Đánh giá công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm mủ cao su tại Xí nghiệp thu mua và chế biến Cà Phê Cao Su

Một phần của tài liệu Xí nghiệp thu mua và chế biến cà phê cao su (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH MỦ CAO SU TẠI XÍ NGHIỆP

3.1 Đánh giá công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm mủ cao su tại Xí nghiệp thu mua và chế biến Cà Phê Cao Su

3.1.1 Ưu điểm

Vềtổchức bộmáy quản lý.

Xí nghiệp thu mua và chếbiến Cà Phê và Cao Su là một đơn vịtrực thuộc công ty TNHH một thành viên Cao Su Nghệ An nhưng lại có bộmáy quản lý riêng nên công việc quản lý được thực hiện khá trôi chảy ít phụthuộc vào đơn vịcấp trên, đồng thời trong nội bộxí nghiệp thì có sựphân công khá rõ ràng, tinh gọn vì vậy đảm bảo cho công việc được hoàn thành tốt, kịp thời trong công tác cung cấp thông tin và ra quyết định.

Vềtổchức bộmáy kếtoán xí nghiệp

Mặc dù bộ máy kế toán của xí nghiệp chưa được đầy đủ và chủ yếu là cán bộ mới còn trẻ chưa có kinh nghiệp trong công việc nhưng xí nghiệp đã nổlực khắc phục những tồn tại về trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kế toán bằng cách phân công công việc hợp lý và rõ ràng, những vị trí chủ chốt do kế toán có kinh nghiệm lâu năm đảm nhận, đồng thời giúp đỡ đội ngũ nhân viên trẻ thực hiện tốt công việc, nêu cao tinh thần làm việc và nâng cao trìnhđộ chuyên môn.

Vềtổchức hệthống tài khoản.

Nhìn chung xí nghiệp sửdụng các tài khoản theo đúng quyết định số15/2006- QĐ/BTC của bộ trưởng Bộ Tài Chính và thông tư 244/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính, đồng thời mở thêm các tài khoản cấp hai để theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, chứng tỏcông tác kế toán đãđược xí nghiệp chú trọng.

Vềtổchức hệthống chứng từkếtoán

Nhìn chung, hệ thống chứng từtại công ty được tổ chức đầy đủ và hợp lý căn cứ trên các quy định của chế độ chứng từ kế toán do Bộ Tài chính ban hành và đặc điểm kinh doanh của xí nghiệp. Đồng thời, kế toán cũng xây dựng được trình tựluân chuyển các loại chứng từphù hợp với từng loại nghiệp vụkinh tếtài chính khác nhau

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

một cách hợp lý. Nhờ thế, công tác kế toán nói chung được thực hiện minh bạch, rõ ràng, có căn cứ vững chắc và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại xí nghiệp được tiến hành chính xác, đáp ứng đầy đủ những thông tin cần thiết.

Vềtổchức hệthống sổsách

Xí nghiệp sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính nên sổ sách kế toán sử dụng tại xí nghiệp được thiết kế đúng và đủ theo quy định của BộTài Chính vềnhững mẫu sổ bắt buộc, đồng thời còn thiết kếthêm một số sổ đểphù hợp với tình hình thực tế tại xí nghiệp. Đồng thời, quy trình lưu trữ và bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán định kỳvà cuối năm chặt chẽ, theo đúng quy định của kếtoán trên máy vi tính.

Vềtổchức hệthống báo cáo

Nhìn chung, xí nghiệp đã lập đầy đủcác loại báo cáo theo quy định. Ngoài báo cáo tài chính được lập cuối niên độkếtoán thì giữa biên độ xí nghiệp còn lập báo cáo nộp cho tổng công ty, và còn lập thêm các báo cáo quản trị khi có yêu cầu.

Vềhình thức kếtoán

Hiện nay xí nghiệp áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính lựa chọn hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ, đây là hình thức ghi sổ trong trường hợp sổ nghiệp vụ trong kỳphát sinh không nhiều, điều này phù hợp với xí nghiệp. Bên cạnh đó kết hợp vơi phần mềm kếtoán giúp công việc kế toán được giảm bớt, sốliệu cập nhập qua sổ kếtoán thống nhất, tránh được bỏsót, nhầm lẫn.

Về đối tượng tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm

Đối với xí nghiệp đối tượng tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm là trùng nhau và điều phù hợp với thực tế tại xí nghiệp, điều này thuận tiện cho công việc kế toán cũng như dễdàng cung cấp thông tin cho bộphận quản lý xí nghiệp.

Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Việc lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo NVLTT, tính giá thành theo phương pháp giản đơn là tương đối phù hợp với quy trình sản xuất, trìnhđộ của bộ phận quản lý và phù hợp với đặc điểm tỷ trọng NVLTT chiếm phần lớn trong

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Vềkếtoán các khoản mục CPSX phát sinh trong kỳ - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên liệu trực tiếp của xí nghiệp chủ yếu là từ mủ cao su, mủ cao su được mua trực tiếp từ dân, đồng thời được đo độDRC là tỷlệquy mủ khô có các nhân viên của xí nghiệp cũng như của công ty cùng với cán bộtại các nông trường trực tiếp giám sát nên hao hụt là rất ít. Bên cạnh đó xí nghiệp còn thiết kếsẵn các bảng kê giao nhận mủthuận tiện cho việc theo dõi và kiểm tra.

Đối với một số chi phí NVL như củi, khí NH3…thì đã được quy định sẵn cho bao nhiêu khối lượng mủ, nên ít có trường hợp dư thừa lãng phí và phải hoàn nhập lại kho, điều này cũng hạn chếviệc thất thoát.

- Chi phí nhân công trực tiếp

Cách tính lương ở xí nghiệp khá dễ dàng, đối với người lao động chỉ cần biết đơn giá một ngày công nhân với sốngày công.

Chi phí nhân công mà xí nghiệp bỏ tra không căn cứ vào năng lực của từng cá nhân mà căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành của tập thể điều này là động lực đểcác công nhân tựnhắc nhởnhau làm việc.

- Chi phí sản xuất chung

Một thuận lợi đối với nhân viên kế toán là chi phí tại xí nghiệp được tập hợp riêng cho từng sản phẩm nên đối với chi phí sản xuất chung chỉ theo dõi chi phí khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất chung. Cuối kỳ, xí nghiệp tiến hành phân bổ cho hai sản phẩm chính là cà phê và cao su theo chi phí nhân công trực tiếp điều này dễ dàng cho công việc tính toán vì chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp tính toán khá chính xác.

3.1.2 Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên mà bộmáy kếtoán tại xí nghiệp đã nổlực đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chếcần được khắc phục.

Vềtổchức bộmáy kếtoán

Một nhược điểm lớn nhất mà em nhận thấy tại Xí nghiệp thu mua và chế biến Cà Phê Cao Su nói riêng, tại các công ty nói chung đó là các cán bộ trong bộ máy tổ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

viên trình độ chuyên môn thấp vẫn được tuyển dụng. Điều này làmảnh hưởng tới kết quảhoạt động kinh doanh của xí nghiệp.

Vềchứng từkếtoán

Mặc dù chứng từtại xí nghiệp được luân chuyển theo đúng trình tự, nhưng một nhược điểm là các chứng từtại xí nghiệp thường lập chậm, đặc biệt là phiếu nhập kho, điều này dẫn đến các sai sót, trùng lặp, nhiều khi có sựthiếu sót bỏqua hay làm tắt.

Vềtài khoản, sổsách kếtoán

Đặc trưng của hình thức chứng từghi sổ là căn cứvào chứng từghi sổ đểghi sổ tổng hợp nhưng một số nghiệp vụ kếtoán không tập hợp lên chứng từ ghi sổ mà căn cứvào phiếu chi và phiếu xuất kho ghi lên sổtổng hợp.

Kếtoán ghi theo trình tựthời gian lên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và theo nội dung kinh tế lên Sổ cái, nhưng trong xí nghiệp bỏ qua sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

Điều này sẽlàm cho công tác kếtoán của xí nghiệp đễghi sai và khó kiểm tra.

Vềhình thức kếtoán

Hiện nay xí nghiệp đang áp dụng hình thức kếtoán trên máy vi tính có sửdụng phần mềm kế toán để hạch toán, ngoài những ưu điểm nó mang lại, có một nhược điểm rất lớn đó là làm cho kế toán hạch toán một cách máy móc, nguyên tắc, thường không hiểu bản chất nghiệp vụ, nếu có sai sót sảy ra thường không biết nguyên nhân và cách điều chỉnh, thêm nữa phần mềm kế toán sử dụng chưa có các chức năng như tự động phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ… Nên kế toán phải nhập nghiệp vụ như kế toán bằng tay.

Vềkếtoán các khoản mục CPSX phát sinh trong kỳ

Chi phí nguyên vt liu trc tiếp

Với đặc thù là xí nghiệp chế biến cà phê cao su, một số NVL như khí NH3, Amoniac...do không được bảo quản đúng cách nên tỷ lệ hư hỏng cao, bên cạnh đó xí nghiệp đưa ra định mức cho chi phí NVL nên xí nghiệp phải nổlực kiểm soát chi phí này dưới định mức, NVL phụ có thể bị cắt giảm khối lượng NVL định mức trên một tấn sản phẩm, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, kéo theo ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của xí nghiệp, mặt khác chỉ định mức khối lượng mà không

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

được phân quyền cho từng bộ phận quản lý nên rất dễ xảy ra hiện tượng thông đồng, mua NVL chất lượng thấp, cắt xén khối lượng NVL vì tư lợi cá nhân.

Các loại chi phí như củi đốt, điện sản xuất, xăng dầu, bao bì đựng mủ, bao bì đóng gói… được kếtoán hoạch toán vào chi phí NVLTT, những loại nhiên liệu, dụng cụ này không phải là NVL, cấu thành sản phẩm và chỉ tham gia hoàn thiện sản phẩm nên việc hạch toán các khoản chi phí vào chi phí NVL TT là không phù hợp.

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí lương trả cho bộphận bảo vệ, y tế được kếtoán công ty hạch toán vào chi phí NCTT là không phù hợp, bộ phận này không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chế biến nên hạch toán như vậy là không đúng bản chất của khoản mục chi phí này.

Các chi phí như BHXH, BHYT, BHTN xí nghiệp không trực tiếp đóng cho người lao động mà lại trả cho người lao động thông qua tài khoản chi phí nhân công trực tiếp sau đó yếu cầu công nhân đóng lại theo đúng tỷlệ quy định. Đây là một bất cập không chỉ ởmỗi xí nghiệp mà với nhiều công ty khác hiện nay đang áp dụng. Điều này được giải thích là vì trong xí nghiệp không phải tất cả các công nhân đều lao động trên 3 tháng vì vậy khó quản lý, nên công ty thực hiện chính sách này vừa lợi cho người lao động, nhưng lại trái với quy định của pháp luật.

Chi phí sản xuất chung

Với đặc điểm mủcao su là sản phẩm công nông nghiệp, thời vụcho mủcủa cao su là thường từtháng 5-12, mùa vụ chính là từtháng 6-9, và từtháng 1-4 thì chủ yếu làm các dich vụ, hoạt động sản xuất diễn ra rất ít nhưng công ty lại sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng tức là chi phí khấu hao trong mỗi tháng là như nhau trong khi chi khoản mục chi phí này chiếm một tỷlệ không nhỏ trong tổng giá thành sản phẩm.

Một số khoản mục chi phí như chi phí điện, nước xí nghiệp tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm nhưng trên thực tế xí nghiệp chỉ ước lượng vì rất khó có thểtách rời khoản phục chi phí này cho từng loại sản phẩm. Điều này có thểcóảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm của từng loại.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Xí nghiệp sử dụng tiêu thức tiền lương để phân bổ chi phí sản xuất chung đối với tình hình hiện tại của xí nghiệp là không phù hợp, vì hiện nay máy móc đã hiện đại hóa không như trước kia lao động chủyếu là nhờ sức lao động chân tay, như phơi xấy, cán mủnên tiền lương tỷlệvới chi phí khấu hao TSCĐ. Điều này sẽlàm cho việc tính toán giá thành sản phẩm mủcao su và cà phê có thể không được chính xác.

Một phần của tài liệu Xí nghiệp thu mua và chế biến cà phê cao su (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)