Khái quát đặc điểm nuôi tôm ở Huyện Phú Vang

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú tại huyện phú vang – tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 43)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chượng 2: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2 Kết quả và hiệu quả nuôi tôm Sú tại huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1 Khái quát đặc điểm nuôi tôm ở Huyện Phú Vang

Nghành nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung là một nghành kinh tế cơ bản của huyện Phú Vang, tôm còn là một mặt hàng quan trọng của ngành nuôi trồng thủy sản, hằng năm cung cấp một lượng lớn tôm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện, các ngành nghề chế biến và là một mặt hàng xuất khầu mang lại hiệu quả cao.

Những năm gần đây, ở huyện thường xuyên xãy ra dịch bệnh, các hộ nuôi tôm chiệu nhiều thiệt hại, do đó diện tích nuôi tôm của huyện có xu hướng giảm qua 3 năm từ 2009 –2011. Cụ thể ở bảng sau:

Bảng 7 : Tình hình nuôi tôm ở huyện Phú Vang qua 3 năm 2009 – 2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 2010 2011

Diện tích Ha 2.016,67 1.021,13 813,49

Sản lượng Tấn 1.815,00 725,00 886,70

Năng suất Tấn/ha 0,90 0,710 1,09

(Nguồn : Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Vang) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, năm 2009, tổng diện tích nuôi tôm của huyện là 2.106,67 ha, sản lượng tôm thu được là 1.815 tấn, năng suất bình quân đạt 0,9 tấn/ha, nhưng sang năm2010 thì diện tích nuôi tôm giảm chỉ còn 1.021,13 ha, chỉ bằng một nữa năm 2009, sản lượng tôm thu được thấp với 725 tấn và năng suất bình quân chỉ đạt 0,71 tấn/ha. Đó chính là nguyên nhân làm cho diện tích nuôi tôm tiếp tục giảm vì nuôi tômđạt hiệu quả thấp, đến năm 2011 thì diện tích nuôi tôm giảm còn 813,49 ha, nhưng năng suất tôm lại tăng so với năm 2009 và 2010, trung bình đạt 1,09 tấn/ha, con số này cho thấy, sang năm 2011 thì việc nuôi tôm đãđạt hiệu quả cao hơn.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 8: Thông tin chung các hộ điều tra năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

Số hộ điều tra Hộ 80,00

Số nhân khẩu BQ/hộ Nhân khẩu 4,60

Số lao động BQ/hộ Lao động 2,33

Diện tích nuôi tôm BQ/hộ Ha 0,71

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Nhìn vào bảng trên ta thấy, số nhân khẩu bình quân của mỗi hộ 4,6 và mỗi hộ có 0,71 ha diện tích mặt nước nuôi tôm, như vậy các hộ nông dân ở huyện Phú Vang nuôi tôm với diện tích không lớn, điều này gây khó khăn cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc nuôi tôm. Như vậy, nghề nuôi tôm chưa phát huy được hết tiềm lực của địa phương.

Lao động nuôi tôm bình quân của mỗi hộ không cao với 2,33 lao động/hộ, qua đó thấy được nghề nuôi tôm của huyện cần rất ít lao động, nghĩa là việc nuôi tôm không được chăm sóc nhiều, người dân nơi đây nuôi tôm dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, vẫn chưa áp dụng tốt khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng thu hoạch của huyện.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 9 : Đầu tư XDCB và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho nuôi tôm của các hộ điều tra

(ĐV:triệu đồng/ha)

Chỉ tiêu BQC

Hình thức nuôi

QCCT BTC TC

I. Vốn đầu tư MMTB 23,97 18,52 24,74 29,38

1. Máy bơm 13,08 9,62 13,90 16,17

2. Sục khí 8,43 7,09 8,28 10,11

3. Khác (thuyền, che, chài, lưới…) 2,46 1,81 2,57 3,11

II. Vốn ĐTXDCB và tu bổ 36,77 21,41 39,25 51,72

1. Vốn ĐTXDCB (Xây dựng ao) 32,65 18,11 34,95 46,83

2. Tu bổ ao 4,13 3,30 4,30 4,89

III. Tổng 60,74 39,92 63,99 81,11

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2012) Qua bảng số liệu ta thấy, vốn đầu tư vào máy móc thiết bị cho mỗi ha nuôi tôm là 23,97 triệu đồng bao gồm máy bơm, sục khí và các loại phương tiện khác như thuyền, che, chài, lưới… Trong đó máy bơm chiếm giá trị lớn nhất là 13,08 triệu đồng/ha, sau đó là sục khí chiếm 8,43 triệu đồng/ha và các loại phương tiện khác có giá trị tương đối nhỏ (2,46 triệu đồng/ha). Vốn đầu tư cơ bản của mỗi hộ cho việc nuôi tôm cũng khá lớn khoảng 36,77 triệu đồng/ha nhưng vốn tu bổ lại ao nuôi sau mỗi vụ lại rất thấp với 4,13 triệu đồng/ha. Như vậy, lượng vốn ban đầu đầu tư cho nuôi tôm của mỗi hộ cũng khá lớn (60,74 triệu đồng/ha) và nó sẽ được tính vào chi phí thông qua khấu hao.

Nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy, hình thức nuôi ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư máy móc thiết bị cũng như xây dựng ao nuôitôm của mỗi hộ. Trong 3 hình thức nuôi thì nuôi TC có mức đầu tư ban đầu lớn nhất với 81,11 triều đồng/ha, trong đó vốn ĐTXDCB và tu bổ ao khá lớn chiếm 51,72 triệu đồng/ha còn vốn đầu tư cho máy móc

Đại học Kinh tế Huế

trang thiết bị là 29,38 triệu đồng/ha. Do hình thức nuôi TC nuôi với mật độ dày nên việc xây dựng ao hồ đòi hỏi phải sâu hơn và các máy móc thiết bị phục vụ cho việc nuôi trồng nhiều hơn, đặc biệt là máy sục khí.

Ở hình thức BTC, do mật độ nuôi thưa hơn nên ao hồ không sâu bằng hình thức TC nên vốn ĐTCB và tu bổ ao thấp nuôi TC hơn với 39,25 triệu đồng/ha trong đó máy bơm chiếm 13,9 triệu đồng, sục khí chiếm 8,28 triệu đồng và các phương tiện dụng cụ khác chiếm 2,57 triệu đồng. Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị cũng thấp hơn khoảng 24,74 triệu đồng/ha.

Hình thức nuôi QCCT là hình thức cần mức đầu tư thấp nhất khoảng 39,92 triệu đồng/ha, chỉ bằng 49,2% vốn đầu tư ban đầu của hình thức nuôi TC tính cho mỗi ha nuôi trồng, trong đó vốn đầu tư cho máy móc thiết bị là 18,52 triệu đồng/ ha và vốn ĐTXDCB với tu bổ ao chiếm 21,41 triệu đồng/ha.

Sự khác biệt về vốn đầu tư giữa các hình thức có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn hình thức nuôi tôm của các hộ, đối với những hộ thiếu vốn thường không chọn được hình thức mang lại hiệu quả cao nhất.Trong hoạt động nuôi tôm của các ngư hộ, việc đầu tư các máy móc thiết bị góp phần không nhỏ vào năng suất tôm, đó là những phương tiện cần thiết, hổ trợ cho việc phát triển của tôm, vì vậy cần phải đầu tư một cách đầy đủ, nhưng không nên đầu tư quá nhiều, tránh lãng phí.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú tại huyện phú vang – tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)