PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 3 Định hướng và giải pháp
3.2.2 Các giải pháp đối với hộ nuôi tôm
Đối với hệ thống ao nuôi: cần có ao lắng với diện tích đủ lớn nhằm dự trữ nước từ đầu vụ nuôi để thay nước cho aonuôi khi thực sự cần thiết, vì qua kết quả quan trắc môi trường trong những năm gần đây cho thấy môi trường nước ngoài tự nhiên trong vụ nuôi
Đại học Kinh tế Huế
Công tác chuẩn bị cho vụ nuôi: Đối với các hộ đang cải tạo ao: Kiểm tra lại công tác chuẩn bị ao, rào lưới chắn còng, diệt hết giáp xác trong ao, khi môi trường ngoài tự nhiên ổn định thì tiến hành lấy nước vào nuôi; riêng đối với các hộ đã xử lý nước chuẩn bị thả giống nên thường xuyên theo dõi kết quả quan trắc môi trường, đến khi môi trường ổn định mới tiến hành thả giống.
Khuyến cáo nên thả giống rãi đều suốt vụ nuôi nhằm giảm thiệt hại khi dịch bệnh phát sinh vàổn định được giá cả.
Công tác chọn giống: Nên chọn mua tôm giống tại những trại thật sự tin tưởng và có uy tín; sau khi chọn tôm giống bằng phương pháp cảm quan để xác định tôm giống khỏe mạnh, người nuôi nên đem tôm giống kiểm tra bằng phương pháp PCR để xác định tôm không bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm. Tuyệt đối không mua con giống trôi nổi, không qua kiểm dịch để thả nuôi.
Trong quá trình nuôi cần thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường để có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì ổn định sức đề kháng tôm nuôi khi môi trường thay đổi, đặc biệt cần thường xuyên theo dõi kết quả quan trắc môi trường để kịp thời có kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh.
Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, người nuôi phải báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi vàỦy ban nhân dân xãđể được hướng dẫn cách ly và hỗ trợ tiêu hủy.
Đại học Kinh tế Huế
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.1 KẾT LUẬN
Huyện phú Vang là một huyện thuộc vùng đầm phá ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghành nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên do thời tiết thường xuyên xãy ra lũ lụt đã gây không ít khó khăn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản của huyện, những năm gần đây dịch bệnh xãy ra cũng gây ra không ít thiệt hại. Toàn huyện có2153,7 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi tôm là chủ yếu với , sản lượng mỗi năm đạt hơn 800 tấn. Nghành nuôi tôm của huyện đóng một vai trò rất quan trong trong định hướng phát triển kinh tế của huyện.
Qua điều tra, phân tích về hiệu quả kinh tế nuôi tôm của huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huếcó thể đưa ra một số kết luận sau:
Năng suất nuôi tôm bình quân của các hộ đạt 1,14 tấn/ha, trong đó nuôi theo hình thức TC cho năng suất cao nhất với 1,87 tấn/ha, sau đó là nuôi BTC có năng suất là 1,04 tấn, còn nuôi QCCT chỉ đạt 0,57 tấn/ha. Tuy nuôi TC cho năng suất cao nhưng diện tích nuôi trồng vẫn còn thấp do vốn đầu tư vào các máy móc thiết bị, XDCB và chi phí trung gian trong quá trình nuôi tôm cao, do đó rủi ro cũng cao hơn các hình thức nuôi khác.
Trung bình một ha nuôi tôm thì vốn đầu tư cho các máy móc thiệt bị, đầu tư xây dựng cơ bản và tu bổ ao là 60,71 triệu đồng, trong đó nuôi TC có mức đầu tư cao nhất là 81,11 triệu đồng/ha, sau đó là nuôi BTC với 63,99 triệu đồng/ha và nuôi QCCT với mức đầu tư thấp nhất là 39,92 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, không chỉ mức đầu tư ban đầu cao hơn mà trong nuôi TC, các loại chi phí khác cũng cao hơn rất nhiều.
Tính chung cho một ha nuôi tôm thì chi phí trung gian phải bỏ ra trong suốt quá trình nuôi tôm là 100,55 triệu đồng, trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất với 69,89 %, tương ứng với 70,28 triệu đồng. Nuôi TC có mức chi phí trung gian rất cao là 140,76 triệu, trong khi đó nuôi BTC và QCCT có chi phí trung gian lần lượt là 79,23 triệu
Đại học Kinh tế Huế
đồng/ha và 50,23 triệu đồng/ha. Việc khác biệt lớn về chi phí đãảnh hưởng không ít đến việc lựa chọn hình thức nuôi tôm của các hộ.
Với năng suất cao và chi phí trung gian cao, nuôi TC cũng tạo ra giá trị giá tăng cao nhất với 169,89 triệu đồng/ha, cao hơn nuôi QCCT 124,49 triệu đồng/ha và hơn nuôi BTC 77,72 triệu đồng/ha. Chỉ tiêu này cho thấy, hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước vào nuôi TC sẽ có hiệu quả cao nhất. Tuy giá trị gia tăng là một chỉ tiêu quan tọng trong việc xác định kết quả sản xuất tôm của các hộ nhưng mục tiêu sản xuất cuối cùng của họ vẫn là lợi nhuận hay thu nhập, bình quân mỗi ha nuôi tôm thì thu nhập thu được từ hoạt động nuôi tôm của các hộ đạt 62,52 triệu đồng, và nuôi TC vẫn mang lại thu nhập cao nhất với 136,12 triệu đồng/ha, tiếp theo là nuôi BTC đạt 65,77 triệu đồng/ha và cuối cùng là nuôi QCCT đạt 27,6 triệu đồng/ha.
Tỷ lệ GO/IC bình quân chung cho cả ba hình thức nuôi là 1,87 (lần), điều này có nghĩa là với một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu về 1,87 đồng giá trị sản lượng. Giá trị sản lượng trên một một đồng chi phí của các hình thức nuôi có sự khác biệt lớn và giảm dần từ nuôi TC – BTC– QCCT với giá trị lần lượt là 2,21 ; 2,16 ; 1,9. Qua đó, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của nuôi TC có hiệu quả cao nhất. Tương tự với giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của nuôi TC đạt hiệu quả nhất.
Như vậy,nuôi TC là hình thức có chi phí sản xuất lớn nhất và cũng cho hiệu quả cao nhất, do đó các hộ nên đầu tư vào nuôi TC nhiều hơn nữa, song song với việc đó thì ban lãnhđạo huyện cũng cần có những chính sách hổ trợ vốn cho người nông dân để họ có đủ vốncho đầu tư nuôi tôm TC.
1.2 KIẾN NGHỊ
Đề nghị UBND Tỉnh tăng cường đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tôm cao triều, chủ yếu tập trung một số hạng mục như: Kênh cấp nước, ao lắng, ao xử lý nước thải, trạm bơm, hệ thống điện cho các vùng có quy hoạch đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bố trí nguồn ngân sách để sắp xếp lại sản xuất chuyển đổi nghề tạo sinh
Đại học Kinh tế Huế
kế bền vững cho ngư dân vùng Sam Chuồn theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Đề nghị có chính sách hổ trợ giá giống, nhất là nguồn giống nuôi đối với diện tích chuyển đổi, tăng cường quản lý sản xuất giống trên địa bàn, kiểm soát chặt chẻ chất lượng giống các tỉnh nhập về, kiểm tra chất lượng thức ăn công nghiệp, hóa chất thuốc phòng trị bệnh nhằm hạn chế hàng hoá không đảm bảo chất lượng để ngư dân yên tâm đầu tư sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
Nhà nước cần có chính sách đầu tư cơ sở hậu cần phục vụ nghề NTTS như dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, ổn định giá cả thúc đẩy nghề NTTS phát triển.
Đại học Kinh tế Huế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Hữu Hòa, Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Đại học Huế, TT Huế 2008.
2. T.S Phùng Thị Hồng Hà (2011), Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Đại học kinh tế Huế.
3. Thủy sản phát triển và hội nhập, NXB Nông nghiệp, 2003
4. Th.S Tôn Nữ Hải Âu,Bài giảng Kinh tế Thủy sản, Đại học kinh tế Huế.
5. Trần Văn Hòa, Bài giảng Kinh tế nông nghiệp, Tài liệu lưu hành nội bộ.
6. Mai Văn Xuân, Phan Văn Hòa, Hiệu quả kinh tế nuôi tôm huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội thảo đầm phá Thừa Thiên Huế, 2005.
7. Nguyễn Tài Phúc, Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội, 2005.
8. Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội xã Phú Xuân qua 3 năm 2009 – 2011.
9. Báo cáo thống kê của phòng NN&PTNT huyện Phú Vang qua 3 năm 2009 -2011.
10. Một số luận văn các năm trước.
11. Một số trang website:
- Tổng cục thống kê :www.gso.gov.vn - Bộ NN&PTNT:www.agroviet.gov.vn - Kỹ thuật nuôi tôm:www.vietlinh.com.vn
- Trang website huyện:http://phuvang.hue.gov.vn
Đại học Kinh tế Huế
Mã số phiếu:...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM TẠI HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2011
……
I. THÔNG TIN HỘ ĐIỀU TRA
Họtên :...
Sốnhân khẩu :...
Số lao động : ...
II. VỐN ĐẦU TƯ
- Xin ông(bà) cho biết gia đình ông bà có những loại máy móc, phương tiền nào phục vụcho nuôi tôm (số lượng và giá trị)?
Chỉ tiêu
Hình thức nuôi
QCCT BTC TC
SL Giá trị SL Giá trị SL Giá trị
1. Máy bơm 2. Sục khí
3. Khác (che,chài…) Tổng vốn đầu tư MMTB
- Xin ông (bà) cho biết vốn đầu tư XDCB và tu bổao của gia đình ông bà cho hoạt động nuôi tôm là bao nhiêu?
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Hình thức nuôi
QCCT BTC TC
1. Vốn ĐTXDCB 2. Tu bổao 3. Tổng
Đại học Kinh tế Huế
III. DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG, GIÁ BÁN
- Xin Ông (bà) cho biết diện tích nuôi tôm theo các hình thức của gia đình ông bà năm 2011 là bao nhiêu?
+ QCCT: ... m2 + BTC: ... m2 + TC:... m2 - Sản lượng và giá bán tôm năm 2011 của gia đình ông (bà) là bao nhiêu?
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Hình thức nuôi
QCCT BTC TC
Sản lượng Tấn
Giá bán Ngàn đồng/kg
IV. CHI PHÍ TRUNG GIAN
- Xin ông (bà) cho biết các loại chi phí phát sinh trong quá trình nuôi tôm của ông (bà) là bao nhiêu?
(ĐVT : Triệu đồng)
Chỉ tiêu Hình thức nuôi
QCCT BTC TC
1. Giống Mật độ thả (vạn con/ha) Giá trị
2. Thức ăn tươi 3. Thức ăn CN 4. Xửlý ao hồ
5. Phòng trừdịch bệnh 6. Chi phí khác
7. Tổng CP
Đại học Kinh tế Huế