Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hóa nông sản tại siêu thị big c huế (Trang 63 - 69)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU HÀNG HÓA NÔNG SẢN TẠI SIÊU THỊ BIG C HUẾ

2.3. Nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản của khách hàng tại siêu thị Big

2.3.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

2.3.5.1. Đánh giá của khách hàng về mức độ đáp ứng nhu cầu mua và sử dụng nông sản của khách hàng tại siêu thị Big C Huế

2.3.5.1.1. Gía trị trung bình đánh giá của khách hàng về mức độ đáp ứng nhu cầu mua và sử dụng nông sản của khách hàng tại siêu thị Big C Huế

Bảng 2.20: Bảng giá trị trung bình về mức độ đồng ý của khách hàng với sự đáp ứng nhu cầu mua hàng nông sản của khách hàng tại siêu thị

Số quan Sát

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị Trung bình

Độ lệch chuẩn Mức độ đồng ý

Không trả lời

144 0

2 5 4,0764 0,70045

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra khách hàng của tác giả) Dựa vào bảng trên ta thấy giá trị trung bình về mức độ đồng ý của khách hàng đối với việc đáp ứng nhu cầu mua hàng nông sản của khách hàng tại siêu thị bằng 4,0764, với độ lệch chuẩn là 0,70045, tương ứng với 4,0764 là mức độ đồng ý ngang mức đồng ý. Có thể nói khách hàng đánh giá khá cao về việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng qua cách bán hàng nông sản tại siêu thị. Theo kết quả thống kê tần số về mức độ đồng ý. có đến 76 khách hàng ( 52,8%), tiếp theo đó là mức độ trung lập với 27 khách hàng lựa chọn (18,8%), có 40 khách hàng lựa chọn mức độ rất đồng ý, tương ứng với 27,8%. Có thể thấy có đến 143 khách hàng, chiếm 99,03% trong tổng số 144 khách hàng tham gia trả lời phỏng vấn. Điều đó cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu từ phía siêu thị là khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn đến 18,8% chỉ đồng ý ngang mức trung bình, mức độ rất đồng ý là vẫn chưa cao. Vì vậy siêu thị cần có những biện pháp và chiến lược nhằm nâng cao mức động đồng ý của khách hàng hơn nữa.

Đại học Kinh tế Huế

2.3.5.1.2. Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đồng ý với mức đáp ứng nhu cầu từ phía siêu thị

Với giá trị trung bình về mức độ đồng ý của khách hàng đối với việc đáp ứng nhu cầu mua và sử dụng nông sản từ siêu thị Big C bằng 4.0764 tương ứng với ngang mức độ đồng ý, tiến hành kiểm định One Sample T – test với giá trị kiểm định là 4 tương ứng với mức độ đồng ý, giả thuyết kiểm định như sau:

H0: Mức độ đồng ý chung của khách hàng với viếc đáp ứng nhu cầu mua và sử dụng nông sản tại siêu thị Big C = 4

H1: Mức độ đồng ý chung của khách hàng với viếc đáp ứng nhu cầu mua và sử dụng nông sản tại siêu thị Big C ≠ 4

Bảng 2.22: Kết quả kiểm định One Sample T – test về mức độ đồng ý của khách hàng mức độ đáp ứng nhu cầu

One-Sample Test (Test Value = 4 )

Tổng số phần tử mẫu Trung bình Sig. (2-tailed)

Mức độ đồng ý 144 4,0764 0,1930

(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Sau khi tiến hành kiểm định, ta thấy hệ số sig = 0,193 > 0,05 , không đủ cơ cở để bác bỏ giả thuyết H0, đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thuyết H0.Nghĩa là với độ tin cậy 95% có thể kết luận rằng giá trị trung bình về mức độ đồng ý chung của khách hàng với việc đáp ứng nhu cầu mua và sử dụng nông sản tại siêu thị Big C = 4, tương ứng với mức độ đồng ý.

2.3.5.2. Đánh giá của khách hàng về sức tiêu thụ hàng hóa nông sản tại siêu thị

2.3.5.2.1. Giá trị trung bình đánh giá của khách hàng về sức tiêu thụ hàng hóa nông sản tại siêu thị

Bảng 2.21: Bảng giá trị trung bình về mức độ đồng ý của khách hàng đối với sức tiêu thụ hàng hóa nông sản tại siêu thị là lớn và uy tín

Số quan sát

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị Trung bình

Độ lệch chuẩn Mức độ đồng ý

Không trả lời

144 0

3 5 4,2708 0,5698

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra khách hàng của tác giả)

Đại học Kinh tế Huế

Dựa vào bảng trên ta thấy giá trị trung bình về mức độ đồng ý của khách hàng đối với việc cho rằng sức tiêu thụ hàng hóa nông sản tại siêu thị Big C là lớn và có uy tín bằng 4,2708, với độ lệch chuẩn là 0,56986, tương ứng với 4,2708 là mức độ đồng ý trên mức đồng ý. Qua đây cho ta thấy niềm tin từ phía khách hàng cho rằng Big C chính là một kênh phân phối và một địa điểm tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn và có uy tín là cao, trên mức độ đồng ý.

2.3.5.2.2. Kiểm định giá trị trung bình về việc khách hàng cho rằng sức tiêu thụ hàng hóa nông sản tại Big C là lớn và uy tín

Với giá trị trung bình về mức độ đồng ý của khách hàng hàng cho rằng sức tiêu thụ hàng hóa nông sản tại Big C là lớn và uy tín bằng 4,2708 tương ứng với trên mức độ đồng ý, tiến hành kiểm định One Sample T – test với giá trị kiểm định là 4 tương ứng với mức độ đồng ý, giả thuyết kiểm định như sau:

H0: Mức độ đồng ý chung của khách hàng cho rằng sức tiêu thụ hàng hóa nông sản tại Big C là lớn và uy tín = 4

H1: Mức độ đồng ý chung của khách hàng cho rằng sức tiêu thụ hàng hóa nông sản tại Big C là lớn và uy tín ≠ 4

Bảng 2.23: Kết quả kiểm định One Sample T – test về mức độ đồng ý của khách hàng về tình hình tiêu thụ nông sản tại siêu thị

One-Sample Test (Test Value = 4 ) Tổng số

phần tử mẫu Trung bình Sig. (2-tailed)

Mức độ đồng ý 144 4,2708 0,000

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra khách hàng của tác giả) Sau khi tiến hành kiểm định, ta thấy hệ số sig = 0,000 < 0,05 , đủ cơ sỏ để bác bỏ giả thuyết H0, đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thuyết H1.Nghĩa là với độ tin cậy 95%

có thê kết luận rằng giá trị trung bình về mức độ đồng ý chung của khách hàng với việc đáp ứng nhu cầu mua và sử dụng nông sản tại siêu thị Big C ≠ 4. Nhìn vào giá trị trung bình (Mean) bằng 4,2708 trên 4, nghĩa là mức độ đồng ý chung của khách hàng cho rằng sức tiêu thụ hàng hóa nông sản tại Big C là lớn và uy tín là trên mức đồng ý.

2.3.5.3. Sự đồng ý theo độ tuổi

Đại học Kinh tế Huế

Theo các nghiên cứu về nhu cầu khách hàng, có nhiều nghiên cứu cho rằng độ tuổi là một trong những nhân tố ảnh hưởng đên nhu cầu của mua hàng của khách hàng.

Vậy để biết được giữa các độ tuổi khác nhau thì mức độ đồng ý về nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản tại siêu thị Big C có khác nhau hay không? Chúng ta sẽ sử dụng kiểm định ANOVA về mức độ đồng ý theo độ tuổi. Cặp giả thuyết được phát biểu như sau:

H0: Có sự khác biệt về nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản trong siêu thị Big C theo độ tuổi.

H1: Không sự khác biệt về nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản trong siêu thị Big C theo độ tuổi.

Bảng 2.24: Kiểm định sự khác nhau về mức độ đồng ý giữa các nhóm tuổi Sum of Squares

(Tổng bình phương các

độ lệch) df

Mean Square

(Phương sai) F

Sig.

(Mức ý nghĩa) Between Groups

(Giữa các nhóm) 14,893 9 1,655 1,327 0,228

Within Groups

(Nội bộ các nhóm) 167,045 134 1,247

Total (Tổng) 181,938 143

(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Với độ tin cậy 95%, ta có mức ý nghĩa sig = 0,228 > 0,05, không đủ cơ sở để bác bỏ H0. đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thuyết H0. Vì vậy, không thể khẳng định rằng có sự khác biệt về nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản trong siêu thị Big C theo độ tuổi. Điều này đồng nghĩa là giữa các độ tuổi khác nhâu thì sự đồng ý gần như là như nhau về việc mua và sử dụng hàng hóa nông sản tại siêu thị Big C.

2.3.5.3. Sự đồng ý theo giới tính

Có nhiều ý kiến cho rằng nhu cầu mua hàng nông sản tại siêu thị có sự khác biệt về giới tính. Theo quan sát thì hành vi tiêu dùng của người nữ và người nam khi mua hàng nông sản tại siêu thị khác là khác nhau. Vì vậy để biết được nhu cầu mua và sử dụng nông sản giữa nam và nữ có sự khác biệt hay không? Chúng ta sẽ sử dụng

Đại học Kinh tế Huế

kiểm định ANOVA về mức độ đồng ý theo giới tính. Cặp giả thuyết được phát biểu như sau:

H0: Có sự khác biệt về nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản trong siêu thị Big C theo giới tính.

H1: Không sự khác biệt về nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản trong siêu thị Big C theo giới tính.

Bảng 2.25: Kiểm định sự khác nhau về mức độ đồng ý theo giới tính Sum of Squares

(Tổng bình phương các độ lệch)

df Mean Square (Phương sai) F

Sig.

(Mức ý nghĩa) Between Groups

(Giữa các nhóm) 2,893 9 0,321 2,339 0,018

Within Groups

(Nội bộ các nhóm) 18,413 134 0,137

Total (Tổng) 21,306 143

(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Với độ tin cậy 95%, ta có mức ý nghĩa sig = 0,018 < 0,05, đủ cơ sở đểbác bỏ H0. Vì vậy, có thể khẳng định rằng Có sự khác biệt về nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản trong siêu thị Big C theo giới tính. Điều này đồng nghĩa là giữa hai giới tính nam và nữ có sự đồng ý không như nhau về việc mua và sử dụng hàng hóa nông sản tại siêu thị Big C.

2.3.5.3. Sự đồng ý theo thu nhập

Có nghiên cứu cho rằng, thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu mua và sử dụng hàng nông sản trong siêu thị. Và để biết được điều đó có đúng trong trường hợp này hay không ? Nếu có thì nó ảnh hưởng như thế nào ? Những nhóm khách hàng có thu nhập cao có mức độ đồng ý có giống với những nhóm khách hàng có thu nhập thấp không ? Chúng ta sẽ sử dụng kiểm định ANOVA về mức độ đồng ý theo thu nhập. Cặp giả thuyết được phát biểu như sau:

Đại học Kinh tế Huế

H0: Có sự khác biệt về nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản trong siêu thị Big C theo giới thu nhập.

H1: Không sự khác biệt về nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản trong siêu thị Big C theo thu nhập.

Bảng 2.26: Kiểm định sự khác nhau về nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản giữa các nhóm thu nhập

Sum of Squares (Tổng bình phương

các độ lệch)

df Mean Square (Phương sai) F

Sig.

(Mức ý nghĩa) Between Groups

(Giữa các nhóm) 22,328 9 2,481 4,547 0,000

Within Groups

(Nội bộ các nhóm) 73,110 134 0,546

Total (Tổng) 95,438 143

(Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Với độ tin cậy 95%, ta có mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05, đủ cơ sở để bác bỏ H0. Vì vậy, có thể khẳng định rằng Có sự khác biệt về nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa nông sản trong siêu thị Big C theo thu nhập. Điều này đồng nghĩa các khách hàng có mức thu nhập khác nhau có sự đồng ý không như nhau về việc mua và sử dụng hàng hóa nông sản tại siêu thị Big C, hay nói cách khác mức độ đồng ý của các nhóm khách hàng có mức thu nhập khác nhau gần như đồng nhất.

Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hóa nông sản tại siêu thị big c huế (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)