Về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú tại huyện phú vang – tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 69)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chượng 2: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2 Kết quả và hiệu quả nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.4 Hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra

2.2.4.1 Về mặt kinh tế

Ở phần trên ta đã tìm hiểu về vốn đầu tư, lao động cũng như các khoản chi phí phát sinh trong quá trình nuôi tôm của các hộ tại huyện Phú Vang –Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đó là cơ sở để xác định kết quả cũng như hiệu quả của hoạt động nuôi tôm ở huyện, qua đó nắm rõ tình hình sản xuất tôm của huyện cũng như nghề nuôi tôm của huyện đã đạt hiệu quả chưa nhằm đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kình tế nuôi tôm, hạn chế những rủi ro xãy ra trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, nó còn giúp ban lãnhđạo huyện có những chính sách cụ thể về diện tích, hình thức nuôi và sản lượng tôm cần đạt đượctheo định hướng phát triển kinh tế của huyện.

Về kết quả sản xuất tôm tại huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế:

Kết quả sản xuất phản ánh qua rất nhiều chỉ tiêu, sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả sản xuất tôm Sú của các hộ điều tra năm 2011:

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ sản lượng thu hoạch được quy ra giá trị, nó được tính bằng công thức:

GO = P*Q Trong đó: GO : Giá trị sản xuất tôm Sú

P : Giá bán tôm Sú (sử dụng giá bán thực tế của từng hộ điều tra) Q : Sản lượng tôm Sú

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 20: Giá trị sản xuất của các hộ điều tra năm 2011

(ĐVT : Triệu đồng/ha) Hình thức nuôi Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung

bình Độ lệch chuẩn

QCCT 80,00 120,00 95,63 10,1511

BTC 137,14 234,00 171,41 21,5313

TC 204,17 414,00 310,66 40,5327

BQC 40,00 374,00 188,13 144,4653

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Nhìn vào bảng trên cho thấy, GTSX bình quân chung của các hộ nuôi tôm Sú khá cao khoảng 188,13 triệu đồng/ha nhưng có sự khác biệt rất lớn giữa các hộ với độ lệch chuẩn là 144,4653, hộ có giá trị sản xuất cao nhất là 374 triệu đồng/ha, trong khi đó hộ có GTSX nhỏ nhất chỉ được 40 triệu đồng/ha, nguyên nhân của sự khác biệt đó là do sự khác biệt về các hình thức nuôi. Đối với nuôi TC,GTSX bình quân trên mỗi ha nuôi tôm Sú rất cao với 310,66 triệu đồng và có sự khác biệt rất lớn giữa các hộ thể hiện qua độ lệch chuẩn 40,5327, hộ có GTSX lớn nhất đạt 414 nhưng hộ có GTSX thấp nhất chỉ đạt 204,17 tiệu đồng/ha. Nuôi BTC có GTSX là 171,41 triệu đồng/ha, hộ có GTSX lớn nhất là 234 triệu đồng/ha và hộ có GTSX thấp nhất là 137,14 triệu đồng/ha, thấp nhất là nuôi QCCT cú GTSX bỡnh quõn chỉ được 95,63 triệu đồng/ha, chưa bằng ẵ so với nuụi TC.

Như vậy, trong ba hình thức nuôi thì nuôi TC là hình thức tạo ra GTSX cao nhất, nghĩa là nó có hiệu suất sử dụng diện tích mặt nước cao nhất, tiếp theo là nuôi BTC và cuối cùng là QCCT.

- Giá trị gia tăng VA:là giá trị tăng thêm của sản lượng tôm thu hoạch được.

VA = GO – IC Trong đó:VA : Giá trị gia tăng

GO : Giá trị sản xuất

IC : Tổng chi phí trung gian

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 21 : Giá trị gia tăng của các hộ điều tra năm 2011

(ĐVT : Triệu đồng/ha) Hình thức nuôi Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung

bình

Độ lệch chuẩn

QCCT 28,93 74,11 45,40 11,1230

BTC 52,13 160,90 92,18 23,8092

TC 62,58 259,00 169,89 40,5514

BQC 28,93 259,00 99,90 55,0339

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Nhìn ở bảng số liệu trên thấy được, với GTSX đã phân tích ở trên thì GTGT thu được trên mỗi ha nuôi tôm Sú của các hộ là 99,9 triệu đồng và có độ phân tán lớn giữa các hộ, hộ có GTGT cao nhất đạt 259 triệu đồng/ha, đây là một con số khá lớn so với hộ có GTGT thấp nhất chỉ với 28,93 triệu đồng/ha, vậy với cách sử dụng các nguồn lực khác nhau và nuôi theo các hình thức khác nhau làm cho GTGT trên mỗi ha nuôi tôm cũng khác nhau, nó được thể hiện rất rõ qua độ lệch chuẩn với giá trị 55,0339. Trong ba hình thức nuôi thì nuôi TC là tạo ra nhiều GTGT nhất với 169,89 triệu đồng/ha, tiếp theo là nuôi BTC với 92,18 triệu đồng/ha và cuối cùng là nuôi QCCT với 45,4 triệu đồng/ha, cả 3 hình thức nuôi đều có độ lệch chuẩn rất cao, điều này cho thấy trình độ sản xuất của các hộ không đồng đều, có nhiều hộ vẫn chưa sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình trong sản xuất hoặc có nhiều hộ phải chịu rủi ro từ sự tác động xấu của điều kiện tự nhiên và dịch bệnh.

- Thu nhập hỗn hợp MI: là phần giá trị mà các hộ thu được sau khi trừ đi tất cả các khoảng chi phí.

MI = GO – TC Trong đó: GO: Giá trị sản xuất

MI: Thu nhập hỗn hợp TC: Tổng chi phí sản xuất

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 22 : Thu nhập hỗn hợp của các hộ điều tra năm 2011

(ĐVT : Triệu đồng/ha) Hình thức nuôi Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung

bình

Độ lệch chuẩn

QCCT 11,01 55,60 27,60 11,2028

BTC 27,45 137,15 67,55 24,2576

TC 29,52 230,31 136,12 41,0201

BQC 11,01 230,31 74,84 49,5367

(Nguồn : Số liệu điều tra năm 2012) Qua kết quả điều tra cho thấy, thu nhập hỗn hợp từ hoạt động nuôi tôm Sú của các hộ tại huyện Phú Vang cũng khá cao khoảng 74,84 triệu đồng/ha, trong đó nuôi TC tạo ra thu nhập nhiều nhất với 136,12 triệu đồng/ha, tuy nhiên lại có sự khác nhau lớn giữa các hộ, cùng một hình thức nuôi như nhau mà có hộ thu được 230,31 triệu đồng/ha, nhưng có hộ chỉ thu được 29,52 triệu đồng/ha, hai hình thức nuôi còn lại tạo ra thu nhập thấp hơn, nuôi BTC với 67,55 triệu đồng/ha và nuôi QCCT chỉ có 27,6 triệu đồng/ha. Qua đó ta thấy, thu nhập bình quân của các hộ trong việc nuôi tôm cũng khá cao, với 3 hình thức nuôi thì nuôi TC không những tạo ra GTSX và GTGT cao nhất mà còn tạo ra thu nhập cao nhất, tuy nhiên đó cũng là hình thức có mức vốn đầu tư rất cao, nhiều rủi ro nên nhiều hộ vẫn chưa đủ khả năng đầu tư và còn e ngại vớirủi ro.

Để đánh giá một cách tổng quát kết quả sản xuất của các hộ theo từng hình thức nuôi, tôi đã tiến hành so sánh các chỉ tiêu kết quả theo từng hình thức nuôi như sau (bảng 23): Đại học Kinh tế Huế

Bảng 23: Tổng hợp các chỉ tiêu về kết quả nuôi tôm Sú của huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT BQC

Hình thức nuôi So sánh

QCCT BTC TC BTC/QCCT TC/QCCT TC/BTC

Năng Suất Tấn/ha 1,14 0,57 1,04 1,87 0,47 1,30 0,83

Giá trị sản xuất GO Trđ/ha 188,13 95,63 171,41 310,66 75,78 215,02 139,24

CP trung gian IC Trđ/ha 88,23 50,23 79,23 140,76 29,00 90,53 61,53

Tổng chi phí TC

(IC+CPLĐ+KHTSCĐ+CPLV) Trđ/ha 113,29 68,03 103,86 174,53 35,83 106,50 70,67

Giá trị gia tăng VA(GO–IC) Trđ/ha 99,90 45,40 92,18 169,89 46,78 124,49 77,72 Thu nhậphỗn hợp MI(GO - TC) Trđ/ha 74,84 27,60 67,55 136,12 39,94 108,52 68,57

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012)

Đại học Kinh tế Huế

Qua kết quả điều tra cho thấy, kết quả nuôi tôm của huyện có sự chênh lệch lớn giữa các hình thức nuôi. Năng suất bình quân đạt 1,14 tấn/ha, trong đó nuôi TC đạt 1,87 tấn trên/ha, nuôi BTC đạt 1,04 tấn/ha, ít hơn so với nuôi TC 0,83 tấn, nuôi QCCT có năng suất thấp nhất, chỉ đạt 0,57 tấn/ha, thấp hơn so với nuôi TC 1,3 tấn và thấp hơn so với nuôi BTC 0,47 tấn. Giá trị sản suất bình quân của các hộ tương đối cao đạt 188,13 triệu đồng/ha, đây là một con số đáng ghi nhận, điều này phụ thuộc rất nhiều vào giá tôm trên thị trường. Tuy giá trị sản xuất bình quân rất cao nhưng lại có sự khác biệt rất lớn giữa các hình thức nuôi, nuôi TC đạt mức giá trị sản xuất là 310,66 triệu đồng/ha, cao hơn nuôi QCCT đến 215,02 triệu đồng và cao hơn nuôi BTC 139,24 triệu đồng. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước của nuôi TC là có hiệu quả nhất, tạo ra nhiều giá trị sản xuất nhất.

Tuy nuôi TC cho kết quả sản xuất cao nhất nhưng cũng là hình thức có mức đầu tư và chi phí cao nhất, vì vậy ta không thể dựa vào đó để cho rằng nuôi TC có hiệu quả cao nhất mà cần phải đánh giá thông qua các chỉ số kinh tế.

Nhìn vào bảng số liệutrên ta thấy:

Giá trị gia tăng (VA) bình quân chung cho một ha nuôi tôm của các hộ đạt99,90 triệu đồng, trong đó nuôi TC vẫn đạt ở mức cao nhất 169,89 triệu đồng/ha, sau đó là nuôi BTC đạt 92,18 triệu đồng/ha, ít hơn 77,72 triệu đồng/ha so với nuôi TC nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so vớinuôi QCCT, nuôi QCCT chỉ đạt 45,40 triệu đồng/ha, thấp hơn so với nuôi TC đến 124,49 triệu đồng/ha và thấp hơn nuôi BTC 46,78 triệu đồng/ha. Như vậy, nuôi tôm TC là hình thức cho kết quả sản xuất cao nhất, từ chỉ tiêu này có thể thấy hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước của nuôi tôm TC là cao nhất, với cùng một đơn vị diện tích nuôi trồng nhưng lại tạo ra lượng giá trị gia tăng cao hơn so với nuôi BTC và QCTT.Do đó, để sử dụng diện tích nuôi tôm có hiệu quả nhất, các hộ nên đầu tư TC nếu có điều kiện phù hợp về điềukiện tự nhiên cũng như nguồn lực.

Tương tự đối với thu nhập hỗn hợp (MI), bình quân mỗi ha nuôi tôm thu được 74,84 triệu đồng, trong đó nuôi TC 136,12 triệu đồng/ha, nuôi BTC là 67,55, còn nuôi

Đại học Kinh tế Huế

gia tăng đánh giá sức sản xuất của diện tích mặt nước và các loại chi phí trung gian, nhưng mục đích cuối cùng của hoạt động nuôi tôm của người dân vẫn là thu nhập, trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu nhập hay lợi nhuận đều là mục tiêu để hoạt động, chính vì vậy việc tìm hiểu thu nhập của các hộ nuôi dân cũng rất quan trọng, nó quyết định đến việc lựa chọn chủng loại thủy sản để nuôi trồng, thu nhập cao sẽ khuyến khích họ nuôi tôm nhiều hơn.

Nhìn chung nuôi tôm là một nghề không ổn định và phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Theo số liệu trên cho thấy hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra đã thu được lãi, trừ những hộ đầu năm bị mất trắng phải tốn chi phí đầu tư lại do sự ảnh hưởng xấu của thời tiết và dịch bệnh.

Đại học Kinh tế Huế

Về kết quả nuôi tôm:

Bảng 24 : Các chỉ tiêu về kết quả nuôi tôm Sú của huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT

BQC

Hình thức nuôi So sánh

QCCT BTC TC BTC/QCCT TC/QCCT TC/BTC

GO/IC Lần 2,13 1,90 2,16 2,21 0,26 0,30 0,04

M/TC Lần 0,66 0,41 0,65 0,78 0,24 0,37 0,13

VA/IC Lần 1,13 0,90 1,16 1,21 0,26 0,30 0,04

VA/GO Lần 0,53 0,47 0,54 0,55 0,06 0,07 0,01

(Nguồn : Số liệu điều tra năm 2012)

Đại học Kinh tế Huế

Việc xác định hiệu quả nuôi tôm của các hộ là rất cần thiết, thông qua đó ta có thể biết được hoạt động nuôi tôm của các hộ đã đạt hiệu quả hay chưa nhằm có những chính sách sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ta xét một số chỉ tiêu kinh tế sau:

- GO/IC: nhìn vào bảng số liệu ta thấy bình quân chung cho cả ba hình thức nuôi có tỷ GO/IC là 2,13 , điều này có nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được 2,13đồng giá trị sản xuất, trong đó với một đồng chi phí bỏ ra thì nuôi TC 2,21đồng giá trị sản xuất, nhiều hơn nuôi BTC 0,04 đồng và hơn nuôi QCCT 0,3 đồng. Tương tự, tỷlệ VA/IC bình quân chung bằng 1,13 cho biết cứ mỗi đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 1,13 đồng giá trị gia tăng, tỷ lệ này có sự khác biệt giữa 3 hình thức, cao nhất là nuôi TC, sau đó là BTC và QCCT. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của các hộ để nuôi TC là có hiệu quả nhất, tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất.

- Để đánh thêm hiệu quả sử dụng vốn bao gồm cả chi phí trung gian và chi phí tự có, ta xét mức thu nhập thu được trên một đồng tổng chi phí (M/TC). Nhìn vào bảng số liệu ở trên có thể thấy rằng trong nuôi TC một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì giá trị gia tăng tạo ra nhiều hơn 0,3 đồng so với nuôi QCCT và hơn 0,04 đồng so với nuôi BTC, nhưng một đồng tổng chi phí bỏ ra tạo ra lại tạo rathu nhập nhiều hơn nuôi QCCT 0,37 đồng và hơn nuôi BTC 0,13 đồng. Điều đó cho thấy việc sử dụng lao động và vốn đầu tư của các hộ nuôi TC có hiệu quả cao nhất trong ba hình thức nuôi vì chi sản xuất bằng tiền có sự tham gia của lao động, các máy móc thiết bị và vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tu bổ ao…

- Về tỷ lệ VA/GO cho tabiết, trong một đồng giá trị sản lượng thì có bao nhiêuđồng giá trị gia tăng, ở bảng trên bình quân mỗi đồng giá trị sản xuấtchứa 0,53 đồng giá trị gia tăng, còn lại là phần chi phí trung gian.So với sức sản xuất sinh học của tôm thì tỷ lệ này chưa cao, nó phản ánh trìnhđộ sản xuất của các hộ còn thấp, chưa phát huy tối đa sức sản xuất của các nguồn lực trong hoạt động nuôi tôm.

Với kết quả phân tích trên cho biết thực trạng phát triển nghề nuôi tôm tại Huyện Phú Vang–Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều hạn chế, hình thứcnuôi TC tuy cho hiệu

Đại học Kinh tế Huế

không phải hộ nào cũng có khả năng đáp ứng, ngoài ra do công tác phòng trừ dịch bệnh chưa được chú trọng nhiều, làm cho dịch bệnh lây lan nhanh gây ra nhiều thiệt hại. Mặt khác, do hoạt động nuôi tôm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, rủi ro cao nên làm cho người dân e ngại đầu tư vào nuôi TC với chi phí cao, thêm vào đó thì việc lựa chọn hình thức nuôi còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của người nuôi tôm, có thể là do thói quen. Vì vậy, chính quyền địa phương các cấp cần cung cấp những kiến thức cần thiết về tầm quan trọng của công tác phòng trừ dịch bệnh và có các chính sách hổ trợ vốn cho những hộ nuôi tôm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú tại huyện phú vang – tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)