PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chượng 2: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2 Kết quả và hiệu quả nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.3 Chi phí đầu tư nuôi tôm
2.2.3.1 Chi phí trung gian
- Chi phí giống: Giống là một yếu tố quan trọng nuôi trồng thủy sản nói chung và trong nuôi tôm nói riêng, giống quyết định đến năng suất cũng như chất lượng tôm, nếu giống tôm tốt, chống chịu được tốt với ngoại cảnh thì sẽ cho năng suất tôm cao hơn và chống chiệu dịch bệnh tốt hơn, vì vây việc lựa chọn tôm giống và mật độ nuôi là một khâu rất quan trọng. Chi phí đầu tư cho tôm giống của huyện được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 11 : Chi phí giống của các hộ điều tra theo các hình thức năm 2011 Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Hình thức nuôi
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Bình
quân Độ lệch chuẩn
Mật độ thả giông
Vạn con/ha
QCCT 5,5 9 7,43 0,8915
BTC 11 17,5 14,14 2,1131
TC 18 30 24,78 3,4778
BQC 5,5 30 15,45 6,7235
Chi phí Triệu QCCT 3 5 3,93 0,5473
Đại học Kinh tế Huế
Giống đồng/ha BTC 4,4 7,8 6,31 0,7654
TC 14,4 22 17,23 1,5608
BQC 3 22 9,16 7,6469
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Nhìn vào bảng trên ta thấy, mật độ thả giốngbình quân chung cho mỗi ha nuôi tôm khoảng 15,45 vạn con, trong đó có sự khác biệt tương đối lớn giữa các hộ được thể hiện qua độ lệch chuẩn là 6,723. Điều đó cho thấy, nếu không xét riêng cho một hình thức nuôi nào thì mật độ thả giống của các hộ nuôi tôm có sự biến động rất lớn, hộ có mật độ thả cao nhất là 30 vạn con/havà hộ có mật độ thả giống thấp nhất là 5,5 vạn con/ha. . Nếu xét riêng cho từng hình thức nuôi thì nuôi TC là hình thức có mật độ thả giống trung bình cao nhất với 24,78 vạn con/ha,trong đó hộ có mật độ thả giống cao nhất là 30 vạn con/ha và hộ có mật độ thả giống thấp nhất là 18 vạn con/ha, như vậy hộ có mật độ cao nhất chỉ mới đáp ứng tương đối mật độ thả giống về mặt kỹ thuật, nghĩa là còn nhiều hộ vẫn chưa khai thác tối đa sức sản xuất của diện tích mặt nước, nguyên nhân có thể do các hộ sản xuất xây dựng ao chưa đáp ứng yêu cầu, đầu tư máy móc, phượng tiện dụng cụ chưa đầy đủ hoặc vẫn còn e ngại với rủi ro do nuôi TC có lượng vốn đầu tư tương đối lớn. Nhìn vào độ lệch chuẩn về mật độ thả giống của nuôi TC ta thấy mật độ thả giống của các hộ có sự khác nhau tương đối lớn và biến thiên so với giá trị trung bình là 3,4778 vạn con . Với hình thức nuôi BTC thì mật độ thả bình quân thấp hơn so với nuôi TC với14,14 vạn con/ha và có độ lệch chuẩn giữa các hộ là 2,1131, trong đó hộ có mật độ thả cao nhất là 17,5 vạn con/ha và thấp nhất là 11 vạn con/ha. Cuối cùng là nuôi QCCT có mật độ rất thấp là 7,43 vạn con/ havà có sự đồng đều giữa các hộ nuôi so với các hình thức nuôi trên thể hiện qua độ lệch chuẩn về mật độ thả giống của nuôi QCCT là 0,9815. Sở dĩ có sự khác biệt lớn giữa các hình thức nuôi như vậy là do sự khác nhau về ao nuôi, vốn đầu tư và yêu cầu kỹ thuậtcho từng hình thức nuôi, vì vậy năng suất thu hoạch của các hình thức nuôi cũng cso sự khác biệt.
Đại học Kinh tế Huế
Nhìn chung, so với mật độ thả giống theo kỹ thuật của các hình thức nuôi thì mật độ con giống thả của các hộ vẫn còn thấp, điều đó cho thấy việc đầu tư xây dựng ao hồ chưa đạt tiêu chuẩn, các máy móc thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ và do sự thiếu hiểu biết đã dẫn đến việc chăm sóc tôm không đúng cách, gâyra nhiều rủi ro, không khai thác tối đa sức sản xuất của diện tích mặt nước nuôi tôm. Vì vậy, ban lãnhđạo huyện nên có những chính sách cụ thể để khắc phục những hạn chế, phát huy tối đa sức sản xuất của các nguồn lực trong hoạt động nuôi tôm.
Mật độ thả giống khác nhau dẫn tới chi phí giống cũng khác nhau, bình quân chung cho môi ha nuôi tôm thì chi phí giống khoảng 9,16 triệu đồng, trong đó nuôi TC có chi phí cao nhất với 17,23 triệu đồng/ha và không đồng đều giữa các hộ, hộ có chi phí giống cao nhất là 22 triệu đồng/ha, trong khi đó hộ có chi phí thấp nhất chỉ khoảng 14,4 triệu đồng, sự biến động về chi phí giống giữa các hộ được thể hiện qua độ lệch chuẩn với giá trị 1,5608. Tiếp theo là nuôi BTC với chi phí giống bình quân là 6,31 triệu đồng/ha, hộ có chi phí cao nhất là 7,8 triệu đồng/ha và hộ có chi phí giống thấp nhất là 4,4 triệu đồng/ha, như vậy nuôi BTC cũng có sự khác biệt lớn về chi phí giống giữa các hộ nuôi tôm và được thể hiện qua độ lệch chuẩn là 0,7654. Cuối cùng là nuôi QCCT với mức chi phí giống thấp nhất là 3,93 triệu đồng/ha và độ lệch chuẩn giữa các hộ tương đối thấp là 0,5473, trong đó hộ có chi phí cao nhất là 5 triệu đồng/ha và hộ có chi phí thấp nhất là 3 triệu đồng/ha.
Qua đó ta thấy, mật độ thả giống cũng như chi phí giống có sự khác nhau giữa các hình thức nuôi và giữa các hộ, trong đó nuôi TC là cao nhất, sau đó là BTC và QCCT, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và giá trị gia tăng của các hộ, các hình thức nuôi.
- Chi phí thức ăn: thức ăn cũng đóng một vai trò rất quan trọng sau giống và môi trường ao nuôi đến hiệu quả nuôi tôm. Tùy vào mỗi hình thức nuôi mà có mức đầu tư chi phí thức ăn khác nhau, cụ thể ở bảng sau:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 12 : Chi phí thức ăn của các hộ điều tra theo hình thức nuôi năm 2011
(ĐVT : Triệu đồng/ha) Hình thức
nuôi Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn QCCT
Thức ăn tươi 6,00 11,25 8,99 1,2573
Thức ănCN 24,00 38,33 29,85 3,4429
BTC
Thức ăn tươi 8,00 13,00 10,35 1,3095
Thức ănCN 41,67 66,00 53,35 6,4695
TC
Thức ăn tươi 6,00 11,25 7,83 1,3434
Thức ănCN 65,00 144,00 105,00 13,4810
BQC
Thức ăn tươi 6,00 13,00 9,06 4,3480
Thức ănCN 33,33 144,00 61,21 46,8062
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Thức ăn thường là chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất, nó được sử dụng trong toàn bộ quá trình nuôi tôm, là yếu tố tối cần thiết đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tôm. Vì vậy, cần phải có kế hoạch cụ thể về việc mua thức ăn phục vụ cho nuôi tôm, tránh gây dư thừa, đảm bảo đủ hàm lượng dinh dưỡng cho tôm phát triển một cách tốt nhất, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm. Do đó, tìm hiểu về chi phí và thành phần thức ăn của các hộ trong nuôi tôm là một việc rất quan trong, giúp ta nắm rõ lượng chi phí đáp ứng cho hoạt động nuôi tôm, thức ăn có ảnh hưởng đến năng
Đại học Kinh tế Huế
suất thu hoạch như thể nào để từ đó có kế hoạch về chi phí thức ăn cho chu kỳ sản xuất sau một cách hợp lý, có hiệu quả nhất.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, lượng thức ăn công nghiệp bình quân chung cho mỗi ha nuôi tôm là 61,21 triệu đồng, còn thức ăn tươi chỉ khoảng9,06 triệu đồng. Nếu không xét riêng cho từng hình thức nuôi thì chi phí thức ăn có độ phân tán lớn giữa các hộ nuôi tôm với độ lệch chuẩn rất cao 49,4495 và chủ yếu khác nhau về chi phí thức ăn công nghiệp, hộ có chi phí thức ăn công nghiệp lớn nhất là144 triệu đồng/ha và hộ thấp nhất là 33,33 triệu đồng. Như vậy, tùy vào hình thức nuôi mà chi phí cho thức ăn là khác nhau, sự khác biệt lớn về chi phí thức ăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí trung gian của các hộ, từ đó sẽ tạo ra các kết quả sản xuất khác nhau.
Xét riêng cho từng hình thức nuôi thì nuôi TC là hình thức có lượng chi phí thức ăn công nghiệp lớn nhất với 105 triệu đồng/ha, nhìn vào độ lệch chuẩn của thức ăn ở hình thức nuôi TC ta thấy, chi phí cho thức ăn tươi tương đối đồng đều giữa các hộ, còn chi phí cho thức ăn công nghiệp thì lại có sự phân tán rất lớn với độ lệch chuẩn là 13,48, hộ có chi phí thức ăn công nghiệp lớn nhất là 144 triệu đồng/ha, còn hộ có chi phí nhỏ nhất chỉ khoảng 65 triệu đồng/ha, ta thấy với cùng một diện tích, cùng một hình thức nuôi nhưng lượng chi phí thức ăn công nghiệp của hộlớn nhất lớn hơn rất nhiều so vớihộnhỏ nhất, một vấn đề đặt ra là việc sử dụng thức ăn công nghiệp cho nuôi tôm của các hộ đã hợp lý hay chưa? Chi phí cho thức ăn là một khoảng chi phí rất lớn, nếu không sử dụng hợp lý thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi tôm. Vì vậy, ban lãnh đạo địa phương cần có những đợt tập huấn hướng dẫn cho các hộ nuôi tôm nắm rõ kỹ thuật nuôi tôm, đặc biệt là lượng thức ăn cần thiết cho tôm là bao nhiêu, tránh cho ăn thừa thãi, lãng phí nhưng cũng không nên thiếu hụt nhằm đảm bảo cho tôm phát triển một cách tốt nhất.
qua đó có thể thấy được mức đầu tư của mỗi hộ cho thức ăn có sự chênh lệch rất lớn, Trong 3 hình thức thì hình thức nuôi TC có mức đầu tư cho thức ăn lớn nhất là 112,83 triệu đồng/ha, nuôi BTC là 63,7 triệu đồng/ha và nuôi QCCT là 38,84 triệu đồng/ha.
Đại học Kinh tế Huế
Đối với nuôi BTC thì mức chi phí cho thức ăn công nghiệp thấp hơn nhiều so với nuôi TC và có giá trị là 53,35 triệu đồng/ha và cũng có sự khác biệt nhiều giữa các hộ thể hiện qua độ lệch chuẩn6,4695, điều này cho thấy tuy cùng nuôi theo một hình thức nhưng mỗi hộ lại có chi phí cho thức ăn công nghiệp khác nhau, hộ có chi phí cao nhất là 66,67 triệu đồng/ha và hộ có chi phí thấp nhất là 41,67 triệu đồng/ha nghĩa là vẫn còn nhiều hộ chưa nắm rõ kỹ thuật nuôi tôm. So với hai hình thức đã phân tíchở trên thì nuôi QCCT có chi phí cho thức ăn công nghiệp tương đối thấp chỉ khoảng 29,85 triệu đồng/ha nhưng lại ít có sự phân tán giữa các hộ nuôi với độ lêch chuẩn là 3,4429, hộ có chi phí cho thức ăn công nghiệp lớn nhất là 38,33 triệu đồng/ha và thấp nhất là 24 triệu đồng/ha.
Về thức ăn tươi thì không có sự khác biệt lớn giữa các hình thức nuôi nhưng lại chiếm tỷ lệ khắc nhau trong tổng chi phí thức ăn, hình thức QCCT có chi phí thức ăn tươi là 8,99 triệu đồng/ha, như đã nói ở trên thì điều này sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.Với hình thức nuôi BTC thì chi phí thức ăn tươi sử dụng nhiều hơnvới giá trị10,35 triệu đồng/havà hình thức nuôi TC sử dụng ít thức ăn tươi nhất với 7,83 triệu đồng/ha.
Như vậy, chi phí cho thức ăn là một khoảng chi phí tương đối lớn trong các loại chi phí trung gian và mỗi hình thức nuôi loại chi phí này lại có sự chênh lệch rất lớn, đây là một hạn chế lớn cho việc lựa chọn hình thức nuôi của các hộ, những hộ ít vốn thường lựa chọn nuôi QCCT và nuôi BTC còn những hộ nhiều vốn thì lại có thể lựa chọn cho mình hình thức nuôi phù hợp nhất.
- Chi phí xử lý ao hồ và phòng trừ dịch bệnh: trong nuôi tôm thì việc xãy ra dịch bệnh gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm, nó có thể làm cho tôm chết hàng loạt và lây lan rất nhanh. Chính vì vậy việc xử lý ao hồ và phòng trừ dịch bệnh đóng vai trò rất lớn trong việc phòng trừ dịch bệnh và giảm thiểu rủi ro. Các bảng sau sẽcho ta thấy mức độ đầu tư của người dân tại huyện Phú Vang cho việc xử lý ao hồ và phòng trừ dịch bệnh.
Bảng 13: Chi phí xử lý ao hồ của các hộ điều tra năm 2011
(ĐVT :Triệu đồng/ha)
Đại học Kinh tế Huế
Hình thức
nuôi Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung
bình Độ lệch chuẩn
QCCT 4,167 8,000 5,890 0,8324
BTC 4,000 8,750 6,890 1,1109
TC 5,714 10,000 7,880 1,1078
BQC 4,000 10,000 6,840 3,4580
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, bình quân mỗi ha thì chi chí cho xử lý ao hồ tương đối thấp chỉ khoảng 6,84 triệu đồng/ha và có sự khác biệt lớn giữa các hộ thể hiện qua độ lệch chuẩn là 3,4580, điều đó cho thấy các hộ nuôi tôm có ý thức khác nhau về việc xử lý ao nuôi, hộ có chi phí xử lý ao hồ cao nhất là 10 triệu, trong khi đó hộ có chi phí thấp nhất chỉ có 4 triệu đồng, vì vậy mà vẫn có nhiều ao nuôi vẫn chưa đảm bảo được vệ sinh cho nuôi tôm, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của tôm. Nhìn chung, chi phí cho xử lý ao hồ giữa các hình thức nuôi không có sự chênh lệch lớn, nuôi TC có chi phí xử lý ao hồ khoảng 7,88 triệu đồng/ha, hộ có chi phí lớn nhất là 10 triệu đồng/ha và hộ có chi phí thấp nhất là 5,714 triệu đồng/ha, với độ lệch chuẩn bằng 1,1078 cho thấy các hộ nuôi TC tuy có sự chênh lệch về chi phí xử lý ao hồ nhưng không quá lớn. Nuôi BTC có chi phí xử lý ao hồ bình quân là 6,89 triệu đồng/ha, với hộ có chi phí lớn nhất 8,75 triệu đồng/ha và hộ có chi phí nhỏ nhất là 4 triệu đồng/ha, so với nuôi TC thì vẫn thấp hơn nhưng không đáng kể,ở hình thức nuôi BTC thìđộ phân tán của chi phí xử lý ao hồ cũng tương đối thấp với độ lệch chuẩn là 1,1109. Cuối cùng là nuôi QCCT với mức chi phí xử lý ao hồ thấp nhất khoảng 5,89 triệu đồng/ha, hộ có chi phí cao nhất là 8 triệu đồng, hộ có chi phí nhỏ nhất là 4,167 triệu đồng/ha. Như vậy trong ba hình thức nuôi thì nuôi TC có chi phí xử lý ao hồ là lớn nhất nhưng chênh lệch giữa các hình thức không lớn, từ đó có thể thấy được hình thức nuôi không ảnh hưởng quá nhiều đến chi phí xử lý ao hồ.
Bảng 14 : Chi phí phòng trừ dịch bệnh của các hộ điều tra năm 2011
Đại học Kinh tế Huế
(ĐVT :Triệu đồng/ha) Hình thức
nuôi Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung
bình Độ lệch chuẩn
QCCT 0,571 1,333 0,880 0,1982
BTC 0,625 2,000 1,160 0,2968
TC 1,125 2,167 1,530 0,2996
BQC 0,571 2,167 1,180 0,7133
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Nhìn vào bảng trên ta thấy, các hộ nông dân chưa chú trọng nhiều đến việc phòng trừ dịch bệnh cho tôm, bình quân chung mỗi ha nuôi tôm chi phí phòng trừ dịch bệnh chỉ có 1,18 triệu đồng, có hộ chi phí phòng bệnh chỉ đạt 0,571 triệu đồng/ha nhưng cũng có hộ lại có chi phí phòng trừ dịch bệnh là 2,167 triệu đồng/ha, nguyên nhân có thể là do mỗi hộ có ý thức khác nhau về tầm quan trọng của công tác phòng trừ dịch bệnh trong sự tác động của hình thức nuôi vì nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy được mỗi hình thức nuôi có chi phí phòng dịch bệnh rất khác nhau, với những hộ nuôi TC thì chi phí phòng trừ dịch bệnh là 1,538 triệu đồng/ha, hộ có chi phí cao nhất là 2,167 triệu đồng/ha, hộ có chi phí thấp nhất là 1,125 triệu đồng/ha và tương đối đồng đều giữa các hộ với độ lệch chuẩn là 0,2999, còn nuôi BTC thì phòng trừ dịch bệnh thấp hơn nuôi TC chỉ đạt khoảng 1,1690 triệu đồng/ha, hộ có chi phí thấp nhất chỉ được 0,625 triệu đồng/ha, cuối cùng là nuôi QCCT có chi phí phòng trừ dịch bệnh thấp nhất chỉ bằng một nữa so với hình thức nuôi TC và có giá trị là 0,88 triệu đồng/ha, với hộ có chi phí cao nhất chỉ đạt 1,333 triệu đồng/ha, hộ có chi phí thấp nhất cũng chỉ được0,571 triệu đồng/ha và chi phí phòng trừ dịch bệnh của các hộ nuôi QCCT tương đối đồng đều với độ lệch chuẩn là 0,1982. Qua đó ta thấy, những hộ nuôi tôm theo hình thức QCCT vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc phòng trừ dịch bệnh, tuy nuôi BTC và TC đã chú trọng hơn nhưng vẫn chưa nhiều. Điều này có thể giải thích tại sao dịch bệnh lại thường xuyên xãy ra và gây thiệt hại rất lớn, do người dân chưaý thức được những rủi ro dịch bệnh có thể xãy ra nên họ không chú trọng
Đại học Kinh tế Huế
vào việc xử lý ao hồ và phòng trừ dịch bệnh, tuy nhiên việc sử dụng các loại hóa chất không đúng cách cũng có thể sẽ gây hại đến nguồn nước, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả nuôi tôm. Vì vậy, cần phải quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng các hóa chất trong công tác phòng trừ dịch bệnh, sử dụng đầy đủ và đúng kỹ thuật, nâng cao hiểu biết về tác hại của những loại dịch bệnh, từ đó có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Ở phần trên ta đã tìm hiểu từng loại chi phí trung gian trong hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra, các chi phí trung gian là những nhân tố quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ. Sau đây là bảng tổng hợp các loại chi phí trung gian của các hộ điều tra.
Đại học Kinh tế Huế