Khái quát về tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 55)

5. Kết cấu luận văn

2.1. Khái quát về tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.

Vĩnh Phúc là một tỉnh miền núi trung du nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam.

Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp thủ đô Hà Nội.

Vĩnh Phúc bao gồm một thành phố trực thuộc tỉnh, một thị xã và bảy huyện: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên, huyện Tam Đảo, huyện Tam Dương.

Vĩnh Phúc là vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vẫn có 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du, miền núi.

Điểm cực bắc ở 210,35 vĩ bắc (Đạo Trù - Tam Dương) Điểm cực nam ở 210,06 vĩ bắc (Tráng Việt - Mê Linh)

Điểm cực đông ở 1060,48 kinh đông (Ngọc Thanh TX Phúc Yên) Điểm cực tây ở 1060,19 kinh đông (Bạch Lưu - Lập Thạch).

Phía Bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo, Sáng Sơn. Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là Sông Lô. Phía nam giáp với Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội.

Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quang Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội - Lào

Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng sông chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.

Vĩnh Phúc được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thời tiết. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 240C, riêng Tam Đảo là 190C. Tam Đảo có nhiệt độ hàng ngày thấp hơn vùng đồng bằng bắc bộ là 50C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 240C, giờ nắng trung bình hàng năm là 1300 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm 1400 mm, độ ẩm trung bình là 83%

2.1.2. Nguồn lực phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc.

Với đặc điểm về địa hình, khí hậu và hệ thống sông ngòi đa dạng đã tạo ra cho Vĩnh Phúc nhiều tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản.

2.1.2.1. Tài nguyên đất.

Do đặc điểm địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật như vậy, trên toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành những nhóm đất khác nhau. Được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Đất phù sa, 22.26%

Đất cát, 36.26%

Đất loang lổ, 8.87%

Đất xám, 31.67%

Đất tầng mỏng, 0.94%

Đất phù sa Đất cát Đất loang lổ Đất xám Đất tầng mỏng

Hình 2.1. Biểu đồ tài nguyên đất

Nhóm đất phù sa: có diện tích 29.830,15 ha, chiếm 21,75% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, được phân bố ở tất cả các huyện, chủ yếu là Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên. Đất được hình thành do một số diện tích đất phù sa có địa hình thấp trũng, ngập nước quanh năm, sau một thời gian dài tích sét là quá trình khử mạnh mẽ trong điều kiện yếm khí, kết quả là hình thành tầng đất điển hình.

Nhóm đất cát: Dựa trên kết quả phân tích thành phần cơ giới của đất.

Đất cát có thành phần cơ giới thô, hàm lượng hạt cát trên 70% ở hầu hết các tầng đất. Nhóm đất cát này được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ, lắng đọng các sản phẩm thô bị rửa trôi từ vùng đồi núi.

Nhóm đất loang lổ: Đất này có một tầng chứa không dưới 25% đá ong non và dày trên 15 cm ở độ sâu từ 0 đến 50 cm hoặc đến độ sâu 125 cm khi nằm dưới một tầng bạc màu. Đất loang lổ có diện tích là 11.887,3 ha, chiếm 8,67% diện tích đất tự nhiên.

Nhóm đất xám: Gồm đất phù sa cũ có sản phẩm feralitic, đất dốc tụ ven đồi. Đất xám có diện tích 42.435,27 ha, chiếm 30,9% diện tích đất tự nhiên.

Nhóm đất tầng mỏng: Khi đất đồi có độ dày tầng đất nhỏ hơn 30 cm và bên dưới là đá cứng liên tục hoặc tầng cứng rắn hoặc có tỉ lệ đất mịn trên 10%

về trọng lượng trong tầng đất từ 0 đến 75 cm thì được xếp vào đất tầng mỏng.

Đất này có diện tích là 1.264,78 ha.

2.1.2.1. Tài nguyên rừng.

Tính đến ngày 01/08/2008 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,8 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 10,8 nghìn ha, rừng phòng hộ là 6,6 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,4 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 ngàn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn.

Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn ghen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ tham quan, du lịch. Chính vì vậy việc khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm và tái tạo rừng là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong việc duy trì, bảo vệ môi trường sinh thái..

2.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản.

Theo đánh giá sơ bộ tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc có thể phân thành các nhóm sau:

Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn tấn ở Đạo Trù (Tam Đảo); than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Sông Lô), trữ lượng khoảng vài ngàn tấn; Than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch); Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương) có trữ lượng (cấp P2) 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón và chất đốt.

Nhóm khoáng sản kim loại: gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt ... Các loại khoáng sản này được phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên. Nhìn chung, nhóm khoáng sản này nghèo và cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên chúng chưa phục vụ được cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Nhóm khoáng sản phi kim loại: nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh, nguồn gốc phong hoá từ các loại đá khác nhau, tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên, Lập Thạch. Cao Lanh của Vĩnh Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền ... Các mỏ cao lanh được khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn.

Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ lượng 51,8 triệu m3, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m3, đá xây dựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m3, đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m3; Fenspat có 1 điểm, chưa đánh giá được trữ lượng.

Nhìn chung, Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có giá trị thương mại trên địa bàn chỉ bao gồm một số loại như: đá xây dựng, cao lanh, than bùn song trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác hạn chế.

2.1.2.4. Tài nguyên du lịch.

Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu nghỉ mát Tam Đảo, hồ Đại Lải, Đầm Vạc, di tích lịch sử Tây Thiên, đồi 79 mùa xuân,...

Với những tiềm năng du lịch như vậy, Vĩnh Phúc đó trở thành một điểm hấp dẫn nhiều nhà đầu tư đó và đang khai thác phục vụ cuộc sống con người cũng như cho sự phát triển của tỉnh và đất nước.

2.1.3. Tình hình kinh tế xã hội.

* Ngành sản xuất nông, lâm nghiệp .

Vĩnh Phúc có tổng diện tích tự nhiên: 1370 km2 ; Trong đó đất nông nghiệp: 64,387,17 ha chiếm 46,97%; đất lâm nghiệp 27,284,84 ha chiếm 19.91%; đất chưa sử dụng: 26,750,11 ha chiếm 19.52%. Tiềm năng đất là khá lớn, lại mang đặc điểm cả ba vùng sinh thái: Đồng bằng, trung du và miền núi có điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Nguồn nước ở Vĩnh Phúc khá dồi dào. Các dòng sông chính Sông Lô, sông Hồng và các chỉ lưu của dãy núi Tam Đảo, hàng chục hồ, đầm lớn khác hình thành mật độ sông hồ tương đối cao. Diện tích tự nhiên không lớn,

nhưng có rừng quốc gia Tam Đảo với một vùng sinh thái đặc biệt. Nguồn lao động ở Vĩnh Phúc có 45 vạn người sống về nông, lâm, thuỷ sản. Trình độ dân trí của nông dân khá đồng đều, có truyền thống lao động và kinh nghiệm sản xuất.

Thành tựu nổi bật của nông nghiệp Vĩnh Phúc 5 năm qua là đã căn bản giải quyết được vấn đề lương thực. Năng suất lúa bình quân 5 năm 2004 - 2008 tăng 1.86 tạ/ha/vụ; Diện tích rau xanh và cây thực phẩm cũng không ngừng tăng. Đáng chú ý là diện tích rau cao cấp và hoa đang bắt đầu phát triển. Cây ăn quả và cây nông nghiệp dài ngày đang có hướng phát triển;

Chương trình sinh hoá đàn bò và nạc hoá đàn lợn đã đạt được những kết quả quan trọng.

Tuy nhiên kinh tế nông lâm ngư nghiệp còn bộc lộ những hạn chế như:

Sản xuất nông nghiệp chưa tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá, nhất là những nông sản có giá trị cao. Chăn nuôi phát triển nhưng còn chiếm tỷ trọng thấp. Tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc còn chậm. Tổ chức chuyển giao đất trống đồi núi trọc còn chậm. Tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa đồng bộ. Chưa có các cơ sở chế biến nông sản. Đất canh tác còn manh mún.

Hướng phát triển đến năm 2015 là phát huy hết tiềm năng lợi thế, khắc phục những hạn chế để hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý nhằm đảm bảo an toàn lương thực, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư, đạt mức giá trị sản phẩm đầu người ở nông thôn năm 2000 gấp đôi năm 1990 và năm 2015 đạt gấp 3 lần năm 2005. Hướng mạnh nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh ra thị trường thế giới.

Ngoài việc thực hiện các mục tiêu đề ra cho sản xuất nông nghiệp. Từ nay đến năm 2015, căn cứ vào điều kiện, lợi thế của từng vùng để đẩy mạnh sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo vùng sinh thái hợp lý.

* Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Về sản xuất công nghiệp nói chung, đây là lĩnh vực hết sức quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua và cũng là lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh nhất, góp phần tích cực nhất trong quá trình thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu cho ngân sách....

Trong giai đoạn 2005-2010 ngành công nghiệp phát triển rất mạnh, đắc biệt là công nghiệp đóng vai trò nền tảng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh, tạo vị thế mới cho kinh tế Vĩnh Phúc đối với vùng đồng bằng sông Hồng và với cả nước. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp – xây dựng (giá SS 1994) năm 2010 dự kiến đạt 6.808 tỷ đồng, tăng bình quân 19,7%/năm.

Riêng giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá CĐ 1994) đạt tốc độ tăng bình quân 22,3%/năm, trong đó: công nghiệp nhà nước tăng 12,2%/năm, công nghiệp ngoài nhà nước tăng 37,6%/năm, công nghiệp có vốn FDI tăng 21,5%/năm.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng cao do thu hút được nhiều dự án từ khu vực FDI và DDI, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếu đều tăng cao, dự kiến năm 2010 sản lượng một số sản phẩm chính đạt được: ô tô 33.400 chiếc, tăng 21,7%/năm; xe máy các loại 1,54 triệu chiếc, tăng 25%/năm; gạch ốp lát 65 triệu m2, tăng bình quân 51,1%/năm, quần áo các loại 35 triệu chiếc, tăng bình quân 47,3%/năm, gạch xây dựng 700 triệu viên, tăng bình quân 9,5%/năm... Bên cạnh đó, nhiều dự án mới đi vào hoạt động đã góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được quan tâm đầu tư phát triển, giai đoạn 2006-2009 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 5 làng nghề ( Thanh Lãng, thị trấn Yên Lạc, Tề Lỗ, Vĩnh Sơn và thị trấn Lập Thạch), hỗ trợ đào tạo nghề cho hàng ngàn lao động thuộc các ngành

nghề thủ công, mỹ nghệ: mây tre đan, mộc mỹ nghệ, điêu khắc đá và khảm trai... Một số làng nghề truyền thống đã và đang dần được khôi phục, phát triển như: đá Hải Lựu, rèn Trí Nhân, mộc Bích Chu, Thanh Lãng, đan lát Triệu Đề, gốm Hương Canh. Nhiều làng nghề mới đang dần được hình thành như: mộc Lũng Hạ - Minh Tân, ươm tơ, dệt lụa, mây tre đan xuất khẩu như:

Nguyệt Đức, Trung Kiên, An Tường, Bắc Bình, Liễn Sơn...

* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Vĩnh Phúc là tỉnh có xuất phát thấp, kinh tế thuần nông, mạng lưới giao thông vận tải phân bố không đều, chất lượng thấp. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở GTVT Vĩnh Phúc đó khẩn trương xây dựng, quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn 1997 - 2005, 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2020 trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Khối lượng xây dựng cơ bản hạ tầng giao thông tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân 25,8%/năm, 100% số xã, phường có đường ô tô đi đến tận trung tâm. Giao thông nông thôn với tổng giá trị xây dựng đạt gần 700 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 51,9% là một thành công lớn của phương trâm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đến nay hầu hết các tuyến đường của tỉnh đã được đầu tư cứng hoá; 37% đường giao thông nông thôn - miền núi đã cứng hóa là cơ sở quan trọng cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn.

Tốc độ phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông luôn đạt mức tăng trưởng cao, sản lượng các dịch vụ tăng bình quân từ 20 - 30%/năm, đồng thời đã tập trung phát triển mạnh các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội. Hiệu quả kinh doanh và tốc độ tăng trưởng doanh thu những năm qua đã có những bước tiến nhảy vọt, tăng trưởng doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước từ 20 - 30%/năm. Năm 1998, doanh thu của cả Bưu điện tỉnh mới đạt 33,6 tỷ đồng, thì đến nay,

doanh thu đạt 170 tỷ đồng/năm. Từ chỗ hàng năm luôn phải nhận tiền điều tiết từ Tổng Công ty đến năm 2001, Bưu điện tỉnh tự cân bằng thu chi và từ năm 2002 đến nay đã nộp lãi về Tổng Công ty, từ chỗ là doanh nghiệp hạng 2, đến nay Bưu điện tỉnh được xếp hạng doanh nghiệp loại một....

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển các khu công nghiệp của tỉnh.

Chất lượng cung cấp điện đã được nâng lên rõ rệt: sự cố và số lần cắt điện sửa chữa giảm nhiều.

Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng được sư quan tâm, giúp đỡ của Tỉnh Ủy, các cấp chính quyền tỉnh và sự ủng hộ của nhân dân, ngành điện đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, với triển vọng phát triển kinh tế tỉnh trong tương lai, lưới điện của Vĩnh Phúc cần phải được nâng cấp và hiện đại hóa hơn nưam

Trong hành trình xây dựng và phát triển, tăng trưởng bình quân của Điện lực Vĩnh Phúc năm sau cao hơn năm trước, từ 15 - 19%, góp phần vào tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Năm 2009, sản lượng điện thương phẩm ở Vĩnh Phúc vượt qua 524 triệu Kwh, tăng 5 lần so với năm 2005, đạt tốc độ tăng bình quân 21%/năm. Ngành điện đó giảm tổn thất từ 9,2% năm 2005 còn 6,3% năm 2009. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành điện tăng từ 203 người năm 2005 lên 500 người năm 2009. Trong đó số người có trình độ đại học và cao đẳng là 119 người.

* Về kinh tế du lịch - thương mại - dịch vụ.

Có bước phát triển tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất - kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Hiện nay trên địa bàn

tỉnh có 771 Công ty TNHH hai thành viên trở lên, 15 Công ty TNHH 1 thành viên, 259 doanh nghiệp tư nhân, 140 Công ty cổ phần và hàng nghìn cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ, khách sạn, nhà hàng đang hoạt động.

Hoạt động Xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, do Nhà nước đã mở ra chính sách khuyến khích tất cả các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế xuất khẩu, vì vậy các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào dây truyền sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng về nhập khẩu, tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 84 doanh nghiệp hoạt động XNK, trong đó: Doanh nghiệp FDI: 51 doanh nghiệp, 4 doanh nghiệp Nhà nước TW, 25 doanh nghiệp Nhà nước địa phương.

So với năm 2005, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 tăng 13 lần; Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 30%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: Chè, giầy dép, hàng dệt may, xe máy và linh kiện...

Do xác định được lợi thế địa lý và tiềm năng du lịch của Vĩnh Phúc, các năm qua có nhiều dự án của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã được cấp phép đầu tư với tổng số 32 dự án, số vốn đầu tư 7.342 tỷ đồng. Một số dự án đang triển khai đẩy nhanh tiến độ thi công như khu du lịch Bắc Đầm Vạc, Nam Đầm Vạc, sân gold Tam Đảo, sân gold Ngọc Thanh... các khu nhà nghỉ, biệt thự đang dần đưa vào hoạt động. Trong đó sân golf Tam Đảo đã khánh thành, bước đầu tạo thêm hoạt động kinh doanh mới có giá trị cao tại công trình này.

Số lượng khách đến du lịch năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là các lễ hội: lễ hội Tây Thiên, lễ hội Chọi Trâu,.... đã thu hút được lượng khách tham quan đến rất đông.

Những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã rất chú trọng phát triển nền “công nghiệp không khói”, tăng cường đầu tư xây dựng các công trình du lịch, nhất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)