Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú tại huyện phú vang – tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 37)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chượng 2: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển, nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, toàn Huyện có một thị trấn (Thuận An) và 19 xã với tổng diện tích tư nhiên là

Đại học Kinh tế Huế

280,32 km2. Với dân số 177.210 người chiếm 15,4% dân số toàn tỉnh. Có vị trí địa lý như sau :

+ Phía Bắc giáp Biển Đông.

+ Phía Nam giáp huyện Hương Thuỷ và Thành Phố Huế.

+ Phía Đông giáp huyện Phú Lộc.

+ Phía Tây giáp huyện Hương Trà.

Ranh giới Huyện được bao bọc bởi Biển Đông, sông Hương, sông Như Ý, sông Lợi Nông và đầm Cầu Hai. Ngoài ra còn nằmtrên trục đường giao thông quan trọng của vùng và của tỉnh như: Quốc lộ 49A,B.Tỉnh lộ 10 A,B,C,D…, có phá Tam Giang, có cảng biển và bờ biển dài trên 40 km nên rất thuận lợi phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản, hoà nhập với sự phát triển kinh tế của vùng và của tỉnh. Tuy nhiên là huyện tiếp giáp trực tiếp với biển Đông, ven phá và vùng trũng nên hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ, ngập úng, nhiểm mặn và sạt lỡ bờ sông, bờ biển.

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Huyện Phú Vang có dạng địa hình khá bằng phẳng, với độ dốc < 1% và cao trình biến thiên từ -1.5 m đến 2.5m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0.8m đến 1.5m. Nhìn chung địa hình toàn huyện thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam nhưng không lớn, tuy nhiên có những khu vực địa hình trũng hay gò cao hơn địa hình chung, có thể chia làm 3 vùng chính như sau:

* Vùng cồn cát ven biển: Đây là khu vực có địa hình cao nhất, được hình thành do các cồn cát ven biển khá nổi bật so với các khu vực xung quanh, vùng đất này có dạng địa hình sống trâu được giới hạn bởi địa hình phía Đông là Biển Đông và phía Tây là phá Tam Giang nên rất thuận lợi cho phát triển Lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và bố trí đất thổ cư.

* Vùng đồng bằng: Được hình thành bởi vùng đồng bằng ven sông và đầm phá nên khá bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Đại học Kinh tế Huế

* Vùng đầm phá: Chủ yếu là phá Tam Giang được hình thành bởi đầm Thuỷ Tú và đầm Sam chuồn nên thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản.

Từ vị trí địa lý và đặc điểm địa hình trên nên Phú Vang được đánh giá là một trong những huyện khá thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do tài nguyên phong phú, có biển và đồng bằng thích hợp để phát triễn kinh tế toàn diện và tổng hợp.

2.1.1.3 Khí hậu - thủy văn:

* Khí hậu: Đặc điểm khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phú Vang nói riêng chịu sự chi phối chung của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng khí hậu đại dương.

+Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân năm đạt 25,40C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đạt 39,8

0C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối đạt 10,20C.

+Bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm đạt 977mm, lượng bốc hơi nhiều nhất là tháng 5,6,7,8 (tháng 7 là 138 mm) tháng ít nhất đạt 39,6 mm (tháng 2).

+Độ ẩm: Độ ẩm bình quân năm 88 %, độ ẩm cao nhất vào tháng 11,12,1,2 đạt trên 90 % độ ẩm thấp nhất vào tháng 7,8 đạt dưới 70 %.

+Mưa: Do là địa hình đồng bằng ven biển nên có lượng mưa thấp, số ngày mưa ngắn hơn so với vùng núi của tỉnh, lượng mưa trung bình năm khoảng 2.449mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Đỉnh mưa dịch chuyển trong 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tháng 11 có lượng mưa nhiều nhất chiếm tới 30 % lượng mưa cả năm.

+ Gió: Huyện Phú Vang chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:

-Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2-3 m/s có khi lên tới 7-8 m/s. Mùa này gió thường khô nóng, bốc hơi mạnh nên gây khô hạn kéo dài.

Đại học Kinh tế Huế

-Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió bình quân từ 4-6 m/s. Gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dể gây lũ lụt ,ngập úng ở nhiều nơi.

+ Bão: Thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11, tốc độ gió lớn có thể đạt 15-20 m/s trong gió mùa Đông Bắc và 30-40 m/s trong khi lốc bảo.

+ Nắng: Số giờ nắng trung bình năm: 1.930 h/năm và số ngày nắngtrung bình năm là 196 ngày/năm.

* Nguồn nước, thủy văn dòng chảy:

Đầm phá huyện Phú Vang nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, độ mặn đầm phá giao động từ 5-7‰ vào mùa mưa, từ 15-27‰ vào mùa khô. Chế độ thủy triều là bán nhật triều, biên độ giao động thủy triều là 0,4-0,6m, bình quân các tháng trong năm 0,45m, đây là vùng có biên độ triều bé nhất trong cả nước.

Dòng chảy đầm phá huyện Phú Vang biến đổi phức tạp, phụ thuộc vào chế độ thủy triều qua cửa biển Thuận An, Tư Hiền và lưu lượng nước từ hệ thống sông Hương và sông Truồi.

Vào mùa khô khu vực có dòng chảy trên 0,2m/s phân bố ở sát cửa Thuận An. Vùng đầm phá các xã Vinh Hà, Vinh Thanh, Vinh Phú và các vùng trong khu vực Nam đầm Thủy Tú có vận tốc dòng chảy dao động từ 0,1-0,2m/s. Khu vực có dòng chảy nhỏ hơn 0,1m/s chiếm phần lớn diện tích đầm Sam Chuồn liên quan đến đầm phá các xã Phú Xuân, Phú Mỹ, Phú An và thị trấn Thuận An.

Trong cùng một pha triều vận tốc dòng chảy khi triều lên lớn hơn so với khi triều xuống trên toàn đầm phá. Đặc biệt dòng triều qua cửa Thuận An ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy Nam phá Tam Giang, đầm Thủy Tú và phần hạ lưu sông Hương. Điều đó chứng tỏ sự quan trọng của cửa biển Thuận An đối với sự trao đổi nước ở đầm phá Tam Giang–Cầu Hai.

Thuận lợi và khó khăn của khí hậu trong nuôi tôm:

Đại học Kinh tế Huế

- Thuận lợi: thời tiết phù hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống, đặc biệt là tôm, song ngòi nhiều đáp ứng được lượng nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của huyện.

- Khó khăn:lũ lụt, hạn hán thường xuyên xãy ra gây ra nhiều bất lợi chongành nuôi tôm của huyện, thời tiết thay đỗi thất thường khiến cho tôm không thể phản ứng kịp thời, dẫn tới nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú tại huyện phú vang – tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)