Tình hình huy động vốn đầu tư trong nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 86)

III. Phân theo cấu thành

2.2 Tình hình huy động vốn đầu tư trong nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

2.2.1. Các tổ chức ngân hàng và tài chính ở Vĩnh Phúc.

2.2.1.1 Các tổ chức ngân hàng.

- Chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc: Làm chức năng tổ chức và điều hoà lưu thông tiền tệ, thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và giám sát, thanh tra các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng chuyên doanh.

- Các ngân hàng chuyên doanh: Quan hệ trực tiếp với khách hàng trong việc kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng (Bao gồm ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc, ngân hàng công thương Vĩnh Phúc).

- Các tổ chức tín dụng thực hiện kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Có 4 chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn) với ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, ngân hàng phát triển (trước là quỹ đầu tư phát triển).

2.2.1.2. Các tổ chức tài chính.

- Sở tài chính vật giá: Là cơ quan chuyên môn của Uỷ Ban nhân dân tỉnh, có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tài chính, giá cả theo quy định của pháp luật, đồng thời, thực hiện cân đối thu chi ngân sách của địa phương.

- Kho bạc nhà nước: Thời kỳ 1990 - 1996 khi luật ngân sách chưa ra đời, toàn bộ các khoản thu của ngân sách đều do cơ quan thuế, hải quan và các cơ quan khác thực hiện. Kho bạc nhà nước không thực hiện thu trực tiếp. Đối với các khoản thu của ngân sách xã chưa được tập trung vào ngân hàng qua kho bạc mà thực hiện thu, chi tại xã. Kho bạc cũng không được quản lý nguồn thu

này. Đến thời kỳ năm 1997 cho đến nay, khi luật ngân sách được ban hành vào ngày 20/03/1996 đưa vào thực hiện thì ngân sách nhà nước được chia làm 4 cấp: Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã.

Kho bạc đã dần dần thực hiện trực tiếp thu các khoản ngân sách nhà nước. Số thu trực tiếp của kho bạc trong tổng thu ngân sách nhà nước đạt tỷ lệ cao.

Ngoài công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước, từ năm 1992 kho bạc nhà nước còn thực hiện công tác tín dụng nhà nước bao gồm việc huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội để hỗ trợ cho ngân sách nhà nước thông qua các hình thức phát hành tín phiếu, trái phiếu, công trái xây dựng tổ quốc, cho vay từ quỹ quốc gia để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho tỉnh cũng như giải quyết việc làm cho người lao động …

- Thuế nhà nước: Thực hiện chủ yếu là thu ngân sách. Cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống chính sách thuế ngày càng được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện tạo thành một hành lang pháp lý cho việc thu thuế được thuận lợi và có hiệu quả.

- Quỹ hỗ trợ phát triển Vĩnh Phúc: Nhiệm vụ chính là thực hiện tín dụng đầu tư phát triển với các dự án thuộc diện ưu đãi. Nguồn vốn cho vay do trung ương chuyển về và từ số nợ gốc và lãi thu được theo các hợp đồng tín dụng của các đơn vị. Tuy nhiên, các quỹ hỗ trợ phát triển chưa thực hiện được việc huy động vốn ngoài xã hội để bổ sung nguồn vốn đẩu tư phát triển. Chính vì vậy, hiện nay cãc quỹ hỗ trợ phỏt triển Vĩnh phúc đó được chuyển thành ngân hàng phát triển để nhằm thực hiện thu hút vốn tốt hơn.

- Bảo hiểm: Do hiệu quả kinh tế - xã hội, do tính ưu việt nên hoạt động bảo hiểm tại Vĩnh Phúc được triển khai khá mạnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc có 2 công ty bảo hiểm là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.

2.2.2. Huy động vốn qua các tổ chức tín dụng.

Nguồn vốn huy động tại chỗ chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn và có vai trò rất quan trọng trong việc duy trỡ, nâng cao hiệu quả huy động của các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn này đảm bảo cho các tổ chức tín dụng chủ động trong việc huy động vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn toàn xã hội thông qua việc tập trung các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vào ngân hàng để đầu tư cho nền kinh tế đồng thời tạo thu nhập cho người gửi tiền. Đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tăng cường huy động vốn còn là một trong các biện pháp tạo công ăn, việc làm, giải quyết tình trạng đông biên chế hiện nay...

Trong thời gian qua, ngành ngân hàng Vĩnh Phúc đã sử dụng các phương thức huy động đa dạng, kết hợp linh hoạt các công cụ lãi suất đó thu hút được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay đối với nền kinh tế. Đến 31-12-2009, tổng nguồn vốn huy động ước đạt 6.944 tỷ đồng, tăng 20,07% so với cuối năm 2008. Trong đó tiền gửi các tổ chức kinh tế: 2.316 tỷ đồng, tiền gửi tiết kiệm: 4.554 tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá: 74 tỷ đồng. Tiền gửi bằng VNĐ đạt: 5.798 tỷ đồng, chiếm 83,5%. Tiền gửi bằng ngoại tệ đạt: 1.146 tỷ, chiếm 16,5%, tổng nguồn vốn huy động. Ngành Ngân hàng đã khai thác và sư dụng nguồn vốn huy động tại chỗ để cho vay, thực hiện tốt mục tiêu của ngành và góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Công tác cho vay vốn của các Ngân hàng thương mại đó đạt được kết quả tích cực, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 2,1%. Đến 31-12-2009, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước đạt 9.133 tỷ đồng, tăng 18,68% so với cuối năm 2008. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 5.560 tỷ đồng; tăng 22,73% so với cuối năm 2008; chiếm 60,87% trên tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 3.573 tỷ, tăng 58,87% so với cuối năm 2008; chiếm 39,13% trên tổng dư nợ. Với chính sách thắt chặt tiền tệ vừa

qua các tổ chức tín dụng tập trung vốn đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa các dự án đầu tư SXKD và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi có hiệu quả có khả năng trả nợ đúng hạn, cho vay kinh tế hộ, các thành phần kinh tế tập trung đầu tư cho vay các dự án, chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh. Bên cạnh đó các tổ chức tín dụng đó chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong đó chú trọng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra đồng thời chấp hành đúng quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra các ngân hàng rất chú trọng hướng tới đầu tư đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đây là khu vực được coi là nhiều tiềm năng có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tính đến 30-11-2009 các ngân hàng trên địa bàn đáp ứng nhu cầu về vốn cho trên 1.300 doanh nghiệp chiếm trên 52% tổng số doanh nghiệp trong tỉnh. Dư nợ cho vay các doanh nghiệp trên 5.000 tỷ đồng chiếm trên 55% tổng dư nợ trên địa bàn. Doanh số cho vay các doanh nghiệp hàng tháng trên 3.000 tỷ đồng.

* Một số nhận xét về kết quả huy động vốn của các tổ chức tín dụng.

- Thứ nhất: Vốn huy động tăng nhanh với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng tài sản cho thấy các tổ chức tín dụng đó nâng cao được uy tín, chất lượng phục vụ và đó huy động tốt các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Cụ thể: nguồn vốn huy động tại địa phương vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là điều kiện quan trọng để các ngân hàng mở rộng tín dụng, đầu tư vốn phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Thứ hai: Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, nguồn tiền gửi dân cư tăng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế giảm. Vốn trung và dài hạn thấp, tiền gửi VNĐ chủ yếu là không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng. Vốn huy động trên 12 tháng chủ yếu bằng ngoại tệ và

dưới hình thức kỳ phiếu. Nguồn tiền gửi của dân cư phần lớn là những món nhỏ, mang tính chất tiết kiệm, để dành. Còn các quỹ tín dụng chủ yếu hoạt động tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa nên có số dư tiết kiệm dưới 10 triệu chiếm tới 92% tổng số sổ và bằng 62% tổng số tiền gửi.

* Các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn của các tổ chức tín dụng.

- Mạng lưới ngân hàng ngày càng được mở rộng, cùng với nhịp độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh thì hệ thống các tổ chức tín dụng tại tỉnh tăng trưởng một cách mạnh mẽ và ngày càng đa dạng về số lượng, quy mô, loại hình… với trình độ, năng lực quản lý của cán bộ ngày càng được nâng cao.

- Tình hình kinh tế xã hội ổn định. Toàn tỉnh đã và đang thực hiện những bước đột phá nhằm tăng trưởng kinh tế qua việc chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, khôi phục, phát triển làng nghề và tạo ra các khu công nghiệp tập trung. Hàng năm giải quyết được một số lượng lớn lao động của tỉnh với thu nhập ngày càng tăng từ đó cũng thu hút được một lượng tiền lớn vào các ngân hàng thông qua tiền gửi tiết kiệm.

- Cùng với việc hiện đại hoá hệ thống thanh toán, các ngân hàng đó sử dụng nhiều hình thức huy động mới khuyến khích khách hàng, cũng như kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng qua công tác tuyên truyền hết sức hấp dẫn như: Tiết kiệm gửi góp, kỳ phiếu với nhiều kỳ hạn và cách thức trả lãi đa dạng, đặc biệt là các ngân hàng dùng lãi suất hợp lý như là một công cụ hữu ích để đảm bảo lợi ích giữa người gửi, ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn …

2.2.3. Huy động vốn qua ngân sách nhà nước.

Ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Được thể hiện qua 2 khoản thu và chi ngân sách nhà nước.

* Thu ngân sách nhà nước

Bảng 2.5. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 – 2009

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng số 4.486,5 5.704,6 9.198

I Tổng thu trên địa bàn 4.414,7 5704,2 9.198

1 Thu từ kinh tế trung ương 37,7 47,8 50

2 Thu từ kinh tế địa phương 790,2 892,5 1.155,1

2.1 Thu từ kinh tế nhà nước 25,5 23,6 30

2.2 Thuế tiểu thủ CN, thương nghiệp và DV

ngoài quốc doanh 137,7 197,6 290

2.3 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 0,6 0.5 1,1

2.4 Thuế thu nhập 47,8 67,4 90

2.5 Thu kinh tế địa phương khác 578,6 603,4 744

3 Thu từ khu vực KT có VĐT nước ngoài 2.629,1 3640,7 6.292,9

4 Thuế xuất, nhập khẩu 957,7 1.123,2 1.700

II Trợ cấp từ trung ương 71.8 0.4 -

“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009 ”

- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000

Kinh tế trung ương Kinh tế địa phương

Khu vực KT có VĐT nước ngoài

Thuế xuất, nhập k hẩu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng liên tục tăng, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây. Giai đoạn 2007 - 2009 thu ngân sách vẫn tăng ở mức cao, đạt 4.486,5 tỷ đồng vào năm 2007 (trong đó, thu nội địa đạt 790,2 tỷ đồng) và 9.198 tỷ đồng vào năm 2009 (trong đó, thu nội địa đạt 1.155,1 tỷ, thu xuất khẩu và thuế GTGT hàng xuất khẩu đạt 7.040 chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu).

Tỷ lệ huy động vào ngân sách so với GDP tăng mạnh từ 5,75% năm 1997 lên 35,64% năm 2005 và 41,29% năm 2008 sau đó giảm xuống khoảng 27,5% năm 2009.

Hình 2.7. Biểu đồ thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 - 2009

Trong cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có một số điểm đáng lưu ý:

Thu thuế xuất - nhập khẩu từ năm 2006 có xu thế giảm, điều này hợp với quy luật do sự gia tăng của sản xuất công nghiệp được miễn trừ và đây cũng là kết quả của việc thực hiện các cam kết quốc tế về cắt giảm thuế quan.

Thu thuế xuất nhập khẩu năm 1998 khi mới bắt đầu có thu thuế XNK mới chỉ đạt 170 tỷ đồng thì đến năm 2002 đã đạt 1.220 tỷ đồng, nhưng đến năm 2006 thu từ thuế XNK và GTGT chỉ còn 757,8 tỷ đồng, giảm bình quân hàng năm trong giai đoạn này là (-) 4,9%. Tuy nhiên, từ năm 2007 thu thuế XNK xu hướng gia tăng trở lại, năm 2007 đạt 957,8 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2006 và năm 2009 đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 77,4% so với năm 2007.

Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng nhanh. Năm 1997 mức thu từ khu vực này mới chỉ đạt 24,3 tỷ đồng, bằng 22% tổng thu ngân sách thì đến năm 2000 đã đạt 163,3 tỷ đồng, bằng 24% tổng thu ngân sách. Đến năm 2009 thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 6.292,9 tỷ đồng, bằng 61,3% tổng thu ngân sách trên địa bàn, tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001 - 2009 là 54,87%/năm. Nếu tính cả thu thuế XNK và VAT hàng nhập khẩu vào khu vực này thì thu của khu vực này chiếm 85,7% tổng thu ngân sách trên địa bàn.

Một điểm đáng lưu ý khác là tỷ lệ thu từ sử dụng đất cũng gia tăng nhanh chóng từ 4,6 tỷ đồng năm 1997 tăng lên đến 165 tỷ đồng năm 2005 (chiếm khoảng12% tổng số thu trên địa bàn) và 895 tỷ đồng năm 2009, tăng bình quân cả thời kỳ 1997- 2009 đến 61,5%/năm. Điều này chứng minh cho quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá trên địa bàn gắn liền với việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất cho sử dụng phi nông nghiệp tăng nhanh.

* Chi ngân sách nhà nước.

Bảng 2.6. Chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 – 2009

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng chi 2.483,7 3.276,3 4.814,3

I Chi đầu tư phát triển 1.084 1.629,2 2.808,7 Trong đó: Chi ĐTXDCB 644,9 1.183,5 2.267,1 II Chi thường xuyên 1.399,7 1.647,1 2.005,6

1 Chi quản lý hành chính 262,5 325,6 330,6

2 Chi sự nghiệp kinh tế 77,8 87,9 190,2

3 Chi sự nghiệp xã hội 796,7 1.082,3 1.220,8

Trong đó:

3.1 Giáo dục, đào tạo 487,9 650,4 746,7

3.2 Y tế 186,5 247 187,6

3.3 Chi bảo đảm xã hội 40,6 53,7 115

3.4 Chi sự nghiệp xã hội khác 81,7 131.2 171,5

4 Chi thường xuyên khác 262,76 151,3 264

“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009 ”

- 1,000 2,000 3,000

Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Do nguồn thu ngân sách trong tỉnh tăng với tốc độ cao nên chi ngân sách được bố trí ngày càng tăng và hợp lý hơn. Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2009 ước đạt 10.574,3 tỷ đồng bằng 3,39 lần so với cả giai đoạn 2002 - 2005 là 3.118 tỷ đồng. Tính chung cả giai đoạn 2001 - 2009, tổng chi ngân sách nhà nước đạt 29.554 tỷ đồng. Năm 2009 dự toán chi 4.795 tỷ đồng, bằng 8,12 lần so với năm 2000 là 590,3 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001 - 2009 đạt 23,3%/năm.

Chi đầu tư phát triển giai đoạn 2006 - 2009 đạt 11.333 tỷ đồng, bằng 4,63 lần so với thực hiện giai đoạn 2001 - 2005. Chi đầu tư phát triển chiếm 4.,4% tổng chi ngân sách địa phương của cả giai đoạn 2001 - 2009.

Chi thường xuyên giai đoạn 2006 - 2009 đạt 9.071 tỷ đồng, bằng 2,87 lần so với thực hiện giai đoạn 2001 - 2005, chiếm 33,8 tổng chi ngân sách địa phương của cả giai đoạn.

Hình 2.8. Biểu đồ chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 - 2009

Chi ngân sách tăng nhanh, trong đó đặc biệt là chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo ... tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh chóng hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

2.2.4. Huy động vốn qua doanh nghiệp và dân cư.

* Đối với doanh nghiệp nhà nước.

Thực hiện nghị quyết TW 3, TW 9 (khoá IX) về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục phân loại Công ty nhà nước và Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước và quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 19/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010; Đến nay Vĩnh Phúc đã cơ bản hoàn thành đề án sắp xếp đổi mới các công ty nhà nước và đã chuyển đổi được 44 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó: cổ phần hoá 33 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, giải thể 02 doanh nghiệp, chuyển 2 doanh nghiệp sang đơn vị sự nghiệp có thu. Chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH: 4 đơn vị; sáp nhập 3.

Nhìn chung, Vĩnh Phúc đã phối hợp giải quyết tốt chế độ chính sách cho người lao động trong các doanh nghiệp chuyển đổi. Sắp xếp, đổi mới DNNN địa phương quản lý đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý, phương thức điều hành, phân cấp mạnh hơn cho các doanh nghiệp, do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng kế hoạch và điều hành sản xuất kinh doanh, chủ động về vốn, không để lỡ thời cơ kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập người lao động đều tăng, mang lại thiết thực cho người lao động, cho công ty và toàn xã hội. Ngoài ra, việc cổ phần hóa có hiệu ứng khá rõ nét đối với việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước. Tình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)