III. Phân theo cấu thành
3.3. Một số điều kiện để thực hiện các giải pháp tài chính trong việc huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh
3.3.1. Ổn định môi trường chính trị – xã hội.
Môi trường chính trị - xã hội không ổn định, chứa đựng trong đó yếu tố rủi ro rất cao và rất mạo hiểm đối với các nhà đầu tư. Vì vậy, sự ổn định của môi trường này là yếu tố quan trọng, quyết định đến đầu tư và huy động vốn tiết kiệm nhàn rỗi trong xã hội để dùng vào sản xuất - kinh doanh. Sự ổn định về chính trị - xã hội sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn vào kinh doanh (Nhất là các lĩnh vực cần lượng vốn lớn và thời gian thu hồi kéo dài). Bài học của tỉnh Hà Tây cũ trước đây là một ví dụ: là một Tỉnh có vị trí thuận lợi, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do những bất cập về công tác quản lý và thiếu sót trong tuyên truyền, giáo dục; đã gây bất bình trong dân cư. Một số phần tử lợi dụng để gây rối trật tự, phá phách, đặt ra không ít khó khăn cho các nhà đầu tư trên địa bàn có khu công nghiệp. Với đặc thù về địa hình - kinh tế - xã hội của tỉnh; Vĩnh Phúc không thể không chú trọng đến điều kiện này.
3.3.2. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế - chính sách, tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho cho đầu tư.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý của tỉnh phù hợp với nền kinh tế thị trường; Tạo dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, minh bạch, đồng bộ, nhất quán. Hệ thống pháp luật phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế; khuyến khích các doanh nghiệp và dân chúng đầu tư phát triển kinh tế. Nâng cao hiệu lực của các văn bản liên quan đến huy động và đầu tư vốn. Điều chỉnh và nghiêm trị kịp thời (bằng pháp luật) đối với những hiện tượng làm thiệt hại đến lợi ích của các nhà đầu tư (dưới các hành vi: tham nhũng, hối lộ, sách nhiễu, gây phiền hà, gây rối). Đổi mới và hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính. Tạo ra sự ổn định về kinh tế nhằm góp phần xây dựng một môi trường pháp lý thông thoáng, lành mạnh, để thu hút các nhà đầu tư.
Tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính theo phương châm: thuận tiện, nhanh gọn, đơn giản đối với các nhà đầu tư. Cần quán triệt để đội ngũ cán bộ quản lý có thái độ làm việc nghiêm túc, tận tình, chu đáo; không sách nhiễu, gây phiền hà cho các nhà đầu tư. Với truyền thống cách mạng của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã và sẽ sớm đạt được mục tiêu trên.
3.3.3. Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện về kết cấu hạ tầng
Cơ sở hạ tầng giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vĩnh Phúc là một Tỉnh có vị trí chiến lược trong hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn chưa đồng bộ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư, trong những năm tới, tỉnh cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các điều kiện về kết cấu hạ tầng. Cơ sở hạ tầng phát triển có tác động trực tiếp đến việc mở rộng quá trình tái sản xuất; nâng cao năng lực cạnh tranh; khai thác có hiệu quả tiềm năng về lao động, tài nguyên. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mở thêm nhiều nghành nghề mới – nhất là trong sản xuất công nghiệp - dịch vụ. Tiếp tục xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh từng vùng. Tăng cường sản xuất và lưu thông hàng hoá. Góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá nông thôn. Hình thành những khu công nghiệp - khu chế xuất. Tạo ra nhiều việc làm mới để thu hút nhiều lao động dôi thừa vào sản xuất - kinh doanh.
Tóm lại: Trong chương 3 tác giả luận văn tập trung đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 -2015 như các giải pháp chung về vốn, huy động vốn qua thu ngân sách, chi ngân sách, qua các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư,...Những giải pháp này có mối quan hệ hỗ trợ nhau để tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng phát triển vững mạnh.