5. Kết cấu luận văn
1.4. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của một số nước trên thế giới và bài học đối
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
Đối với các nước phát triển và đang phát triển, để huy động và sử dụng có hiệu quả tất các nguồn lực trong nước cho đầu tư phát triển người ta đã sử dụng một cách đồng bộ các công cụ, biện pháp và hình thức khác nhau để huy động các nguồn vốn đầu tư của xã hội cụ thể như:
Một là: Cải cách hệ thống thuế để tăng nguồn thu vốn đầu tư.
Trung Quốc, từ tháng 01/1994 đã thực hiện hệ thống thuế mới, thông qua một loạt các hình thức mới như: thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế xã hội, không phân biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Giảm thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ 55% xuống 33%, thuế thu nhập cá nhân được áp dụng thống nhất cho cả người trong nước và người nước ngoài. Thay thế thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng, đơn giản về thuế suất. Chính vì vậy, cải cách thuế ở Trung Quốc đó tạo điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tương tự Hàn Quốc, việc sửa đổi hệ thống thuế để khuyến khích đầu tư như: giai đoạn 1961 - 1972, miễn thuế xuất khẩu; giai đoạn 1973 - 1979, tín dụng đầu tư và miễn giảm thuế khuyến khích các ngành công nghiệp nặng; từ
năm 1980 ban hành luật thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất 10% và chế độ thuế trung lập hơn để hỗ trợ quá trình điều chỉnh và tự do hoá cũng đó thu được nhiều thành công lớn.
Hai là: Khơi thông luồng vốn thông qua thị trường vốn (Thị trường chứng khoán).
Ngày nay, các nước phát triển và hầu hết các nước đang phát triển đều quan tâm đến việc phát triển thị trường chứng khoán nhằm thu hút được nguồn vốn của các doanh nghiệp và dân cư trực tiếp đầu tư phát triển, đồng thời tạo điều kiện kết nối vốn giữa các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính cũng như việc nâng cao khả năng đáp ứng một cách tối đa các nhu cầu về vốn của các nhà đầu tư. Lịch sử đó chứng minh sự phát triển của thị trường chứng khoán gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của nền kinh tế các nước như thị trường chứng khoán Anh (1773); thị trường chứng khoán Đức (1778); thị trường chứng khoán Mỹ (1792)…Các thị trường chứng khoán của các quốc gia nổi tiếng trong khu vực cũng đóng góp tích cực vào sự phồn vinh của nền kinh tế đang phát triển như thị trường chứng khoán Hồng Kông (1940); Thị trường chứng khoán Inđônêxia (1952)…ở nhiều nước có thị trường chứng khoán phát triển, các công ty nhỏ không đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán để thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, người ta đã thành lập các quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư mạo hiểm tạo điều kiện cho các công ty nhỏ này hoặc các công ty mới thành lập có thể tìm kiếm nguồn đầu tư cần thiết.
Ba là: Phát triển hệ thống các trung gian tài chính.
Việc phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả của các hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt đó cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng huy động được một cách tối đa các nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư. Trong những năm 80 của thế kỷ XX, hệ thống ngân hàng ở các nước Đông Nam Á chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Một số nước phần lớn các
khoản tiền gửi và vay là ngắn hạn. Tuy nhiên, ở một số nước đã xuất hiện xu hướng thời hạn gửi và cho vay được kéo dài ra. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng phát triển mạnh và chiếm thị phần ngày càng lớn đặc biệt là trong các công ty bảo hiểm và công ty đầu tư. Còn ở một số nước tư bản chủ nghĩa và các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các tổ chức tín dụng hợp tác xuất hiện như một xu hướng tất yếu, như là sự tự vệ của lực lượng sản xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ trước sự cạnh tranh khốc liệt có tính huỷ diệt của các tập đoàn tư bản lớn và các công ty độc quyền. Các tổ chức tín dụng hợp tác được tổ chức thành một hệ thống mạnh như ở Canada họ có hệ thống tín dụng Desjards với trên 1 triệu thành viên và số vốn tự có khoảng 350 triệu USD.
Bốn là: Tạo lập môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước.
Việc tạo lập môi trường đầu tư để xã hội có khả năng tích luỹ và việc huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Chính vì vậy, mà các nước đều quan tâm đến việc làm thế nào để tạo lập được môi trường đầu tư thuận lợi, hiệu quả, có nhiều cơ hội đầu tư và làm cho những người có vốn hoặc có khả năng huy động vốn muốn đầu tư.
Những yếu tố chung nhất trực tiếp tác động đến môi trường đầu tư mà các nước đều quan tâm tạo dựng đó là:
- Sự ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội.
- Luật pháp và sự ổn định về luật pháp nói chung.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.
- Các chính sách khuyến khích đầu tư và mức độ ổn định của các chính sách đó. Đặc biệt là chính sách thuế, vì các chính sách này không chỉ nhằm động viên nguồn thu ngân sách nhà nước mà còn có nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là nuôi dưỡng nguồn thu khuyến khích đầu tư, tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có tích luỹ, tiếp tục tái đầu tư và tạo ra nguồn lực tiềm tàng hơn cho đầu tư.
Năm là: Huy động vốn đầu tư thông qua việc tư nhân hoá các công ty của nhà nước.
Trong quá trình tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc sở hữu nhà nước, nhiều quốc gia đó tiến hành thực hiện tư nhân hoá. Đây không chỉ là giải pháp nhằm đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của các công ty, mà nó còn tạo điều kiện để nhà nước huy động được một lượng vốn đầu tư trong xã hội để chuyển sang đầu tư các dự án xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời qua đó, mở ra các lĩnh vực đầu tư mới cho xây dựng mà lâu nay nhà nước không đảm nhận.
Ví dụ: Malayxia đã thực hiện chương trình tư nhân hoá từ năm 1983.
Hình thức tư nhân hoá bao gồm:
- Cho thuê tài sản: Là hình thức cho thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước thuê quyền sở hữu các tài sản của nhà nước.
- Hợp đồng quản lý: Đây là hình thức chuyển nhượng trách nhiệm quản lý doanh nghiệp nhà nước sang khu vực tư nhân để đổi lấy một khoản tiền.
- Thực hiện chương trình BOT: Là quá trình chuyển nhượng ngược từ tư nhân sang chính phủ. Nghĩa là, ban điều hành tư nhân sẽ bỏ vốn đầu tư xây dựng các công trình công cộng, vận hành các công trình đó trong một thời gian nhất định và được toàn quyền hưởng lợi nhuận thu được từ các công trình công cộng đó như đường cao tốc, các khu du lịch giải trí…sau đó chuyển nhượng lại quyền sở hữu cho chính phủ khi hết thời hạn.
- Công ty hoá: Đây là hình thức thực hiện lập một bộ hay một cơ quan chính phủ thành một công ty chịu sự điều hành của hội đồng quản trị và có quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính. Ví dụ như Bộ viễn thông, bộ điện lực…
Nhờ có quá trình tư nhân hoá đó đem lại những hiệu quả tổng hợp cho nền kinh tế Malayxia như tốc độ tăng trưởng kinh tế được cải thiện hơn thông qua các dự án tư nhân hoá. Đặc biệt là các dự án dưới hình thức BOT và cải cách các doanh nghiệp nhà nước cũng làm giảm bớt gánh nặng tài chính cho chính phủ. Cụ thể, vào năm 1984, sau khi thực hiện tư nhân hoá thì tỷ lệ tăng chi tiêu của chính phủ chỉ có 7,79% so với 35,63% năm 1980. Đồng thời chính phủ Malayxia đã có những cam kết rõ ràng trong việc tư nhân hoá cơ sở hạ tầng, cũng như nhận thức rõ lợi ích đích thực trong việc thực hiện các dự án và có kế hoạch cải tiến cơ cấu tổ chức trở nên đơn giản, gọn nhẹ. Chính quá trình tư nhân hoá này mà mỗi năm chính phủ Malayxia có thể tiết kiệm được khoảng 8,2 tỷ Ringit kể từ năm 1992.
Sáu là: Thực hiện chính sách chi tiêu hợp lý, đẩy mạnh tiết kiệm trong xã hội.
Ở hầu hết các nước phát triển, vốn đầu tư của ngân sách các cấp đều được xác định rõ ràng lĩnh vực đầu tư. Ngân sách chi đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng, những công trình mà không thể thu hút được đầu tư từ xã hội do tính chất và đặc điểm công trình hoặc những công trình đó quá lớn cần phải có sự đầu tư của ngân sách nhà nước.
Để tăng tích luỹ, các nước đều đặt vấn đề đẩy mạnh tiết kiệm theo nghĩa rộng, chứ không chỉ trong chi tiêu hàng ngày, mà nguồn quan trọng nhất là tiết kiệm chi tiêu ngân sách. Vì vậy, các nước đó duy trì kỷ luật tài chính nghiêm ngặt, thường xuyên sửa đổi các chính sách vĩ mô không còn tác dụng.
Cụ thể: ở Hàn Quốc, vào những năm cuối của thập kỷ 70 của thế kỷ trước, tỷ lệ lạm phát tới gần 20%, chính phủ Hàn Quốc đã có quyết định cắt giảm các chi phí tài chính để khống chế lạm phát. Ngoài ra Hàn Quốc còn thành lập một Uỷ ban trung ương để vận động gửi tiết kiệm, kêu gọi ý thức tiết kiệm của toàn dân và tiến hành phong trào tiết kiệm. Song song với đó là ban hành
luật về mở rộng tiết kiệm, thực hiện ưu đãi về thuế cho tiền gửi tiết kiệm. Nhờ vậy, Hàn Quốc đó thu được thắng lợi to lớn là: Hạ tỷ lệ lạm phát xuống dưới mức cho phép, chi tiêu cá nhân giảm từ 84% GDP năm 1965 xuống 59%
GDP năm 1985 và tỷ lệ tiết kiệm tăng 16% năm 1965 lên 49% năm 1985. Bên cạnh Hàn Quốc là quốc gia Inđônêxia, khi thâm hụt ngân sách trong chi phí cho khu vực nhà nước vượt quá quy định vào năm 1986, chính phủ cũng thực hiện biện pháp tiết kiệm chi ngân sách và kết quả là ngân sách giảm mạnh mẽ và giảm sự thâm hụt ngân sách đến mức có thể kiểm soát được là 1,3% GDP vào năm 1989.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thứ nhất: Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn.
- Các giải pháp huy động vốn phải phối hợp và phát huy được sức mạnh tổng thể của hệ thống chính sách kinh tế như chính sách kinh tế nhiều thành phần, chính sách đất đai và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh được thể hiện bằng luật pháp, thông qua các công cụ tài chính, tiền tệ như hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán, hệ thống thuế khoá, các cải cách hành chính….
- Việc huy động vốn cho đầu tư phát triển không chỉ là chính sách đơn lẻ mà cần có sự phối hợp các giải pháp thực hiện, đa dạng các hình thức huy động, các kênh để phát huy tối đa hiệu quả của từng giải pháp, kết hợp như khai thác triệt để các giải pháp mang tính ngắn hạn và dài hạn.
Thứ hai: Khuyến khích mọi người dân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế thông qua việc tạo dựng môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi bằng việc ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, đẩy mạnh cải cách kinh tế, tài chính và pháp luật, tạo sự tin tưởng cho mọi người dân vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước.
Thứ ba: Duy trì sự ổn định chính trị xã hội, đảm bảo môi trường pháp lý ổn định và rõ ràng.
Thứ tư: Thu hút nguồn tiết kiệm triệt để trong toàn xã hội và sử dụng tiết kiệm cho đầu tư phát triển, có thời kỳ phải áp dụng hình thức tiết kiệm bắt buộc tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi.
Thứ năm: Vốn đầu tư chỉ phát huy hiệu quả tối đa trong một giới hạn nhất định và trong những điều kiện nhất định.
Việt Nam cần hết sức thận trọng trong các quyết sách lớn liên quan đến chương trình quốc gia trong đầu tư vào các ngành công nghiệp như xi măng, sắt thép, mía đường…
Tóm lại: Chương 1 đã nêu được những lý thuyết cơ bản về vốn và vai trò của vốn trong nền kinh tế, các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc huy động vốn, các biện pháp huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế xã hội, kinh nghiệm của một số nước huy động vốn đầu tư trong nước. Trên cơ sở nền tảng lý luận để từ đó phân tích thực trạng về huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua.
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC
THỜI GIAN QUA