PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chượng 2: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2 Kết quả và hiệu quả nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.3 Chi phí đầu tư nuôi tôm
2.2.3.2 Chi phí sản xuất bằng tiền
Chi phí sản xuất bằng tiền là toàn bộ các khoản chi phí bao gồm chi phí trung gian, chi phí lao động và chi phí khấu hao tai sản cố định. Chi phí sản xuất bằng tiền là cơ sở để xác định phần thu nhập của các hộ trong hoạt động nuôi tôm, nó cho ta biết giá trị thật sự phải bỏ ra để có được giá trị sản xuất.
Qua bảng số liệuở dưới ta thấy, lao độngphục vụnuôi tôm thường không nhiều như trong các nghành kinh tế khác, tuy nhiên số lao động bình quân của mỗi hộ tương đối thấp
Đại học Kinh tế Huế
nhiều lao độngnên các hộ thường thuê thêm lao động ngoài. Sau đây là số lượng lao động sử dụng trong hoạt động nuôi tôm Sú của các hộ theo từng hình thức nuôi:
Bảng 16 : Số lượng công lao động của các hộ điều tra năm 2011
(ĐVT : Công/ha) Chỉ tiêu Hình thức
nuôi Nhỏ nhât Lớn nhất Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Công gia đình
QCCT 41,67 141,67 78,15 28,1278
BTC 60,00 158,33 103,57 25,4141
TC 64,00 245,00 125,28 41,8202
BQC 41,67 245,00 101,28 61,7506
Công thuê
QCCT 45,00 80,00 58,39 7,1410
BTC 60,00 110,00 77,19 10,3713
TC 82,50 146,67 119,50 15,2506
BQC 45,00 146,67 83,79 50,4503
Tổng công LĐ
QCCT 100,00 203,33 136,54 28,7519
BTC 131,67 240,00 180,76 28,8589
TC 180,00 382,50 244,78 45,3426
BQC 100,00 382,50 185,07 104,9647
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Nhìn vào bảng trên ta thấy, cứ bình quân mỗi ha nuôi tômcần185,07công lao động, trong đó lao động gia đình là 101,28 và lao động phải thuê thêm bên ngoài là 83,79 công, do mỗi hộ nuôi theo các hình thức khác nhau nên số lao động cần sử dụng cũng khác nhau, hộ sử dụng số công lao động lớn nhất là 382,5 công/ha, hộ sử dụng số công lao động thấp nhất là 100 công/ha, với độ lệch chuẩn 104,9647 cho thấy số công lao động sử dụng giữa các hộ có sự khác biệt rất lớn, một câu hỏi đặt ra là việc bố trí lao động của các hộ đã hợp lý hay chưa? Tại sao lại có sự khác biệt lớn đến như vậy? Điều này có tác động rất lớn đến hiệu quả nuôi tôm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí thuê lao động. Xét
Đại học Kinh tế Huế
riêng cho từng hình thức nuôi thì nuôi TC là cần nhiều lao động nhất khoảng 244,78 công/ha, trong đó lao động thuê ngoài là 119,5 công /ha, hộ cần lao động nhiều nhất là 382,5 công/ha, hộ cần lao động ít nhất là 180 công/ha, giữa các hộ có sự chênh lệch khá lớn về số công lao động cần sử dụng thể hiện qua độ lệch chuẩn là 45,3426. Trong khi hình thức QCCT chỉ cần 136,54 công/ha, trong đó lượng lao động thuê ngoài là 58,39 công/ha , hộ sử dụng lao động nhiều nhất chi có 203,33 công/ha, thấp hơn so với nuôi TC 179,17 công/ha và cũng không có sự đồng đều của các hộ với độ lệch chuẩn là 28,7519 Quađó cho thấy, nuôi TC không chỉ cần vốn đầu tư nhiều hơn mà còn cần lao động nhiều hơn, mặt khác cũng do mật độ nuôi dày hơn nên cần phải chăm sóc nhiều hơn để tránh rủi ro.
Lao động là một yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi tôm, là yếu tố quyết định đến hiệu quả nuôi tôm của hộ, vì vậy cần phải sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất, cần phải có kế hoạch thuê lao động cụ thể vào những lúc cao điểm, tránh tình trạng thiều hụt lao động, khai thác tối đa sức lao động gia đình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo lượng lao động đầy đủ khi cần thiết. Sau đây là chi phí lao động của các hộ nuôi tôm Sú của huyện Phú Vang:
Bảng 17 : Chi phí thuê lao động của các hộ điều tra năm 2011
(ĐVT : Triệu đồng/ha) Hình thức nuôi Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
QCCT 6,750 12,000 8,759 1,0712
BTC 9,000 16,500 11,578 1,5557
TC 13,375 22,000 17,925 2,2876
BQC 6,750 22,000 12,568 7,5675
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Chi phí lao động là tiền công mà các hộ phải trả cho lao động thuê ngoài, giá mỗi công lao động sẽ được tính theo giá hiện tại ở địa bàn nghiên cứu khoảng 150.000 đồng/công lao động.
Đại học Kinh tế Huế
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, bình quân mỗi ha nuôi tôm có chi phí lao động là 12,568 triệu đồng, hộ có chi phí lớn nhất với hộ có chi phí nhỏ nhất chênh lệch nhau khá lớn khoảng 15,25 triệu đồng/ha và độ lệch chuẩn (7,5675) cũng cho thấy chi phí lao động giữa các hộ có sự khác biệt rất lớn. Chi phí lao động của các hộ nuôi TC là lớn nhất với 17,925 triệu đồng/ha, trong khi đó nuôi BTC là 11,578 triệu đồng/ha và nuôi QCCT chỉ có 8,759 triệu đồng/ha. Sở dĩ có sự khác nhau này là do số lượng lao động cần sử dụng cho các hình thức nuôi khác nhau như đã phân tíchở phần trên.
Song song vớichi phí lao động thì chi phí khấu hao TSCĐ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định thu nhập của các hộ, tuy nhiên việc xác định khấu TSCĐ chỉ mang tính chất tương đối, số năm khấu hao dựa vào thời gian sử dụng trung bình của các loại thiết bị và các phương tiện phục vụ trong quá trình sản xuất tôm, sau đây là bảng giá trịkhấu hao TSCĐcủa các hộ nuôi tôm năm 2011:
Bảng 18: Chi phí khấu hao tài sản cố định của các hộ điều tra năm 2011
(ĐVT : Triệu đồng/ha) Hình thức
nuôi Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung
bình Độ lệch chuẩn
QCCT 7,946 10,767 9,036 0,6102
BTC 11,600 15,983 13,049 1,0015
TC 13,828 17,692 15,843 0,9279
BQC 7,946 17,692 12,488 6,9150
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Nhìn vào bảng trên ta thấy, với mỗi ha nuôi tôm Sú thì chi phí KHTSCĐ tương đối lớn 12,488 triệu đồng/ha, hộ có chi phí khấu hao lớn nhất là 17,692 triệu đồng/ha, hộ cso chi phí khấu hao nhỏ nhất là 7,946 triệu đồng/ha, do mức đầu tư tài sản cố định của các hộ khác nhau nên chi phí KHTSCĐ cũng khác nhau vad được thể hiện qua độ lệch chuẩn là 6,915. Trong ba hình thức nuôi thì nuôi TC làđầu tư nhiều vốn cố định nhất nên chi phí KHTSCĐ cũng lớn nhất với 15,843 triệu đồng/ha. Do đặc tính của hình thức nuôi nên
Đại học Kinh tế Huế
không thể đầu tư quá ít, vì vậy chi phí KHTSCĐ giữa các hộ có độ phân tán nhỏ với độ lệch chuẩn là 0,9279, hộ có chi phí KHTSCĐ lớn nhất là17,692 triệu đồng/ha và hộ có chi phí KHTSCĐ nhỏ nhất là 13,828 triệu đồng/ha. Tiếp theo là nuôi BTC với chi phí KHTSCĐ bình quân là13,049 triệu đồng/ha và cuối cùng là nuôi QCCT có chi phí KHTSCĐlà 9,036 triệu đồng/ha, cảba hình thức đều không có sự khác biệt lớn về chi phí khấu hao giữa các hộ. Từ đó cho thấy, lượng vốn cố định đầu tư ban đầu tương đối đồng đều giữa các hộ theo các hình thức nuôi, nghĩa là các hộ đãđầu tư hợp lý về trang thiết bị phục vụ cho nuôi tôm.
Bảng 19 : Chi phí sản xuất bằng tiền của các hộ điều tra năm 2011
Chỉ tiêu
BQC QCCT BTC TC
Giá
trị % Giá trị % Giá
trị % Giá
trị %
Chi phí trung gian 88,23 77,88 50,23 73,84 79,23 76,29 140,76 80,65 Chi phílao động 12,57 11,1 8,76 12,87 11,58 11,15 17,93 10,27 Khấu hao TSCĐ 12,488 11,02 9,04 13,282 13,05 12,56 15,84 9,08
Tổng 113,29 100 68,03 100 103,86 100 174,53 100
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng chi phí nuôi tôm của các hộ bình quân cho mỗi ha nuôi tôm là 113,29 triệu đồng, trong đó chi phí trung gian là chủ yếu chiếm đến 77,88%, tương ứng với 88,23 triệu đồng, còn chi phí lao động và khấu hao TSCĐ chỉ chiếm 22,12%. Trong 3 hình thức nuôi thì nuôi TC có mức chi phí lớn nhất với 174,53 triệu đồng/ha, trong đó chi phí trung gian chiếm80,65, tiếp đến là nuôi BTC với mức chi phí là 103,86 triệu đồng/ha, trong đó chi phí trung gian cũngchiếmtỷ lệ khá cao76,29 %, cuối cùng là nuôi QCCT với mức chi phí tương đối thấp68,03 triệu đồng/ha. Với sự khác biệt lớn về chi phí giữa các hình thức nuôi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn hình
Đại học Kinh tế Huế
không lựa chọn được cho mình hình thức nuôi có hiệu quả nhất, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng tôm cũng như chính sách phát triển nghề nuôi tôm của huyện. Hình thức nuôi TC tuy có năng xuất cao nhưng chi phí sản xuất cũng rất cao nên đó cũng là một hạn chế của hình thức này. Ngoài ra, nuôi TC đòi hỏi kỹ thuật nuôi phức tạp hơn, khó thực hiện hơn và rủi ro cao hơn khi xãy ra dịch bệnh, vì mật độ nuôi dày, khả năng lây lan nhanh hơn và khó xử lý hơn.