PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khái quát tình hình nuôi tôm ở Việt Nam
Nghề nuôi tôm xuất hiện ở Việt Nam khoảng 100 năm trước. Số liệu ghi chép được cho thấy vào thập kỉ 70 cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam đều tồn tại hình thức nuôi tôm quảng canh. Chẳng hạn Ling (1973) và Rabanal (1974) cho biết diện tích nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long thời kì này đạt khoảng 70.000 ha. Ở Miền Bắc, trước năm 1975 có 15.000 ha nuôi tôm nướclợ.
Nghề nuôi tôm Việt Nam thực sự phát triển từ sau năm 1987 và nuôi tôm thương phẩm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX (Vũ Đỗ Quỳnh, 1989; Phạm Khánh Ly, 1999). Các yếu tố quan trọng chi phối sự phát triển ngành nuôi tôm thời kì này gồm: việc du nhập và cải tiến thành công công nghệ sản xuất giống tôm nhân tạo, công nghệ nuôi thương phẩm, nhu cầu tôm trên thị trường thế giới tăng cao và Chính phủ thực hiện chính sách đổi mới kinh tế. Đến giữa thập kỷ 90 (1994-1995), phát triển nuôi tôm có phần chững lại do Việt Nam gặp nạn dịch bệnh tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo ước tính của Bộ Thuỷ sản (1996), nạn dịch bệnh tôm ở các tỉnh phía nam năm 94-95 đã ảnh hướng tới 85.000 ha và gây thiệt hại 294 tỉ đồng. Sau năm 1996 bệnh dịch có giảm nhưng vẫn tiếp tục gây thiệt hại cho người nuôi.
Chặng đường phát triển tiếp theo của ngành được đánh dấu vào năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09 cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa năng suất thấp, đất làm muối, đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản. Từ 250.000 ha năm 2000, diện tích nuôi tôm đã tăng lên 478.000 ha năm 2001. Chỉ trong vòng 1 năm,
Đại học Kinh tế Huế
235.000 ha gồm 232.000 ha ruộng lúa, 1.900 ha ruộng muối và 1.200 ha diện tích đất hoang hoá ngập mặn đã được chuyển đổi thành ao nuôi tôm. Tốc độ tăng đã có phần chững lại, nhưng trong các năm 2002 và 2003, diện tích nuôi tôm ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Đến hết năm 2003 cả nước có 530.000 ha diện tích nuôi tôm. Diện tích này bao gồm cả phần nuôi tôm luân canh với trồng lúa. Ngoài ra 26.000 ha trong tổng số 136.000 ha rừng ngập mặn cũng được đưa vào nuôi tôm dưới hình thức tôm rừng kết hợp. Như vậy, hiện nay Việt Nam là nước có diện tích nuôi tôm vào loại lớn nhất trên thế giới.
Phần lớn diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, rải rác dọc các cửa sông, kênh, lạch ven biển miền Trung và ở đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bìnhở miền Bắc.
Trong những năm gần dây, diện tích nuôi tôm ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 1: Diện tích nuôi tôm ở Việt Nam từ năm 2004 - 2010
(ĐVT: Nghìn ha)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số 604,4 533,2 617,7 638,8 636,1 629,9 652,0 Nuôi tôm nước mặn, lợ 598 528,3 612,1 633,4 629,2 623,3 645,0
Nuôi tôm nước ngọt 6,4 4,9 4,6 5,4 6,9 6,6 7,0
(Nguồn:Niên giám thống kê Việt Nam) Nhìn vào bảng ta thấy, diện tích nuôi tôm năm 2005 đã giảm 71,2 nghàn ha so với năm 2004, nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh năm 2004 đã gây ra nhiều thiệt hại nên nhiều người đã chuyển qua nuôi đối tượng khác. Tuy nhiên, sau năm 2005 diện tích nuôi tôm lại tiếp tục tăng, đến năm 2010 diện tích nuôi tôm đã là 652 nghàn ha.
Đại học Kinh tế Huế
Song song với việc mở rộng về diện tích, sản lượng tôm nuôi cũng tăng mạnh từ, Việt Nam trở thành một trong 5 nước có sản lượng tôm nuôi cao nhất trên thế giới. Các loài tôm nuôi chính ở Việt Nam gồm Penaeus monodon, P. merguiensis, P. orientalis, and Metapenaeus ensis, trong đó P. monodon là loài nuôi chủ đạo, đóng góp sản lượng cao nhất.
Bảng 2: Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam
(ĐVT :Tấn)
Khu vực 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Cả nước 281.816 327.194 354.514 384.519 388.359 419.381 450.364 Đồng bằng sông
Hồng
13.023 13.321 14.098 16.054 14.512 14.981 16.422 Bắc Trung Bộ
& Duyên hải miền Trung
33.201 33.311 37.214 43.563 51.216 69.562 71.292
Tây Nguyên 55 64 62 88 61 67 68
Đại học Kinh tế Huế
Đông Nam Bộ 12.772 14.426 15.948 14.896 15.207 15.805 21.030 Đồng bằng sông
Cửu Long 222.643 265.761 286.837 309.531 307.070 318.586 341.117 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam) Nhìn vào bảng số liệu ở trên ta thấy, sản lượng tôm của nước ta tăng liên tục kể từ năm 32004 -2010, trong đó vùng đồng bằng Sông Cửu Long có sản lượng thu hoạch chiếm đa số với 341.117 tấn năm 2010.
Công nghệ nuôi tôm ở Việt Nam trong 20 năm qua cũng đã có những tiến bộ đáng kể. Hệ thống nuôi tôm quảng canh dựa vào con giống tự nhiên của thập kỉ 70 được thay thế bằng nuôi quảng canh cải tiến có bổ sung giống vào cuối thập kỉ 80. Sang thập kỉ 90, phong trào nuôi tôm sú phát triển mạnh, ở Việt Nam đã tồn tại cả 3 hình thức nuôi tôm quảng canh (cải tiến), bán thâm canh và nuôi thâm canh. Tuy nhiên hình thức nuôi tôm chủ yếu vẫn là quảng canh cải tiến.
1.2.2 Khái quát tình hình nuôi tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Toàn tỉnh có 22.000 ha đầm phá nước lợ, 10.000 ha ao hồ sông suối nước ngọt và 125 km bờ biển cùng với nhiều yếu tố tự nhiên khác là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển ngành thủy sản của Tỉnh.
Hằng năm, trung bình tại đầm phá Thừa Thiên Huế khai thác xấp xỉ được khoảng 2.500 đến 3.000 tấn thủy sản cá, tôm, cua các loại. Ngoài ra nhân dân còn khai thác vài trăm tấn rau cau và khoảng 15.000 tấn rong tươi làm phân bón cho các đồng ruộng ven đầm và nguồn thức ăn cho nghề nuôi lồng cá trắm cỏ ở vùng phía bắc đầm phá.
Toàn tỉnh còn có nhiều diện tích mặt nước đầm phá, đất ven phá nhiễm mặn, ruộng trũng, đất cát hoang hóa ven biển có khả năng chuyển sang nuôi trồng thủy sản một cách thuận lợi.
Đại học Kinh tế Huế
Những năm gần đây, nhờ ý thức được tầm quan trọng của ngành thủy sản trong nền kinh tế nên UBND Tỉnh cùng với các Ban ngành chức năng đã đặc biệt quan tâm, chú trọng, chỉ đạo, đầu tư phát triển ngành thủy sản nhằm đem lại những kết quả và hiệu quả cao.
Bảng 3: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của Tỉnh Thừa Thiên Huế
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Tổng diện tíchNTTS (ha) 5381.3 5473.4 5717.5 5754.4
Diện tíchTôm (ha) 3053.1 2733.0 2360 3669.3
Tổng sản lượngthủy sản(tấn) 8335.3 9251.2 9926.0 9892.0
Tổng sản lượngTôm (tấn) 3710.5 4056.0 4268.0 3558.0
Năng suấtthủy sản(tấn/ha) 1.55 1.69 1.736 1.72
Năng suấtTôm (tấn/ha) 1.2 1.48 1.8 0.97
(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế)
1.2.3 Tình hình nuôi tôm tại Huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế
Nghềnuôi tôm của Huyện Phú Vang đã hình thành từ rất lâu và trải qua nhiều gian đoạn phát triển, đến nay nghề nuôi tôm đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của huyện. Toàn huyện có 2153,7 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, hằng năm cung cấp hơn 2.000 tấn các loại thủy sản nước nước mặt, ngọt và lợ. Trong đó tôm vẫn là mặt hàng chiếm tỷlệcao nhất với hơn 800 tấn.
Hiện nayDiện tích đã đưa vào nuôi thả 120,8 ha chuyên tôm, nuôi xen ghép 1.160 ha (nuôi hạ triều 625,9 ha và chắn sáo là 534,2 ha) với 140,13 triệu tôm giống các loại và 1,89 triệu cá giống. Về nuôi cá nước ngọt, diện tích thả nuôi chuyên cá là 840,22 ha, nuôi cá lúa là 193,2 ha và 713 lồng cá với tổng lượng giống đã thả là 19,015 triệu con.
Đại học Kinh tế Huế