5. Kết cấu luận văn
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn
1.2.1. Môi trường chính trị - pháp luật.
Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến thu hút vốn đầu tư. Rõ ràng, khi tình hình chính trị không ổn định (nhất là thể chế chính trị) và đi liền với nó là luật pháp thay đổi, những cái phù hợp ngày hôm qua sẽ không còn phù hợp với ngày hôm nay và sẽ trở thành lạc hậu, thậm chí phải phá sản. Hậu quả của sự phân bố ấy là sự thiệt hại về lợi ích của các nhà đầu tư. Kinh nghiệm của hầu hết các nước cho thấy, khi tình hình chinh trị mất ổn định, thậm chí có dấu hiệu không ổn định thỡ các nhà đầu tư sẽ thu hẹp đầu tư hoặc ngừng việc đầu tư của mình lại. Ngược lại, khi các điều kiện khác của môi trường đầu tư không đổi, thì chính trị ngày càng ổn định và độ tin cậy ngày càng cao, càng hấp dẫn nhà đầu tư bỏ vốn sản xuất kinh doanh. Đầu tư có hiệu quả không nhất thiết có nghĩa là đầu tư nhiều hơn. Các chính sách khuyến khích lành mạnh bao gồm quản lý, các định chế và quyền sở hữu tốt có thể giúp thu hút đầu tư tư nhân nhiều hơn cả trong và ngoài nước.
Mặt khác, pháp luật là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, ổn định, có ảnh hưởng mạnh mẽ, tác động tích cực đến lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Hành lang pháp lý đồng bộ thông thoáng sẽ là điều kiện hấp dẫn, thu hút các nguồn vốn đầu tư, tạo được một môi trường kinh tế thuận lợi, có tính cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp phát huy có hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư, đó cũng là cơ sở để thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của vốn đầu tư.
Ngược lại, một hệ thống cơ chế các chính sách gò bó, thiếu đồng bộ có ảnh hưởng tiêu cực đến việc đầu tư vốn vào các dự án sẽ thu hẹp vốn đầu tư.
Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng đến tất cả các khâu của quá trình đầu tư vốn vào sản xuất cụ thể:
- Đối với hoạt động huy động vốn: Hệ thống pháp luật đồng bộ với những chính sách kinh tế phù hợp, mức lãi suất hấp dẫn sẽ có tác dụng thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước để phục vụ nền kinh tế.
Một nền kinh tế với mạng lưới các tổ chức tín dụng, thị trường chứng khoán, công ty cổ phần,…hoạt động rộng khắp trên toàn lãnh thổ, từ thành phố tới nông thôn trong sự bảo hộ bằng pháp luật của nhà nước, với nhiều hình thức, phương thức huy động vốn thích hợp sẽ là cơ sở để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tập trung cho đầu tư vào các dự án. Ngược lại, hệ thống pháp luật gò bó, thiếu đồng bộ, không ổn định, các trung gian tài chính, công ty cổ phần thị trường chứng khoán chưa phát triển rộng khắp, mới tập trung ở các thành phố, thị xã cũng sẽ đồng nghĩa với việc bỏ sót nguồn nhân lực trong xã hội cho đầu tư phát triển.
Như vậy, cốt lõi của nền kinh tế là quyền sở hữu, quyền được hưởng các thành quả lao động trên đất đai và từ việc cải tạo đất đai, sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Quyền được hưởng trực tiếp hoa lợi từ vốn sản xuất sẽ thúc đẩy việc đầu tư vào các nhà máy, trang thiết bị. Việc xây dựng cơ sở pháp luật rõ ràng cho quyền sở hữu và chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản tư nhân sẽ là tín hiệu cho các chủ doanh nghiệp và đầu tư tư nhân biết rằng hoạt động kinh tế tư nhân được chính thức được thừa nhận và khuyến khích. Mặt khác, trên cơ sở thừa nhận này, các cá nhân thành lập doanh nghiệp sẽ dựa vào sự bảo vệ của luật pháp cho các hoạt động làm ăn trong tương lai của họ.
- Đối với việc thu hồi vốn: Các cơ chế, chính sách tài chính như: Luật thuế, luật khuyến khích đầu tư, luật doanh nghiệp,…có ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới quá trình thu hồi vốn đầu tư khi nhà nước có cơ chế, chính sách phù hợp, quy định tỷ lệ phân phối thu nhập (như: nộp thuế, trích lập các quỹ…)
thích hợp vừa đảm bảo để tích luỹ, vừa khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất sẽ có ý nghĩa mở rộng nguồn vốn đầu tư trong dài hạn.
1.2.2. Môi trường kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô .
Môi trường kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn cho đầu tư phát triển. Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm sự ổn định về kinh tế, giá cả, sức mua, sự thay đổi mức thu nhập, tốc độ tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại,…các chính sách vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại…luôn có ảnh hưởng tới các quyết định tích luỹ hay tiêu dùng tiết kiệm và đầu tư. Do đó, cần phải tạo lập môi trường chính sách cũng như đưa ra các biện pháp phải theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường để phân tích, dự đoán. Nhà nước có thể tạo ra những tác động điều tiết môi trường vĩ mô, qua đó tạo khả năng thuận lợi cho các chủ thể kinh tế trong quá trình huy động vốn.
Lượng vốn huy động cho đầu tư phát triển phụ thuộc vào quy mô tăng trưởng GDP và tỷ lệ GDP cho tích luỹ đầu tư phát triển.
Với một lượng GDP nhất định thì quy mô vốn đầu tư phụ thuộc tỷ lệ phân chia giữa tích luỹ và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ này không đổi thì nó phụ thuộc vào quy mô thu nhập quốc dân.
Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi tiêu dùng. Tiết kiệm và đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sử dụng vốn phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Tiết kiệm là cơ sở để hình thành nên nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, khi nguồn vốn đó được sử dụng để đầu tư phát huy có hiệu quả sẽ tác động trở lại, mở rộng quy mô tiết kiệm.
Sự tương đương giữa số tiết kiệm và số lượng đầu tư xuất phát từ tính chất song song của các quá trình giao dịch một bên là nhà sản xuất và bên kia là người tiêu dùng, hay là người mua sắm trang thiết bị sản xuất. Xét về tổng
thể, số lượng dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng (tức là tiết kiệm), không thể khác với phần tăng thêm vào trang thiết bị sản xuất (đầu tư) với mỗi khối lượng này đều bằng phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng.
* Chính sách tài khóa.
Chính sách tài khoá là việc chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Chính sách tài khoá có ảnh hưởng quan trọng tới việc sử dụng các nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển. Chính phủ có thể giảm thuế hay tăng chi tiêu sẽ khuyến khích doanh nghiệp, dân cư đầu tư vốn sản xuất kinh doanh, tạo ra công ăn việc làm mới; hoặc khi chính phủ tăng thuế hay cắt giảm chi tiêu sẽ thu hẹp quy mô sản xuất, giảm sút đầu tư, hạn chế việc mở rộng doanh nghiệp cũng như thành lập doanh nghiệp mới.
* Chính sách tiền tệ.
Việc điều hành công cụ của chính sách tiền tệ có tác động trực tiếp đến huy động vốn cho đầu tư phát triển. Với chính sách tiền tệ mở rộng, tăng mức cung tiền, hạ lãi suất sẽ khuyến khích đầu tư, tăng số lượng doanh nghiệp và mở rộng quy mô hoạt động. Với chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm cung tiền, giữ lãi suất ở mức cao thì sẽ hạn chế đầu tư và tiêu dùng phát triển.
* Tỷ giá.
Tỷ giá hối đoái tác động đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế, và làm khả năng cạnh tranh sẽ tăng, xuất khẩu tăng, thu nhập giảm, do đó, dễ kích thích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong nước. Ngược lại, khi đồng nội tệ mất giá, dân chúng sẽ có xu hướng tích luỹ đồng ngoại tệ mà ít gửi vào ngân hàng.
* Lãi suất huy động.
Mức độ phù hợp giữa lãi suất và lợi nhuận của các doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến lượng vốn cho đầu tư phát triển. Các dự án đầu tư phải thu
được lợi nhuận bù đắp được chi phí cơ hội của vốn bỏ ra (lãi suất). Ở mức lãi suất thấp sẽ có nhiều dự án được đầu tư hơn ở mức có lãi suất cao.
Để các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển bền vững thì lãi suất vốn vay để đầu tư phải tương đương với (hoặc nhỏ hơn) khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Do đó, lãi suất tín dụng chủ yếu phải hình thành qua quan hệ sử dụng vốn trên thị trường, chứ không phải dựa vào ý chí của nhà nước. Nếu lãi suất tín dụng nhỏ hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao thì doanh nghiệp sẽ vay nhiều vốn, mở rộng sản xuất hoạt động.
* Lạm phát.
Lạm phát có thể xảy ra trong nền kinh tế thị trường ở các mức độ khác nhau. Trong điều kiện lạm phát, đồng tiền không còn thực hiện trọn vẹn các chức năng của nó. Do đó, nó gây ra những khó khăn về tài chính cho đất nước. Chẳng hạn, những món nợ phát sinh trong kỳ trước, khi có lạm phát đó trở nên thuận lợi cho các con nợ và gây bất lợi cho chủ nợ. Vì vậy, việc huy động vốn rất khó khăn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền gửi của dân vào các tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian tài chính khác.
1.2.3. Sự phát triển của các tổ chức huy động vốn.
Các tổ chức huy động vốn hoạt động ổn định, có hiệu quả và tăng về quy mô, chất lượng hoạt động tạo ra sự an tâm giao dịch dài hạn của khách hàng.
Uy tín của các tổ chức này là nhân tố rất cần thiết để tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau giữa người gửi tiền với người huy động vốn. Nếu các tổ chức huy động vốn không tạo dựng được sự ổn định và uy tín của mình thì không thể nắm trong tay một lượng khách hàng ổn định. Sự ổn định của toàn bộ hệ thống các tổ chức trung gian tài chính, các tổ chức tín dụng luôn luôn là một sự khích lệ lớn lao đối với khách hàng khi khách hàng gửi tiền đó cú sự tin tưởng và có mối quan hệ khăng khít với tổ chức tín dụng thì việc thu hút tiền gửi sẽ trở
nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều; đồng thời cũng tạo thế chủ động cho các tổ chức tín dụng trong quá trình sử dụng vốn huy động. Chính phủ phải có luật bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo mọi quyền lợi, lợi ích của người gửi tiền sau này khi có bất cứ chuyện gì xảy ra. Các nhân tố như cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức huy động vốn, các lợi ích vật chất mà các tổ chức huy động vốn đem lại cho dân cư, các hình thức huy động vốn hoặc các chính sách huy động vốn cũng ảnh hưởng đến huy động vốn trong dân. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh công nghệ của bản thân ngân hàng. Thời đại ngày nay, công nghệ tin học có thể làm thay đổi thói quen trong cuộc sống. Trong điều kiện như vậy, hoạt động ngân hàng sẽ trở thành vật cản, và không thu hút được nhiều khách hàng nếu ngân hàng không biết chủ động đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá. Hiện nay, ở nhiều quốc gia, tiền giấy đang được thay thế dần bởi tiền nhựa, và như vậy dịch vụ ngân hàng sẽ trở thành cầu nối tự nhiên giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên phạm vi rộng lớn. Công tác thanh toán của ngân hàng làm tốt sẽ thu hút được nhiều thành phần kinh tế và dân cư mở tài khoản, gửi tiền và thanh toán qua ngân hàng. Do đó, khối lượng tiền mặt sử dụng trong lưu thông sẽ giảm xuống, ngân hàng sẽ có được nguồn vốn to lớn.
1.2.4. Các nhân tố khác.
Các vấn đề về tâm lý xã hội, thu nhập của người dân…cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn. Hoạt động của các trung gian tài chính nhằm thu hút, động viên mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội phục vụ cho phát triển kinh tế đòi hỏi phải có tính động viên và khả năng thu hút cao, phải có những biện pháp thích hợp để thoả mãn nhu cầu và tâm lý khách hàng. Cần tạo ra tâm lý coi trọng tích luỹ, khuyến khích làm giàu trong toàn xã hội. Xây dựng khuynh hướng tiết kiệm, tăng cường tích luỹ, tạo năng lực mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp.
Thu nhập của dân cư có ảnh hưởng rất lớn tới việc huy động vốn. Rõ ràng là khi người dân có thu nhập cao thì việc huy động vốn là rất thuận lợi, ngược lại thu nhập của người dân thấp thì khả năng huy động vốn là khó khăn hơn.