệt đó. Họ sẽ cảm thấy thích thú và được đáp ứng hoàn toàn nhu cầu mình đang cần khi đến mua nông sản tại siêu thị Big C Huế.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa nông sản tại siêu thị Big C Huế Thông qua định hướng như trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
-Về việc hàng hóa
Liên quan trực tiếp đến việc thỏa mãn nhu cầu sinh lý ăn uống bên trong mỗi con người.Nông sản là một mặt hàng mà con người phải sử dụng hàng ngày. Vì vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ hàng hóa nông sản trong siêu thị. Siêu thị cần duy trì những mặt hàng rau củ quả có thương hiệu từ Đà Lạt. Cùng với đó là sự công khai nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng nông sản được nhập khẩu từ nước ngoài về.
Siêu thị tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa về mức độ an toàn thực phẩm trong siêu thị, hàng hóa nông sản luôn được xử lý theo quy định của an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó siêu thị cần chú trọng hơn nữa nguồn nông sản nội địa trong tỉnh có uy tín và thương hiệu.
Siêu thị tiếp tục đẩy mạnh việc cung cấp một lượng hàng hóa lớn tại quầy vào hàng ngày.Cùng với đó là sự đa dạng mặt hàng nông sản mà lâu nay siêu thị đã làm.
Đại học Kinh tế Huế
Siêu thị cũng nên chú trọng đến việc cung cấp lượng nông sản trái mùa trong siêu thị ,việc này sẽ giúp siêu thị thu hút thị giác người mua hàng và thoã mãn mọi nhu cầu sinh lý trong khách hàng.
- Về giá hàng hóa nông sản trong siêu thị
Giá bán là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định mua hàng nông sản của khách hàng. Vì vậy từ phía siêu thị cần tìm hiểu rõ hơn về mức giá mà tại đó khách hàng vàsiêu thị điều chấp nhận được. Để làm được đều này đòi hỏi từ phía lãnh đạo và các bộ phận của siêu thị cần chú ý đến những biện pháp sau:
Hoàn thiện công tác đàm phán với nhà cung cấp, tạo áp lực lên nhà cung ứng nhằm tạo được một nguồn hàng lâu dài và ổn đinh. Bên cạnh đó siêu thị cũng tạo nên những biện pháp đàm phán để nhằm giảm giá nông sản.
Siêu thị cũng nên chú trọng hơn nữa nguồn cung cấp nông sản tại Huế, qua đó có những biện pháp thu mua nông sản tại Huế có thương hiệu và an toàn, nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển để giảm giá một cách có hiệu quả.
Tiếp tục tăng cường khâu quản lý tồn kho, đơn đặt hàng mà lâu nay siêu thị đã làm được, để giảm chi phí dự trữ và tồn kho nông sản. Qua đó sẽ giúp siêu thị có thể giảm giá nông sản và nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Về dịch vụ bán hàng nông sản trong siêu thị
Khi nhu cầu mua và sử dụng hàng nông sản của khách hàng càng được nâng lên cao, các nhu cầu bậc cao về tiêu dùng lương thực thực phẩm của khách hàng xuất hiện, thì dịch vụ chính là yếu tố quyết định đến việc đáp ứng và thỏa mãn nhu các nhu cầu đó. Siêu thị không những bán nông sản theo một phương thức bán hàng hóa thông thường nữa mà siêu thị bán chính cái dịch vụ. Nhiều nước trên thế giới họ đã rất thành công trong lĩnh vực này, họ kết hợp cả dịch vụ và bán hàng nông sản để đưa các mặt hàng nông sản từ chợ vào siêu thị và các cửa hàng có quy mô. Để đạt được những điều như thế siêu thị cần chú ý đến: công tác bán hàng, nhà giữ xe, địa điểm bán, không gian mua sắm, thanh toán tiền, cân hàng.
- Trưng bày và bày trí hàng hóa
Siêu thị tiếp tục phát huy hiệu quả trưng bày và bố trí hàng hóa nông sản mà lâu nay siêu thị đã làm:
Đại học Kinh tế Huế
Trưng bày một lượng lớn hàng hóa nông sản trên các kệ nhằm thu hút khách hàng, hàng hóa nông sản nông sản trên các kệ hàng luôn luôn đầy. Nhằm nói với khách hàng siêu thị luôn luôn đáp ứng đầy đủ về số lượng hàng hóa mà khách hàng cần và thu hút thị hiếu khách hàng.
Trưng bày hàng hóa nông sản trong siêu thị luôn luôn là mới lạ và được thay đổi theo thời gian và không gian.
Hàng hóa nông sản phải được trưng bày hợp lý nhằm tạo cho người mua một sự thuận tiện khi lấy hàng, tìm kiếm hàng hóa. Vì khi đến với siêu thị khách hàng sẽ tự động mua hàng mà không có sự tác động từ phía người bán.
Hàng hóa nông sản trên các kệ phải đi kèm với tên, giá và nguồn gốc xuất xứ.
- Tiếp thị và khuyến mãi
Việc khuyến mãi từ phía siêu thị đã giúp siêu thị thu hút một lượng lớn khách hàng và tăng lượng hàng bán ra. Siêu thị nên tiếp tục chiến lược khuyến mãi mặt hàng nông sản theo tuần, nhằm tăng lượng tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó siêu thị cần chú ý hoàn thiện hơn về việc tiếp thị sản phẩm nông sản đến khách hàng. Cho sử dụng thử sản phẩm tại siêu thị vào các ngày cuối tuần, giải thích cho khách hàng những thắc mắc về sản phẩm nông sản của mình, giới thiệu các sản phẩm nông sản đến với khách hàng.
- An toàn thực phẩm khi đến mua nông sản tại siêu thị
Các sản phẩm tại siêu thị bán ra phải luôn được đóng dấu và có chứng nhận kiểm dịch và chất lượng từ phía các nhà cung ứng và kiểm tra của tỉnh nhà. Cam đoan và đảm bảo với khách hàng về mức độ an toàn của nông sản tại siêu thị. Hàng hóa nông sản bán ra luôn có nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ.
- Hoàn thiện hệ thống kho bảo quản và công tác bảo quản hàng hóa
Công tác bảo quản và lưu trữ hàng hóa là một việc rất quan trọng trong việc kinh doanh hàng hóa nông sản. Nguồn cung ứng có đáp ứng đủ, kịp thời, nhanh chóng cho thị trường hay không là phụ thuộc rất lớn đến công tác quản lý tồn kho trong kho hàng của doanh nghiệp. Đặc biệt với hàng hóa nông sản có thời gian tồn trữ ngắn vì vậy từ phía siêu thị cần có những biện pháp đặt hàng đúng thời gian, thời điểm. Để làm được điều này yêu cầu nhân viên quản lý trong siêu thị cần nắm rõ tình hình tiêu thụ hàng hóa nông sản tại siêu thị, thường xuyên theo dõi sản lượng bán ra và nhu cầu thị trường cho tương lai cũng như hiện tại.
Để công tác tồn trữ tốt đòi hỏi siêu thị phải có một hệ thống kho lạnh theo đúng tiêu chuẩn. Về phía siêu thị hiện đang có một kho để bảo quản và lưu trữ hàng hóa,
Đại học Kinh tế Huế
nhìn chung cũng đáp ứng đủ nhu cầu tồn trữ hiện tại của siêu thị. Siêu thị cần thường xuyên bảo trì kho và vệ sinh sạch sẽ nhằm đảm bảo vệ sinh.
Bên cạnh bảo quản hàng hóa trong kho, siêu thị cần chú ý đến công tác bảo quản hàng nông sản trên các kệ hàng. Thường xuyên làm sạch các kệ đựng hàng hóa, cho nhân viên xử lý các hàng bị ôi thiu, hàng hết thời gian sử dụng.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên bán hàng, cán bộ quản lý tại bộ phận nông sản
Một trong những yếu tố thực hiện bán hàng, góp phần to lớn trong việc đưa sảnphẩm đó đến với khách hàng. Đây là yếu tố không thể thiếu mà nó còn giữ vai trò quyết định. Vì vậy, việc tổ chức quản lý lao động ở siêu thị củng như tại bộ phận nông sản sao cho hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng , quyết định đến hoạt động kinh doanh. Để sử dụng tốt lao động công ty cần giải quyết các vấn đề sau:
Hình thành một cơ cấu tổ chức lao động tối ưu: bao gồm cả bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý và người lao động được bố trí vào các khâu, các bộ phận, các công đoạn một cách cân đối và hợp lý, bảo đảm nhân viên làm việc tốt, chất lượng công việc cao, quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.
Chú trọng tuyển chọn những cán bộ trẻ, có kinh nghiệm, tâm huyết, nhiệt tình.
Tăng cường khuyến khích vật chất đối với người lao động. Khuyến khích lợi ích vật chất là đòn bẩy kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc kích thích người lao động hăng say làm việc.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát tiến trình hoạt động trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng của đội ngũ đại diện phân phối sản phẩm của công ty
Thường xuyên gửi các nhân viên bán hàng trong quầy nông sản đi tập huấn các lớp kỹ năng về chế biến hàng hóa nông sản, kỹ năng bán hàng và giao tiếp.
Luân chuyển nhân viên làm việc giữa các quầy trong bộ phận nhằm giảm chi phí lao động, nâng cao tay nghề cho nhân viên. Đây chính là một việc rất cần thiết nhằm giúp siêu thị đảm bảo đủ nguồn lực trong những thới điểm nóng của thị trường.
Đại học Kinh tế Huế