III. Phân theo cấu thành
2.4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc huy động nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế - xã hội
2.4.1. Kinh nghiệm huy động vốn trong nước và khuyến khích đầu tư của một số nước trong khu vực.
Một số quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan Thái Lan … đã rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư cho tăng trưởng.
Đây là những nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực và có tốc độ tăng trưởng cao vào loại hàng đầu thế giới. Sở dĩ đạt được những thành tự to lớn về kinh tế, là do các nước này đã đầu tư rộng lớn vào các nguồn nhân lực và
vật lực trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô. Áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích tiết kiệm trong tiêu dùng và nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn trong nước. Biết khai thác triệt để những tiềm năng, thế mạnh về kinh tế. Có những chính sách khuyến khích, phát triển những nghành kinh tế mũi nhọn … Nhật Bản đã duy trì mức tích luỹ trong nước cho đầu tư rất cao, thông qua các biện pháp thắt chặt chi Ngân sách; Sử dụng công cụ thuế để kích thích đầu tư và đẩy nhanh tích luỹ. Chi Ngân sách của Nhật Bản thực hiện theo nguyên tắc “triệt để tiết kiệm”; Giảm đến mức thấp nhất các khoản chi hành chính và chi cho quốc phòng. Tập trung ưu tiên cho chi phát triển khoa học - kỹ thuật, y tế và giáo dục. Khống chế chi Ngân sách trong khả năng thực hiện các khoản thu Ngân sách. Từ đó, tiến tới cân bằng và thặng dư Ngân sách. Hàn quốc đã sử dụng công cụ thuế để kích thích tiết kiệm và đầu tư. Đài Loan thực hiện khuyến khích tiết kiệm và huy động các khoản này vào Ngân hàng bằng chính sách lãi suất cao; Tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nhằm huy động vốn trung và dài hạn. Nhật Bản và Đài Loan đã thiết lập một hệ thống tiền gửi tiết kiệm qua bưu điện để thu hút những người tiết kiệm nhỏ; Đảm bảo an toàn cao hơn và chi phí giao dịch thấp. Chính Phủ Thái Lan đã thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất tín dụng làm cho lãi suất Ngân hàng phù hợp với lãi suất thị trường tự do; Tạo niềm tin cho người gửi tiền.
Cùng với việc đẩy mạnh huy động các nguồn tiết kiệm trong nước, họ rất coi trọng các biện pháp khuyến khích hoạt động tự đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân - các hộ gia đình và coi đó là biện pháp chủ yếu để huy động vốn trong nước cho đầu tư phát triển. Chính vì thế, tỷ trọng đầu tư từ khu vực tư nhân so với tổng đầu tư xã hội ở các nước này tương đối lớn và ngày càng tăng.
Chẳng hạn, ở Singapor, năm 1968 tỷ lệ này là 58,8%. Năm 1973 là 68,6%.
Chính sách đầu tư của các nuớc trong khu vực thường ưu tiên cho các trọng điểm cần khuyến khích về: Mặt hàng, nghành nghề, địa bàn. Ngoài việc bảo
đảm môi trường đầu tư thuận lợi; Hành lang pháp lý thông thoáng; Chính Phủ còn tạo cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh - Điển hình như Trung Quốc. Những năm gần đây, Trung Quốc được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng cao ở Châu Á. Nhà nước Trung Quốc đã có những chính sách cải cách kinh tế đem lại hiệu quả rõ rệt. Trong đó, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhằm thu hút vốn rất được chú trọng. Giai đoạn 1985-1995, cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã được xây dựng mang tính đồng bộ và hiện đại.
Trong đó, các công trình được ưu tiên đầu tư là: Làm đường giao thông; Xây dựng mạng lưới điện; Mạng lưới thông tin liên lạc; Cấp thoát nước …
Ngoài ưu tiên cho cơ sở hạ tầng, các nước còn quan tâm phát triển nhân tố con người; Đầu tư có chọn lọc vào các công trình kinh tế và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Họ đã sử dụng mạnh mẽ và linh hoạt các công cụ Tài chính - Tiền tệ, như: Thuế; Chi Ngân sách; Lãi suất… để khuyến khích và điều chỉnh hoạt động đầu tư. Chính sách thuế được sử dụng một mặt nhằm tăng thu cho Ngân sách, mở rộng đầu tư; Mặt khác, thực hiện chính sách thuế có ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư vào sản xuất - kinh doanh. Về chi Ngân sách, các khoản chi của các nước luôn gắn với vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước (Giải quyết việc làm, phúc lợi xã hội, mở rộng và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội, dân số, môi trường, giáo dục - đào tạo, hỗ trợ tài chính có trọng điểm vào một số lĩnh vực cần khuyến khích) và đầu tư vào các dự án kinh tế, trên cơ sở có cân nhắc, chọn lọc. Đặc biệt, sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hàn Quốc và Malayxia đã mang lại kết quả trong việc khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân. Hàn Quốc đã áp dụng 5 lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Hỗ trợ người bắt đầu bước vào kinh doanh; Hỗ trợ cơ cấu lại doanh nghiệp; Hỗ trợ phát triển công nghệ; Hỗ trợ cung cấp mặt bằng công nghiệp; Hỗ trợ đầu tư vào TSCĐ.
Tất cả các nước này đã xoá bỏ việc kiểm soát lãi suất và thực hiện tự do hoá
lãi suất tín dụng. Các Ngân hàng thương mại được tự quyết định mức lãi suất huy động và cho vay vốn trong hoạt động kinh doanh.
2.4.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm huy động vốn trong nước của một số quốc gia trong khu vực.
Thứ nhất, Thuế và chi Ngân sách được các nước đặc biệt chú trọng sử dụng trong việc thực hiện chiến lược huy động vốn cho đầu tư phát triển Kinh tế - Xã hội. Ở các nước này, thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN. Các Chính phủ từng bước tăng dần tỷ trọng thuế trực thu và giảm thuế gián thu. Ưu đãi thuế có trọng điểm đối với đầu tư vào các khu công nghiệp; Vào lĩnh vực du lịch; Hoặc vào những ngành kinh tế tiềm năng, thế mạnh. Các nước đều thắt chặt chi tiêu Ngân sách; Tiết kiệm chi tiêu dùng đi đôi với cải cách bộ máy hành chính; Chi Ngân sách tập trung ưu tiên cho cơ sở hạ tầng, giáo dục - đào tạo và nghiên cứu công nghệ.
Thứ hai, Lãi suất được các nước điều hành một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào từng giai đoạn - từng thời kỳ phát triển kinh tế để kích thích tiết kiệm và khuyến khích đầu tư. Thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi đối với những ngành, những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn.
Thứ ba, Huy động vốn đi đôi với việc thúc đẩy tự đầu tư của khu vực tư nhân. Hết sức chú ý nâng đỡ - khuyến khích tự đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Cũng như các đơn vị kinh tế có quy mô gia đình.
Thứ tư, Huy động vốn phải đi đôi với việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cả về pháp lý và kinh tế. Đặc biệt, phải tạo cơ sở hạ tầng vật chất và phát triển nguồn nhân lực bằng biện pháp đầu tư đúng mức vào giáo dục - đào tạo.
Tóm lại: Chương 2 đã trình bày và phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong một số năm gần đây chủ yếu từ năm 2007 đến 2009 thông qua việc nêu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc,
tình hình huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế - xã hội, những tồn tại trong việc huy động vốn đầu tư trong nước trong thời gian qua.
Nó là cơ sở đề xây dựng và đề ra một số giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoàn 2010 – 2015 trong chương 3.
Chương 3
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015