Đvt: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch2011
so với 2010
chênh lệch 2012 so với 2011
± % ± % ± % ± % ± %
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,068,146,097 21.53 904,903,404 14.65 823,894,281 11.34 (163,242,693 (15.00) (81,009,123) (8.95) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 72,375,646 6.78 215,275,880 23.79 85,401,962 10.37 142,900,234 197.00 (129,873,918) (60.33) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 730,721,704 68.41 425,295,665 47.00 493,006,429 59.84 (305,426,039) (41.80) 67,710,764 15.92 IV. Hàng tồn kho 208,303,586 19.50 257,535,859 28.46 221,589,890 26.90 49,232,273 23.63 (35,945,969) (13.96) V. Tài sản ngắn hạn khác 56,745,161 5.31 6,796,000 0.75 23,896,000 2.90 (49,949,161) (88.02) 17,100,000 251.62 B- TÀI SẢN DÀI HẠN 3,893,807,182 78.47 5,270,023,063 85.35 6,440,445,324 88.66 1,376,215,881 35.34 1,170,422,261 22.21
I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - - - -
II. Tài sản cố định 3,893,807,182 100 5,270,023,063 100 6,440,445,324 100 1,376,215,881 35.34 1,170,422,261 22.21
III. Bất động sản đầu tư - - - - - - - - - -
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - - - -
V. Tài sản dài hạn khác - - - - - - - - -
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4,961,953,279 100 6,174,926,467 100 7,264,339,605 100 1,212,973,188 24.45 1,089,413,138 17.64
(Nguồn sốliệu: từcác Báo cáo tài chính công ty các năm 2010-2012)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Nhận xét:
Nhìn vào bảng phân tích tình hình tài sản của xí nghiệp ta thấy, qua 3 năm tổng tài sản của xí nghiệp có xu hướng tăng lên, năm 2010 có 4,961,953,279 đồng và sang năm 2011 đã tăng lên 6,174,926,467 đồng tức là đã tăng 1,212,973,188 đồng tương ứng với tăng 24.45 %, qua năm 2012 tiếp tục tăng lên 1,089,413,138 đồng tương ứng với tăng 17.64%. Tài sản của xí nghiệp tăng lên có thể là do nguyên nhân từ tài sản ngắn hạn hoặc là từtài sản dài hạn. Trong từng trường hợp cụ thểthì việc tăng lên này được đánh giá là tốt hay là xấu. Vì vậy, cần xem xét đến nguyên nhân và kết quảmang lại từviệc tăng lên của tổng tài sản thông qua hai yếu tố:
+ Tình hình biến động của tài sản ngắn hạn: Trái lại với tình hình tăng lên qua các năm của tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn của xí nghiệp có xu hướng giảm liền qua 3 năm. Năm 2010 tổng tài sản ngắn hạn là 1,068,146,097 đồng, sang năm 2011 là 904,903,404 đồng và sang năm 2012 giảm xuống chỉ còn 823,894,281 đồng. Nguyên nhân là do qua các năm các khoản mục tài sản ngắn hạn của xí nghiệp biến động thất thường khi một khoản mục này tăng thì có khoản mục kia giảm, đồng thời sự biến động dương không thể bù đắp được các biến động âm nên làm cho tổng thể tài sản ngắn hạn giảm qua 3 năm.
Tài sản ngắn hạn là một khoản mục quan trọng cấu thành nên tổng tài sản, tài sản ngắn hạn giảm sẽ làm cho tổng tài sản giảm xuống một lượng tương ứng, trước tiên ta đánh giá đây là một dấu hiệu xấu, nhưng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách của xí nghiệp, thị trường hiện tại…vì vậy cần xem xét cụthểcác yếu tốcấu thành nên tài sản ngắn hạn của xí nghiệp như tiền và khoản tương đương tiền, hàng tồn kho…
Tiền và các khoản tương đương tiền: Như chúng ta đã biết thì khoản mục này có khả năng thanh toán cao nhất. Các chủ nợ và các nhà đầu tư rất thường hay quan tâm đến chỉtiêu này.
Năm 2010 tiền và các khoản tương đương tiền ở mức 72,375,646 đồng và sang năm 2011 tăng lên 142,900,234 đồng tương ứng với tăng 197%.Sang năm 2012 thì lại giảm xuống 129,873,918 đồng tương ứng với giảm 8.95 %. Đối với một xí nghiệp đang hoạt động thì có sự biến động giữa các năm là điều không tránh khỏi, nhưng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
tăng lên thì các khả năng thanh toán ngắn hạn của xí nghiệp sẽ được đánh giá là tốt, nhưng mặt trái của vấn đề là điều này cũng đồng nghĩa với xí nghiệp tận dụng không tốt nguồn vốn sẵn có. Vì vậy xí nghiệp cần xem xét tình hình cụthể để đưa ra mức tồn quỹ tiền cho phù hợp, tránh lãng phí nguồn tài sản đồng thời cũng đảm bảo các khả năng thanh toán khi đến hạn của xí nghiệp.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Nhìn vào bảng phân tích thì ta thấy khoản mục này chiếm tỷtrọng khá lớn, năm 2010 chiếm tới 68% trong tổng tài sản ngắn hạn sang năm 2011 và 2012 thì có giảm xuống nhưng vẫn đang chiếm tỷlệ lớn nhất, điều này đồng nghĩa với nó sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến tổng tài sản ngắn hạn của xí nghiệp khi có sựbiến động lớn.
Năm 2011 khoản mục này có giảm đi 305,426,039 đồng tương ứng với giảm 41.8 % so với năm 2010 và đây cũng là nguyên nhân chính làm cho tổng tài sản ngắn hạn của xí nghiệp năm 2011 giảm đi so với năm 2010.
Khoản phải thu ngắn hạn là một khoản mục thể hiện tình hình khách hàng chiếm dụng vốn của mình, năm 2011 giảm đi so với năm 2010 chứng tỏ xí nghiệp đã giảm tỷlệsốvốn cho người khác chiếm dụng. Điều này có hai khả năng, thứnhất là xí nghiệp giảm doanh số bán hàng nên giảm khoản phải thu, thứhai là xí nghiệp giảm tỷ lệbán chịu. Nếu đây là chính sách của xí nghiệp trong điều kiện tình hình kinh tế khó khăn, nguồn vốn vay có chi phí cao, lấy nguồn vốn của mình để tái đầu tư thì đó thực sự là một thành tích của xí nghiệp. Nhưng qua quá trình tìm hiểu thực tếtại xí nghiệp thìđược biết, năm 2011thì thực sựnền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng, khó khăn và càng khó khăn hơn đối với ngành xản xuất chế biến cao su, giá cảhàng hóa liên tục giảm thất thường, nên để đảm bảo cho khoản phải thu của xí nghiệp không bị rơi vào khoản phải phải thu khó đòi, xí nghiệp đã giảm tỷ lệ khoản phải thu, tăng lượng hàng bán thu tiền ngay.Như vậy, trong 2 năm 2011 và 2012 khoản phải thu của xí nghiệp có xu hướng giảm xuống so với năm 2010 nguyên nhân là dochính sách thắt chặt tín dụng, giảm tỷlệvốn bị khách hàng chiếm dụng, nhằm tăng nguồn vốn tái đầu tư lên.
Sang năm 2012 thì tình hình có chút biến động, khoản mục này có tăng lên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
khoản phải thu tăng chứng tỏdoanh số bán tăng lên. Xí nghiệp thu mua và chếbiến Cà Phê Cao su là một xí nghiệp chỉ bán buôn, tức bán sản phẩm của xí nghiệp mới chỉ là bán thành phẩm của các công ty khác,bên cạnh đó thì doanh thu bán cũng khá lớn nên việc khoản mục phải thu lớn không có gìđáng ngạc nhiên.
Hàng tồn kho: Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì hàng tồn kho là một yếu tốhết sức quan trọng và có ý nghĩa.
Trong ba năm nghiên cứu thì nhìn chungđối với khoản mục hàng tồn kho có sự biến động không lớn, 2011 có tăng lên so với năm 2010 là 49,232,273 đồng tương ứng với tăng 23.63%. Đối với ngành sản xuất và chế biến cao su, có một đặc điểm là nguyên liệu chính đầu vào là tựkhai thác từmủ cao su, lượng mủ cao su nhiều hay ít tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, cách chăm bón, kỹthuật khai thác, và một yếu tố rất quan trọng là nguyên liệu đầu vào khi đem về phải sản xuất chế biến ngay, không thể đễdữtrữhàng tồn kho, vì vậy trong năm 2011 lượng hàng tồn kho tăng lên nguyên nhân là do tốc độ tăng lượng hàng sản xuất ra lớn hơn tốc độ tăng của lượng hàng tiêu thụ. Điều này thìđối với xí nghiệp không quá lo ngại. Sangnăm 2012 lượng hàng tồn kho đã giảm xuống so với năm 2011, chứng tỏ trong năm nay hàng hóa đã được tiêu thụ, bên cạnh đó thì xí nghiệp còn tồn một số hàng để giữ trữ cho các đơn đặt hàng tiếp theo.
Như vậy: Qua phân tích ta thấy tình hình sơ bộcủa xí nghiệp vềkhoản mục tài sản ngắn hạn không có sự thay đổi lớn, hơn nữa chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản nên sự thay đổi không làm ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của xí nghiệp.
Và mặc dù nội bộ tổng tài sản ngắn hạn có sự biến động nhưng tổng thể không ảnh hưởng đến tổng tài sản của xí nghiệp. Điều này chứng tỏ, nhận định tổng tài sản tăng lên qua ba năm không phải nguyên nhân chính từ tài sản ngắn hạn mà có thể là từ tài sản dài hạn.
+ Tình hình biến động tài sản dài hạn: Đối với Xí nghiệp thu mua và chế biến Cà Phê Cao Su thì tài sản dài hạn là một khoản mục chiếm tỷtrọng lớn trong tổng tài sản, năm 2010 chiếm tới 78 % đến năm 2012 tăng lên 89%, trong đó tài sản dài hạn chỉ bao gồm khoản mục tài sản cố định. Xí nghiệp không có các hoạt động đầu tư tài
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
thấp. Và điều này cũng phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong môi trường kinh doanh tại địa bàn Thị Xã Thái Hòa, chủ yếu là yêu cầu cho đầu tư cơ sở máy móc thiết bịphục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhìn vào bảng phân tích thì ta thấy tình hình tài sản dài hạn của xí ghiệp tăng liền qua 3 năm năm 2010 so với năm 2011 tăng lên 1,376,215,881 đồng tương ứng với tăng 35.34 %. Sang năm 2012 tiếp tục tăng thêm 1,170,422,261 đồng tức là tăng 22.21 % làm cho tổng tài sản dài hạn thời điểm hiện tại là 6,440,445,324 đồng, nguyên nhân đó chính là do hàng năm xí nghiệp có đầu tư thêm máy móc thiết bị và xây dựng thêm kho hàng. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đang thực sự mở rộng quy mô sản xuất, và sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu quả kinh tế, gia tăng lợi nhuận cho xí nghiệp, cho công ty.
Như vậy, qua phân tích ta thấy được rằng tổng tài sản của xí nghiệp tăng lên chủ yếu là do xí nghiệp đầu tư thêm máy móc thiệt bị, gia tăng lượng tài sản cố định mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm. Để biết được rằng xí nghiệp đang dùng nguồn tài trợ nào để hình thành nên tài sản cố định thì ta cần đi xem xét phân tích nguồn vốn hình thành nên tài sảnởxí nghiệp.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Bảng 2.3: Phân tích tình hình nguồn vốn của xí nghiệp qua 3 năm 2010-2012
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011
so với 2010
chênh lệch 2012 so với 2011
± % ± % ± % ± % ± %
A- NỢ PHẢI TRẢ 4,313,479,003 86.93 5,526,522,191 89.50 6,615,970,329 91.07 1,213,043,188 28.12 1,089,448,138 19.71 I. Nợ ngắn hạn 290,592,539 6.74 175,473,846 3.18 159,534,861 2.41 -115,118,693 -39.62 -15,938,985 -9.08 II. Nợ dài hạn 4,022,886,464 93.26 5,351,048,345 96.82 6,456,435,468 97.59 1,328,161,881 33.02 1,105,387,123 20.66 B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 648,474,276 13.07 648,404,276 10.50 648,369,276 8.93 -70,000 -0.01 -35,000 -0.01
I. Vốn chủ sở hữu 648,369,276 99.98 648,369,276 99.99 648,369,276 100 0 - 0 -
II. Nguồn kinh phí 105,000 0.02 35,000 0.01 0 - -70,000 -66.67 -35,000 -100
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4,961,953,279 100 6,174,926,467 100 7,264,339,605 100 1,212,973,188 24.45 1,089,413,138 17.64
(Nguồn sốliệu: từ các Báo cáo tài chính công ty các năm 2010-2012)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Nhận xét:
Tổng tài sản cúa xí nghiệp tăng lên thì tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản cũng phải tăng một lượng tương ứng.
Nguồn vốn được hình thành từ hai nguồn, một là nguồn vốn vay, hai là nguồn vốn từchủ sở hữu. Nhìn vào bảng phân tích trên thì ta thấy nguồn vốn chủ yếu của xí nghiệp là từ nợ vay và qua 3 năm thì nợ vay của xí nghiệp cũng đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Điều này có những mặt hạn chế và tích cực cụ thể, để đánh giá được điều đó ta cần đi xâu nghiên cứu cụ thể chi tiết từng khoản mục cấu thành nên nguồn vốn xí nghiệp.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủsở hữu là nguồn huy động từ trong chính nội bộcủa xí nghiệp, khi nguồn vốn này lớn, xí nghiệp sẽphải chi trảmột khoản chi phí tỷ lệ thuận với lợi nhuận tạo ra đó là cổ tức. Đây cũng là một hạn chế của nguồn vốn này so với nguồn nợ vay, khi xí nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn thì cũng chỉtrảmột lượng chi phí nhất định đó là chi phí lãi vay.
Nhìn chung qua 3 năm thì nguồn vốn chủ sở hữu của xí nghiệp dường như không có biến động, hoặc có biến động nhưng rất nhỏ, năm 2010 là 648,474,276 đồng và sang năm 2011 là 648,404,276 đồng tức là chỉ tăng 70,000 đồng do khoản nguồn kinh phí tăng lên nhưng thật sự đây là một con sốkhông trọng yếu. Sang năm 2012 thì cũng chỉcó sựbiến động rất nhỏ. Đó là việc giảm xuống của khoản nguồn kinh phí.
Như vậy sự biến động trong tổng nguồn vốn nguyên nhân chính xuất phát từ khoản nợ vay, và đây cũng chính là nguồn hình thành nên việc tăng lên của tài sản cố định trong 2 năm qua.
+ Nợ phải trả: Nợ phải trả gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Xí nghiệp có thể dùng nợ ngắn hạn hoặc nợ dài hạn để tài trợ cho tài sản, nhưng tùy vào từng trường hợp và điều kiện cụ thể xí nghiệp cần xem xét nên dùng nguồn nào sẽ mang lại hiệu quảcao nhất và an toàn nhất.
Trong 2 năm lại đây, xí nghiệp chủ yếu dùng nguồn nợ vay dài hạn đề tài trợ cho việc đầu tư tài sản cố định, điều này được thể hiện trong bảng phân tích qua 3 năm. Nguồn nợ vay tăng lên, năm 2010 là 4,022,886,464 đồng sang năm 2011 tăng lên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Sang năm 2012 con số này đã tăng lên 6,456,435,468 đồng tức là đã tăng 1,105,387,123 đồng tương ứng với tăng 20.66 % so với năm 2011.
Tỷ lệ tăng của nợ vay dài hạn tương ứng với tốc độ tăng của tài sản cố định, điềunày đã khẳng định được rằng, trong 2 năm qua so với năm 2010 thì tổng tài sản xí nghiệp tăng lên cụ thể đó là tài sản cố định, và nguồn hình thành nên tài sản đó chính là nợ vay dài hạn, đây cũng là một sự lựa chọn khá chắc chắn, mặc dù nó có chi phí cao hơn khoản vay ngắn hạn nhưng xí nghiệp sẽ đảm bảo được khả năng chi trả cho ngắn hạn.
Qua đây ta thấy, tình hình tài sản tăng lên đồng nghĩa với việc xí nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất, liệu đây có phải là một quyết định đúng đắn trong chính sách của xí nghiệp thì ta cần xem xét đến hiệu quảkinh tếmang lại từviệc tăng lên tài sản đó. Vì vậy ta cùng đi đánh giá xem xét báo cáo kết quảkinh doanh của xí nghiệp trong 3 năm qua.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ