PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chượng 2: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2 Kết quả và hiệu quả nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra
Có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các ngư hộ, ảnh hưởng này có thể theo chiều thuận hoặc chiều nghịch. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các ngư hộ là rất cần thiết và quan trọng, thông qua đó chúng ta có thể có cách kết hợp các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất và có những biện pháp hạn chế những nhân tố bất lợi cũng như phát huy các nhân tố có lợi.
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất nuôi tôm sú của các hộ :
Năng suất nuôi tôm là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm, là sản lượng tôm thu hoạch được trên một ha diện tích mặt nước nuôi trồng. Năng suất tăng lên hay giảm xuống do nhiều nhân tố chủ quan và khách quan tác động. Để thấy rõ tác động các nhân tố tỏng mô hình totiws năng suất nuôi tôm tôi sử dụng phương pháp hồi quy tương quan.
Mỗi ao nuôi có đặc điểm lý hóa sinh ảnh hưởng khác nhau đến năng suất nuôi tôm từng hộ. Tỏng phạm vi đề tài tôi chỉ nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm như : giống, thức ăn tươi, thức ăn công nghiệp, chi phí phognf trừ dịch bệnh, công lao động.
Hàm sử dụng là hàm logarit có dạng:
LnY = lnA + α1lnX1 + α2lnX2 + α3lnX3+ α4lnX4+ α5lnX5 Lấy e (cơ số của logarit) mũ 2 vế của phương tình trên ta có : Y = A X1α1X2α2X3α3X4α4X5α5
Dây là hàm sản xuất Cobb – Douglas ban đầu xây dựng. Hàm sản xuất của các hộ điều tra là :
Y = 0,082. X10,0696X20,0088X30,0034X4-0,0474X50,005
Với Y là năng suất tôm(tấn/ha) ; X1 là giống (vạn con/ha) ; X2 là thức ăn tươi(triệu đồng/ha); X3 là thức ăn công nghiệp (triệu đồng/ha); X4 là chi phí phòng trừ dich bệnh (triệu đồng/ha) ; X5là lao động (công/ha)
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 25 : Kết quả phân tích hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Hệ số αi Giá trị t P -Vlue
Hệ số A 0,082 0,6269 0,5326
X1 0,0696 6,5471 0,0683*10-7
X2 0,0088 0,7708 0,0432
X3 0,0034 1,8399 0,0398
X4 -0,0474 -0,7408 0,0212
X5 0,005 1,110702951 0,0403
Mẫu quan sát 80
R2 0,9355
R2điều chỉnh 0,9312
Giá trị F 214,8946
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012) Kiểm định F cho phép bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1, nghĩa là mô hìnhđưa ra phù hợp với thực tế.
Hệ số tương quan là 0,9355 có nghía là 93,55% sự biến động của năng suất nuôi tôm do các yếu tố tỏng mô hình quyết định. Còn 6,45% sựu biến động của năng suất là do các yếu tố khác tạo ra. Ta thấy hệ số hồi quy của giống là 0,0696 nghĩa là khi tăng giống lên 1% thì năng suất sẽ tăng thêm 0,0690& trong điều kiện các yếu tố khác tỏng mô hình không đổi. Vì vậy các hộ cần phải đảm bảo lượng giống nuôi thả phù hợp với diện tích cũng như từng hình thức nuôi, tránh việc lãng phí diện tích, ngoài ra còn phải chọn nơi mua giống có uy tín, đảm bảo giống nuôi phát triển khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và không chứa mầm bệnh.
Đại học Kinh tế Huế
Hệ số hồi quy của biến thức ăn tươi là 0,0088 nghĩa là nếu cố định các yếu tố còn lại trong mô hình, nếu tăng lượng thức ăn tươi lên1% thì năng suất bình quân sẽ tăng 0,0088%, qua đó ta thấy lượng thức ăn tuơi được sử dụng trong nuôi tôm của các hộ vẫn còn ít, vì với mức sử dụng hiện tại thì khi thức ăn tươi càng tăng thì năng suất càng tăng, do đó cần phải tận dụng các nguồn thức ăn tươi trong quá trình nuôi tôm. Trong mô hình thì hệ số hồi quy của biến thức ăn công nghiệp tương đối nhỏ với 0,0034, điều này cho thấy nếu cố định các yếu tố đầu vào khác thì khi tăng 1% thức ăn công nghiệp sẽ làm năng suất tăng thêm 0,0034%. Qua đó ta có thể thấy được, thức ăn công nghiệp cũng có ảnh hưởng đến năng suất tôm của các hộ, vì vậy cần phải tăng lượng thức ăn cho tôm một cách phù hợp, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho tôm phát triển.
Nhìn vào mô hình ta thấy, chỉ có chi phí phòng trừ dịc bệnh là csoảnh hưởng không tốt đến năng suất, khi cố định các yếu tố còn lại, nếu chi phí phòng dịch bệnh tăng thêm 1% sẽ làm cho năng suất giảm 0,0474%, như vậy nếu dịch bệnh không xãy ra thì việc các hộ sử dụng càng nhiều thuốc phòng trừ dịch bệnh thì sẽ gây tác động xấu đến năng xuất tôm. Chính vì vậy, việc sử dụng hóa chất trong nuôi tôm nên được tìm hiểu một cách rõ ràng, liều lượng sử dụng phù hợp, tránh gây độc hại cho tôm.
Cuối cùng là nhân tố lao động, nhìn vào bảng ta thấy cứ tăng 1% số công lao động thì năng suất tăng 0,005%, điều này cho thấy việc chăm sóc tôm cũng có ảnh hưởng rất lắn đến năng suất nuôi tôm. Ngoài ra, nó còn phản ánh mức độ sử dụng trong nuôi tôm vẫn chưa đạt hiệu quả, chưa khai khác tối đa sức sản xuất của các nguồn lực.
Qua các số liệu phân tích ở trên ta thấy, năng suất tôm chiệu sự ảnh hưởng lớn của các yếu tố mà đặc biệt là giống, tuy nhiên chỉ có nhân tố chi phí phòng trừ dịch bệnh là có tác động nghịch với năng suất. Vì vậy, các hộ phải tăng cường hơn nữa mật độ thả giống, tăng cường thức ăn tươi và thức ăn công nghiệp, có kế hoạch sử dụng lao động hợp lý và sử dụng thuốc phòng trù dịch bệnh đúng liều lượng, tránh gây độc hại cho tôm nuôi.
Đại học Kinh tế Huế